Bài 3: Nhà trường chỉ đóng góp 10% trong việc dạy con về kỹ năng phòng tránh TNGT

Bài 3: Nhà trường chỉ đóng góp 10% trong việc dạy con về kỹ năng phòng tránh TNGT

Tôi đã gặp rất nhiều những bậc phụ huynh để trao đổi với họ trong việc giúp đỡ  họ phát triển kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông cho con trẻ. Mỗi phụ huynh đều có những cách nhìn nhận khác nhau, nhưng 80% trong đầu họ tồn tại một suy nghĩ sau đây:” Việc giáo dục con đi xe như thế nào là việc của nhà trường, việc của Cảnh sát giao thông, việc của Trung tâm đào tạo lái xe” – Họ đã sai lầm ngay từ trong nhận thức về việc giáo dục con trẻ từ chính suy nghĩ như vậy, bởi quá trình làm thực tế, tôi đã chứng kiến những sự thật khác xa điều họ nghĩ, và tôi muốn khẳng định một điều, nhà trường và các cơ quan khác chỉ đóng góp 10% trong việc dạy dỗ con kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông, và 90% còn lại đến từ chính những hoạt động hàng ngày của bố mẹ.

Nhà trường chỉ chiếm 10% trong việc dạy con kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông

Vì sao lại như vậy? Một điều mà tôi trăn trở rất nhiều khi được đến, nói chuyện và đào tạo các con về kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông tại nhà trường đó là:

Sức lực của nhà trường còn chưa thực sự làm được nhiều điều cho các con trong công tác dạy dỗ trẻ kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông. Một năm có 365 ngày, 2/3 số đó là những khoảng thời gian các con mài đũng quần trên ghế nhà trường, nhưng thời gian mà trẻ được tiếp xúc với kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông lại chỉ có 1 ngày, tuần thứ nhất hoặc tuần thứ 2 của năm học mới với thời lượng khoảng 45 phút. Trong 45 phút đó, thời gian cho các con đại diện các khối học ký cam kết mất thêm 20 phút. Những người đến phổ biến kiến thức về an toàn giao thông cho các con như tôi nhiều khi ngậm ngùi và buồn vô cùng, bởi không hiểu được, trong 25 phút thì nên nói những gì để giúp được các con nhiều nhất. Đây là bài toán khó nhất mà tôi vẫn không thể giải được nó một cách tối ưu nhất.

Nhà trường, họ luôn bộn bề trong việc giáo dục con cái, tôi nghĩ vậy. Nói họ thiếu trách nhiệm là không công bằng, bởi giáo dục hiện đại ngày nay đòi hỏi quá nhiều thứ phải giáo dục đến nỗi tắc nghẽn thông tin, và rồi mọi thứ cứ bừa bộn, lộn xộn và rối như mới bòng bong

  • Sở giáo dục đào tạo, các ban nghành yêu cầu phải đào tạo con cái trở thành những người văn võ song toàn, trong đó, đặc biệt chú ý đến thành tích thi đua cuối năm, thành tích thi cử của các con vì đó là mục đích phấn đấu, không chỉ của các con mà còn là của nhà trường.
  • Cha mẹ, họ muôn các thầy cô giáo phải dạy con mình trở nên toàn diện nhất, nếu chỉ chú trọng văn hóa thì họ bảo thiếu kỹ năng, nếu chỉ chú trọng kỹ năng thì họ bảo con họ không đạt thành tích học tập xuất sắc do phương pháp giáo dục không đầy đủ.
  • Thầy cô và nhà trường, họ muốn cho các con nhiều nhất có thể, nhưng họ chịu ràng buộc bởi quá nhiều các hoạt động, chương trình, bởi hệ thống giáo dục hiện nay, họ muốn, nhưng về kỹ năng phòng tránh TNGT, họ chỉ có thể làm được 10% kết quả .

Và thêm một điều nữa, giáo dục là lý thuyết phải đi đôi thực hành, tay làm hàm nhai thì mới đạt được hiểu quả nhanh nhất. Điều này đặc biệt đúng trong kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông.

Một là, Muốn con học về toán văn anh đã khó, muốn con ngồi chỉ để học lý thuyết 3 tiếng về tai nạn giao thông lại càng khó hơn, bởi dạy về kỹ năng này không chỉ một sớm một chiều, mà đó là hoạt động liên tục từ khi trẻ lên 3 đến khi chúng đạt độ tuổi vị thành niên, đó là hoạt động không dừng lại bởi mỗi độ tuổi lại có những điều đặc biệt lưu ý về tai nạn giao thông.

Hai là, kỹ năng này phải được rèn luyện thực tế, phải rèn luyện thông qua những tấm gương ngay bên cạnh chúng là bố mẹ. Dù thầy cô có nỗ lực đến mấy, nhưng hàng ngày trẻ nhìn thấy bố mẹ không đội mũ bảo hiểm, đi ra đường văng tục chửi bậy, điều khiển xe lạng lách, đánh võng và bất chấp sự an nguy của người khác, thì những điều chúng được dạy cũng sẽ không biến thành hành động của chúng được

Ba là, vào trường đem lại cảm giác an toàn tuyệt đối, thì sao chúng có trải nghiệm lái xe cần thiết. Những hoạt động của nhà trường chi mang tính phong trào, động viên con cái của bạn. Được ai thì được, không được cũng không sao 🙂

Vậy đấy, nhà trường chỉ có 10% trách nhiệm, và bố mẹ thì 90%. Nên bạn đừng kêu khi con bạn xảy ra vấn đề gì nữa, bởi trách nhiệm đó là của bạn. Bạn hành động ngay hoặc không hành động, điều đó là tùy ở bạn.

————————

Tri ân 50 khách hàng đầu tiên, chỉ cần nhập mã VietTMH.01_399 tại https://goo.gl/muWnfj để nhận phần quà lên đến 45% chi phí cho khóa học kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông còn 399.000 đồng.

Miễn phí giảng dạy kỹ năng phòng tránh TNGT, xâm hại tình dục, phòng chống ma túy và bạo lực học đường tại các trường học cấp 1, 2,3 trên địa bàn TP Hà Nội/ Liên hệ Mr Việt 0898446866

Subcribe Youtube trực tiếp của giảng viên Trần Việt: Chumskills

Fanpage tư vấn ATGT và giáo dục con cái 24/24h: Chumskills – Giúp bạn an toàn và tài năng hơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *