19-hop-dong-bao-hiem

Bí ẩn một khách hàng mua 19 Hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ và lời giải

Bí ẩn một khách hàng mua 19 Hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ và lời giải

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt – Chuyên gia tài chính, bảo hiểm. Thời gian gần đây thị trường bảo hiểm sôi sục về một vụ việc liên quan đến việc một khách hàng mua 19 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trong một khoảng thời gian ngắn một cách đáng ngờ. Sau đó, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã gửi công văn đề nghị Bộ Công an vào cuộc vì vụ việc có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại đến công ty bảo hiểm cũng như số tiền các khách hàng kê khai trung thực đã đóng. Mình sẽ đưa một số quan điểm và những kết luận cá nhân được rút ra trong sự việc này.

  1. Tóm tắt vụ việc khách hàng mua 19 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

mua-19-hop-dong-bao-hiem

  • Từ tháng 10/2019 đến tháng 2/2020 , ông Khánh mua 19 Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe với mức bảo vệ cao nhất (mỗi năm đóng trên 200 triệu đồng phí bảo hiểm) tại 13 Công ty bảo hiểm nhân thọ lẫn phi nhân thọ (trong đó có bảo hiểm Bảo Việt, Lyberty, VBI, Prudential, Daiichi, Aviva, FWD, MB Ageas, Cathay, Generali)
  • Sau khi mua được 3 tháng (Quá 90 ngày thời gian chờ đối với bệnh hiểm nghèo), ông Khánh đã được Prudential, MB Ageas, Bảo Việt và VBI chi trả số tiền bảo hiểm gần 4 tỷ đồng. Và theo Hiệp hội bảo hiểm, nếu hành vi này không kịp thời điều tra làm rõ, các công ty bảo hiểm còn lại sẽ phải tiếp tục chi trả số tiền bảo hiểm ước đạt 20 tỷ đồng và sẽ gây thiệt hại lớn cho các công ty bảo hiểm.
  • Tại công văn số 61/HHBH/2021 ngày 29/4/2021, Hiệp hội bảo hiểm cho biết có những bằng chứng cho thấy ông Khánh đã biết trước mình bị ung thư tuyến giáp (vì trước đó khách hàng này lấy tên là Khanh đi khám tại bệnh viện Quân đội 108 và nhận được kết quả chẩn đoán là bị ung thư tuyến giáp). Công văn này cũng nêu rõ, hành vi này của khách hàng dẫn chiếu khoản 1 và điểm a, khoản 4, điều 174, BLHS năm 2015 nêu người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác từ 500 triệu đồng trở lên sẽ bị phạt tù từ 12-20 năm.

Một số vấn đề cần lưu ý trong vụ việc khách hàng mua 19 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ:

  • Theo cách viết của bài báo, các công ty bảo hiểm đã chứng minh gần như chính xác 100% rằng ông Khánh và ông Khanh (tên đi khám) là một người, và tin rằng bản thân ông Khanh cũng đã thừa nhận điều đó.
  • Ông Khanh thực tế đã nhận tiền chi trả của các công ty bảo hiểm lên đến 4 tỷ đồng, và nếu không ngăn chặn số tiền sẽ là 20 tỷ đồng.
  • Ông Khanh có phạm tội theo bộ luật hình sự hay không?

Để tiếp tục nhận định, mình xin dẫn chứng điều 174, Bộ luật hình sự năm 2015 để các bạn có phân tích và nhận định chính xác hơn.

2. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có hình thành trong vụ việc khách hàng mua 19 hợp đồng bảo hiểm

A. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 (gọi tắt là “BLHS”), như sau:
1- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: (a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; (b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; (c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; (d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: (a) Có tổ chức; (b) Có tính chất chuyên nghiệp; (c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; (d) Tái phạm nguy hiểm; (đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; (e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; (g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: (a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; (b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; (c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: (a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; (b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; (c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Đối chiếu với vụ việc: Tại điểm a, Khoản 4, Điều 174, nếu như đủ các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thì với số tiền bảo hiểm đã nhận là 4 tỷ đồng, vượt mức quy định là 500 triệu đồng, thì ông Khánh sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. 

B. Cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

  • Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đây cũng là một điểm khác với các tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, đặc điểm này này được thể hiện trong cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt.
  • Mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Hành vi của tôi phạm: Do đặc điểm riêng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nên người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt”, nhưng chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối cũng được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, không có thủ đoạn thuộc về tư tưởng, suy nghĩ của người phạm tội lại không được biểu hiện ra bên ngoài bằng hành vi, cũng chính vì thế mà về lý luận khi phân tích các dấu hiệu khách quan cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản một số sách báo viết, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có hai hành vi khách quan: “hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt”, nói như thế cũng không phải là không có căn cứ. Tuy nhiên, điều văn của điều luật quy định: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác…” nên không thể coi thủ đoạn phạm tội là một hành vi khách quan được vì thủ đoạn chính là phương thức để đạt mục đích mà biểu hiện của thủ đoạn gian dối lại bao gồm nhiều hành vi khác nhau, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể khác mà người phạm tội thực hiện hành vi đó nhằm đánh lừa người khác.
Thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao giờ cũng phải có trước khi có việc giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội thì mới là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu thủ đoạn gian dối lại có sau khi người phạm tội nhận được tài sản thì không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp cụ thể mà thủ đoạn gian dối đó có thể là hành vi che giấu tội phạm hoặc là hành vi phạm tội khác như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Khoản 1 của điều luật quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại. Lúc này mới cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng không vì thế mà cho rằng, phải có thiệt hại về tài sản (người phạm tội chiếm đoạt được tài sản) thì mới cấu thành tội phạm.
Đối với những trường hợp người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc rất lớn như ôtô, xe máy, máy tính xách tay, đồng hồ đắt tiền hoặc tài sản khác có giá trị hàng chục triệu đồng trở lên, thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản vẫn bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, là phạm tội trong trường hợp phạm tội chưa đạt hoặc chuẩn bị phạm tội tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
  • Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Theo quy định tại điều 12 BLHS về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm không phải là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Tức là nếu từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chỉ có người trên 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần chú ý độ tuổi của người phạm tội và các tình tiết định khung hình phạt.
  • Mặt chủ quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với lỗi cố ý trực tiếp. Nghĩa là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Đưa vào vụ việc cụ thể

  • Khách thể: Hành vi của ông Khánh xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản, cụ thể ở đây là số tiền 4 tỷ đồng đã nhận và có thể lên đến 20 tỷ đồng trong tương lai từ phía các công ty bảo hiểm nhân thọ.
  • Mặt khách quan: Hành vi gian dối của ông Khánh là mặc dù biết bản thân mình đang có nguy cơ, hoặc đã biết chính xác bản thân mình bị ung thư tuyến giáp, nhưng ông Khánh đã thực hiện việc giao kết hợp đồng với 19 công ty bảo hiểm nhằm chiếm đoạt số tiền bảo hiểm. Hành vi chiếm đoạt số tiền bảo hiểm được hiện thực hóa bằng việc ông Khánh đã nhận 4 tỷ đồng tiền bảo hiểm thành công.
  • Chủ thể: Ông Khánh trên 16 tuổi, tình trạng sức khỏe, nhận thức rõ ràng, đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
  • Mặt chủ quan: Hành vi biết trước mình bị ung thư hoặc nghi bị ung thư và sau đó cố ý thực hiện việc giao kết nhằm chiếm đoạt tài sản. Ở đây, với những căn cứ mà các công ty bảo hiểm thu thập được về việc ông Khánh đã biết mình bị ung thư, sau đó trong vòng 5 tháng làm tròn, ông Khánh ký liền một lúc 19 hợp đồng bảo hiểm, đồng thời chờ đủ thời gian chờ là 90 ngày đối với bệnh hiểm nghèo của một số công ty, để hợp pháp hóa hồ sơ bệnh án đúng theo giai đoạn để nhận tiền bảo hiểm. Đây có thể coi là việc ông Khánh cố ý trực tiếp để thực hiện việc này.

Nếu như theo Trần Việt phân tích ở trên, thì hành vi của ông Khánh đã cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” . Tuy nhiên, thực tế đã diễn ra những tranh chấp, và những tranh chấp này đến từ đâu?

3. Những tranh cãi xung quanh vụ việc khách hàng mua 19 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

A. Quyền im lặng

Tranh cãi đầu tiên đến từ việc khách hàng không kê khai trung thực bệnh khi giao kết hợp đồng với 19 công ty bảo hiểm là viện dẫn vào luật im lặng. 🙂 Trần Việt xin chia sẻ về quyền im lặng như sau:

“Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định chi tiết cụ thể về quyền của bị can, bị cáo, người bị tạm giữ và người bị bắt khẩn cấp tại các điều 58 khoản 1 điểm e; điều 59 khoản 2 điểm c; điều 60 khoản 1 điểm d; điều 61 khoản 2 điểm h. Theo đó, các điều khoản này quy định, các bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.
“Như vậy, có thể hiểu người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền chủ động về việc khai báo. Những gì bị can, bị cáo thấy bất lợi cho mình, họ có thể không buộc phải khai báo cũng như không buộc phải nhận mình có tội trước cơ quan tiến hành tố tụng hình sự”

Như vậy, ở tranh cãi đầu tiên, Luật im lặng chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo, người bị tạm giữ hoặc bắt khẩn cấp chứ không áp dụng đối với việc một khách hàng tham gia bảo hiểm và “im lặng” đối với các quy định của công ty bảo hiểm để chiếm đoạt số tiền bảo hiểm.

B. Nghi ngờ ung thư tuyến giáp

Một điểm gây tranh cãi nữa chính là việc khách hàng là ông Khánh mới chỉ bị nghi ngờ ung thư tuyến giáp chứ chưa phài có chuẩn đoán chính xác về ung thư tuyến giáp, nên công ty bảo hiểm không thể nói hay khẳng định chính xác ông Khánh bị ung thư tuyến giáp để cho rằng ông cố tình thực hiện hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt số tiền bảo hiểm. Để thực hiện và đánh giá chính xác điều này, Trần Việt sẽ cùng các bạn nghiên cứu bộ câu hỏi của hồ sơ yêu cầu bảo hiểm để đánh giá có thực sự phải bị ung thư mới có thể gian dối hay không?

Trước hết, chúng ta thử xem 1 tài liệu tham khảo về chẩn đoán ung thư tuyến giáp có thể của khách hàng.

ung-thu-tuyen-giap

Và ở đây, có thể khách hàng đang lập luận về việc tôi chỉ nghi ngờ bị ung thư, và sau đó tôi mua, chứ tôi không phải đã bị ung thư mới quyết định mua để gian dối. Tuy nhiên, từ quan điểm cá nhân cũng như sự hiểu biết của mình (dĩ nhiên còn học nhiều) thì mình nghĩ rằng hành vi gian dối của khách hàng (nếu có) sẽ xuất phát từ các câu hỏi trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm như hình dưới. Bởi không phải khách hàng bị hay không bị ung thư, mà là khi khách hàng tham gia một hợp đồng bảo hiểm, thì cần tuân thủ theo đúng quy định về việc tham gia của công ty bảo hiểm nhằm phòng tránh trục lợi.

mua-19-hop-dong-bao-hiem-nhan-tho-trong-5-thang

C. Khách hàng có quyền mua nhiều hợp đồng bảo hiểm chứ không phải cứ mua nhiều là có tội

Điều này đúng, đúng hoàn toàn. Tuy nhiên, ở đây khi nói về tội trong luật hình sự, thì chúng ta nói đến việc chứng minh 4 yếu tố cấu thành tội phạm. Nhiều bạn không hiểu luật nên cứ viện dẫn sai, hoặc viện dẫn không đúng ý nghĩa dẫn đến hoang mang dư luận.

D. Khách hàng chỉ vi phạm kê khai không trung thực, không vi phạm hình sự

Điều này thì với quan điểm cá nhân của Trần Việt, thì vẫn quay ngược trở lại vấn đề 4 yếu tố đã phân tích ở trên. Khi thỏa cả 4 yếu tố đó và được cơ quan công an, cũng như doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp thông tin chứng minh, thì vấn đề không nằm ở việc suy luận, diễn giải mà nằm ở điều khoản của bộ luật hình sự. Ở trường hợp này, nếu khách hàng đủ 4 yếu tố cấu thành và với mức tiền đã nhận là 4 tỷ, thì việc khởi tố vụ việc hoàn toàn có thể.

E. Tại sao các công ty bảo hiểm không thông báo với khách hàng mà đơn phương làm đơn tố cáo thông qua hiệp hội bảo hiểm.

Mình nghĩ chuyện này rất bình thường, dưới góc nhìn của công ty bảo hiểm, khi phát hiện ra hành vi phạm tội thì họ phải báo với cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Còn nếu hành vi chưa đạt mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thì họ sẽ báo với khách hàng. Việc tố giác, tố cáo hành vi phạm tội không hề phụ thuộc vào …”bên mà bị coi là phạm tội”. Nên việc góc nhìn như vậy mình nghĩ không có gì phải lăn tăn?

Thứ hai, tại sao họ lại thông qua Hiệp hội bảo hiểm, bởi vụ việc không chỉ nằm ở 1 công ty, mà nằm ở nhiều công ty. Nên việc thông qua một tổ chức đủ tư cách pháp nhân đại diện cho 19 công ty bảo hiểm là hoàn toàn hợp lý.

F. Nếu tư vấn viên bảo hiểm tiếp tay cho hành vi phạm tội thì sao?

Đồng phạm – Đó là điều gì nhất mà mình muốn nói.

Đồng phạm là hành vi có từ hai người trở lên cùng thực hiện hành vi phạm tội. Và người đồng phạm gồm có 4 loại sau:

  • Người thực hiện: Là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội
  • Người tổ chức: Là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm
  • Người xúi giục: Là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
  • Người giúp sức: Là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Như vậy, giả sử như việc người tư vấn viên có hành vi đứng ra chỉ đạo, hoặc xúi giục, giúp sức thì khi đó người tư vấn viên đó sẽ cùng bị truy tố với cùng tội danh.

Trên đây là một số quan điểm của Trần Việt MB với toàn bộ vụ việc trên. Xin đóng góp để thị trường bảo hiểm đúng và nhận được sự hiểu của nhiều quý khách hàng hơn.

Mình chia sẻ thêm cho các bạn về kinh nghiêm để sở hữu một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ xuất sắc tại đây

————————————

Về tớ – Trần Việt MB

———————————–

Lĩnh vực hoạt đông tại MB Group

1. Tư vấn bảo hiểm nhân thọ Quân đội MB Ageas (BHNT Quân đội)(Tớ luôn cam kết nếu không tư vấn đầy đủ hoàn tiền 100%)

2. Tư vấn đầu tư chứng khoán tại Chứng khoán MB – MBS.

3. Tư vấn đầu tư quỹ mở MB Capital.

4. Coaching Tư vấn Tài chính

Bạn có thể chỉ dành 5 phút mở tài khoản MB Bank để nhận được chính sách:

  • Miễn 6 loại phí ngân hàng: Phí quản lý tài khoản; phí chuyển tiền trọn đời; Phí thông báo số dư biến động; Phí duy trì, Phí rút tiền, Phí phát hành
  • Miễn phí Số đẹp + Tài khoản số điện thoại

Mình gửi link đăng ký hỗ trợ mở tài khoản: Tại đây

4. Khoá học:” Money Game Winner – Chiến thắng trò chơi tiền bạc” , mình có xây dựng và triển khai khoá học ưu đãi 599.000 đồng trong 3 buổi học liên tục (Giá gốc 1.800.000 đồng). Bạn có thể xem tại đây

———————————–

Hỗ trợ miễn phí

  • Điều chỉnh tư vấn hợp đồng bảo hiểm lỗi.
  • Hỗ trợ quy trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm của 18 công ty trên thị trường

———————————–

Một số kênh liên hệ:

  1. Nhóm Zalo dành cho khách hàng đang tìm hiểu: Tại đây
  2. Nhóm Facebook hỗ trợ tư vấn viên” Tại đây  / Nhóm Zalo hỗ trợ tư vấn viên: Tại đây
  3. Nhóm Chia sẻ giá trị về Kỹ năng làm cha mẹ: Tại đây

Kênh mạng xã hội

1. Fanpage: Trần Việt MB 

2. Zalo: 090.226.1286

3. Email: info@tranvietmb.com / tranviet.mbageas@gmail.com.

4.Website: Trần Việt MB

5. Youtube: Trần Việt MB

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *