bi-tieu-duong-co-mua-duoc-bao-hiem-khong

8 Lưu ý quan trọng về việc bị tiểu đường có mua được bảo hiểm không?

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt – Chuyên gia tài chính và bảo hiểm, thuộc công ty bảo hiểm nhân thọ Quân đội. Thời gian qua, nhiều khách hàng có hỏi việc về việc nếu bị tiểu đường có mua được bảo hiểm nhân thọ hay không? Và mình quyết định sẽ viết bài này để hỗ trợ cũng như phân tích, giải đáp cho các bạn hiểu. Nhưng trước hết, chúng ta phải xác định ngay từ ban đầu, đó là việc để có thể mua được bảo hiểm khi đã mắc bệnh tiểu đường là không hề dễ dàng. 

Chúng ta sẽ cùng phân tích như sau, nếu các bạn ngại đọc có thể xem clip của Việt để hiểu hơn về việc bị tiểu đường có mua được bảo hiểm không?  

  1. Bệnh tiểu đường là gì ? Có mấy loại tiểu đường? 

Tiểu đường là một bệnh mãn tính sẽ đi với chúng ta đến cuối đời, và như Việt hay nói, chúng ta chỉ có thể kìm hãm nó và sống chung với nó cả đời. Tiểu đường hay đái tháo đường một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

  • Nguyên nhân tiểu đường: Do thiếu hụt hoặc đề kháng với Insulin (Hiểu đơn giản là chất trung gian, chuyển hóa đường vào cơ thể thành những điều tốt đẹp để nuôi cơ thể, nên nếu thiếu insulin thì cơ thể bị thừa đường, do không chuyển hóa được đường)
  • Tiểu đường tuýp 1: Người mắc bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Tiểu đường típ 1 hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.
  • Tiểu đường túyp 2: Những người bị tiểu đường túyp 2 bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường trên thế giới là túyp 2.
  • Tiểu đường thai kỳ: Xuất hiện sau tuần 24 khi mang thai, cần được điều trị. Trường hợp này khi tham gia bảo hiểm nên tham gia sau khi đã sinh con và khi lượng đường huyết đã giảm.
  • Tiền tiểu đường: Được gọi là rối loạn Glucose khi đói, phải thử máu khi đói để xác định. Bác sỹ Quỳnh Mai chia sẻ dấu hiệu nhận biết tiền tiểu đường đơn giản nhất là vòng eo nam lớn hơn 104, nữ lớn hơn 94

Nói về bệnh tiểu đường, thì cơ bản bạn sẽ hiểu có hai loại chính là Tuýp 1 và Tuýp 2. Cả hai loại tiểu đường này thì tuýp 1 hiểu nôm na là cơ quan tuỵ là cơ quan trực tiếp sản xuất insulin bị hỏng (nói theo cách dễ hiểu, còn nói theo khoa học thì hơi dài dòng, nên mình dùng từ dân dã thôi nha), còn đối với tiểu đường tuýp 2 là do chế độ sinh hoạt dẫn đến thừa hoặc isulin hoạt động kém hiểu qua. 

Loại tiểu đường cho tuýp 1 thì không thể chữa trị, còn tuýp 2 thì có thể duy trì và kéo dài được. 

2. Nên đo tiểu đường thời điểm nào, với chỉ số nào để chính xác nhất

Chỉ số thông thường cần lưu ý khi đo tiểu đường để đánh giá chính xác nhất, việc không đo tiểu đường hoặc đo sai thời điểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng hợp đồng của bạn.

  • 90 – 130 mg/dl (tức 5 – 7,2 mmol/l) ở thời điểm trước bữa ăn.
  • Dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l) ở thời điểm sau ăn khoảng 1 – 2 tiếng.
  • 100 – 150 mg/l (tức 6 – 8,3 mmol/l) ở thời điểm trước khi đi ngủ.

3. Biến chứng của tiểu đường là gì?

  • Biến chứng mắt
  • Biến chứng tim mạch
  • Biến chứng thần kinh
  • Biến chứng thận
  • Biến chứng nhiễm trùng

Hiện có khoảng từ 4,5- 5,7% dân số mắc bệnh đái tháo đường và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.Có đến 60% bệnh nhân đái tháo đường đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn. Cứ 7 người thì 1 người mắc bệnh đái tháo đường. Bệnh đái tháo đường hiện là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 tại Việt Nam

4. Ba loại chi phí liên quan đến bệnh tiểu đường

  • Chi phí trực tiếp: Là những loại chi phí bạn phải trực tiếp chi trả cho các cơ quan chữa trị như bệnh viện, cơ sở y tế điều trị như viện phí, thuốc men hoặc các đợt điều trị có thể phẫu thuật hoặc không? 
  • Chi phí gián tiếp: Là những chi phí gia tăng thêm trong quá trình nằm viện như chi phí về chăm sóc y bác sỹ, chi phí ăn uống, chăm sóc đi kèm người bệnh…. là những chi phí trong cùng đợt nằm viện đó nhưng không thể hiện trên giấy tờ y tế.
  • Chi phí vô hình là những chi phí không thể hiện bằng tiền, mà là những chi phí do người thân, hay gia đình phải bỏ bê công việc, cắt giảm thu nhập để có thể lo lắng, chăm sóc và quan tâm đến người bệnh. 
Biến-chứng-tiểu-đường

 

5. Người bị bệnh tiểu đường mua được bảo hiểm nào? 

Trên thực tế, có thể đánh giá chung rằng bệnh tiểu đường là một loại bệnh cực kỳ nguy hiểm bởi những loại biến chứng sau khi mắc. Nên chính vì vậy, riêng đối với loại bệnh này các công ty bảo hiểm cực kỳ kỹ càng trong quá trình thẩm định hồ sơ ban đầu. Từ kinh nghiệm cá nhân phục vụ hơn 200 khách hàng (tính đến 2021) của Việt thì mình xin chia sẻ như sau: 

A. Bảo hiểm y tế

Đây là loại hình bảo hiểm hỗ trợ đại bộ phận người dân với chính sách rất hấp dẫn, chi phí hợp lý và đây là loại bảo hiểm mà bạn vẫn có thể mua được khi đã mắc bệnh tiểu đường. Với chi phí khoảng hơn 800.000 đồng/ năm/ người (có thể giảm khi mua cả hộ gia đình) thì đây là lựa chọn số một. Và loại bảo hiểm này, kể cả khi bạn đã mắc bệnh tiểu đường thì vẫn có thể tham gia được bình thường. Tuy vậy, điểm hạn chế của bảo hiểm y tế là các dịch vụ chỉ ở mức độ cơ bản và chỉ chi trả các loại chi phí trực tiếp như ở trên, chứ không hỗ trợ các chi phí gián tiếp và vô hình, nên về mặt cơ bản thì đánh giá mức độ hỗ trợ biến chứng của tiểu đường khoảng 30% tổng chi phí điều trị.  

B. Bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm nhân thọ

Đây là loại hình bảo hiểm nâng cao do các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ phát hành. Loại bảo hiểm này nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ y tế để hỗ trợ cho người dân trong quá trình điều trị, tuy nhiên sẽ yêu cầu thẩm định đầu vào về bệnh tật rất khắt khe, và nếu khách hàng đã có bệnh quá nặng thì sẽ không tham gia được. Nên đối với bệnh tiểu đường thì còn cần phải căn cứ vào tình trạng cụ thể của bệnh và phải được thẩm định chi tiết mới có thể kết luận được. 

6. Chỉ số tiểu đường như thế nào thì mua được bảo hiểm ?

Dựa theo kinh nghiệm của Việt cho đến thời điểm hiện tại, thì có một số note như sau (Tuy nhiên, mỗi công ty sẽ có những sự điều chỉnh theo những mức độ khác nhau, có thể xê dịch theo từng công ty cụ thể) 

  • Chỉ số tiểu đường trên 6.4 thì có thể bị tăng phí khi tham gia bảo hiểm nhân thọ

  • Chỉ số tiểu đường trên 10.0 thì không bán

Các xét nghiệm cần làm:

  • HbA1c (lúc thông thường) nhỏ hơn hoặc bằng 6, nếu dưới 8 là vẫn có thể tham gia
  • Glucose (đường huyết) thử lúc đói dưới 100mb/dl. 
  • Các công ty bảo hiểm có thể yêu cầu xét nghiệm nước tiêu để xác định thêm nếu cần thiết (Xem có đạm, đường hay không?) 

7. Bạn sẽ bị loại trừ gì khi bị tiểu đường mua bảo hiểm nhân thọ? 

Một điểm nữa để trả lời cho việc, khi bị tiểu đường có mua được bảo hiểm không chính là ở vấn đề bạn sẽ bị loại trừ gì ? Nếu như biến chứng của tiểu đường là rất nhiều, và quá trình điều trị sau này phải kết hợp song song vừa điều trị bệnh tiểu đường, vừa điều trị bệnh phát sinh, thì việc chi trả cũng sẽ tiềm ẩn nhiều tình huống phức tạp, và khó giải quyết. 

Các công ty bảo hiểm sau khi thẩm định xong sẽ ra thư:” Loại trừ quyền lợi A, B….. gây ra do bệnh lý tiểu đường và biến chứng liên quan” mà biến chứng của tiểu đường thì … quá nhiều 

8. Phương án tối ưu khi bị tiểu đường mua bảo hiểm nhân thọ

Từ những quan điểm và phân tích nêu trên có thể thấy rất rõ, phương án tối ưu nhất khi bị mắc bệnh tiểu đường là: 

  • Bắt buộc phải có bảo hiểm y tế 

Bảo hiểm nhân thọ và sức khoẻ, có thể bạn rất cần, nhưng cơ hội mua và có nên mua hay không thực sự rất mong manh bởi những phân tích ở trên. Nên gia đình bạn cần tự chủ động để chuẩn bị cho những rủi ro sau này. 

Cá nhân Trần Việt Mb đã từng chứng kiến một khách hàng bị tai nạn xe máy gãy chân trong giai đoạn bị tiểu đường. Người này đã không thể mổ phẫu thuật được vì tiểu đường quá nặng nên 4 tháng sau đã qua đời. Đối với những người không bị tiểu đường, thì khả năng liền xương, lên can xương tốt thì có thể tiến hành phẫu thuật, nhưng đối với những người tiểu đường thì việc này là bất khả thị. Nói như vậy có nghĩa rằng, khi bị tiểu đường, việc tham gia bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ cũng đã không còn dễ dàng nữa, nên bạn cần chủ động xây dựng và lập cho mình những kế hoạch tài chính cụ thể ngày từ khi còn khoẻ. 

Mình chia sẻ thêm cho các bạn về kinh nghiêm để sở hữu một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ xuất sắc tại đây

Và quá trình làm việc, những thành tích và những câu chuyện mình đã gặp trên hành trình gần 5 năm bảo vệ khách hàng tại đây

——————————————–

Thân gửi các bạn, hiện tại công việc hàng ngày của mình là thiết kế và trao đi những hợp đồng bảo hiểm đúng cho khách hàng, đồng thời hỗ trợ đội ngũ tư vấn viên mới làm đúng, làm đủ và tận tâm với khách hàng. Việt rất vui khi được hỗ trợ anh chị với những giải pháp sau đây theo từng nhu cầu cụ thể:

1. Demo một gói sản phẩm bảo hiểm nhân thọ dành cho mức thu nhập 10 triệu/ tháng 

2. Nếu tư vấn viên của bạn nghỉ việc, hoặc bạn không hài lòng với dịch vụ bảo hiểm ngân hàng, mình hỗ trợ tại link tại đây

3. Nộp hồ sơ ứng viên thi tuyển việc làm tại MB Ageas tại đây

Ngoài ra, có một số group mà mình lập để hỗ trợ miễn phí khách hàng có hợp đồng chất lượng, chuyên viên tư vấn bảo hiểm làm tốt hơn việc của mình, và nếu anh chị khó khăn khi làm cha mẹ có thể tham gia để trao đổi, học hỏi.

Link Group Zalo dành cho khách hàng tìm hiểu về bảo hiểm nhân thọ 

Link Group Facebook dành cho tư vấn viên bảo hiểm

Link Group Zalo dành cho tư vấn viên Bảo hiểm

Link Group Zalo Làm Cha Mẹ

Việt luôn mong rằng được hỗ trợ và phục vụ anh chị với sự chuyên nghiệp cao nhất. Nếu trường hợp gấp gáp mà cần hỗ trợ ngay, anh chị có thể liên hệ qua các kênh sau nha.

1. Fanpage: Trần Việt MB 

2. Zalo: 090.226.1286

3. Email: info@tranvietmb.com / tranviet.mbageas@gmail.com.

4.Website: Trần Việt MB

5. Youtube: Trần Việt MB

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *