THẾ NÀO LÀ NHƯỜNG ĐƯỜNG? CÁC QUY TẮC VÀ SAI LẦM KHI NHƯỜNG ĐƯỜNG

Nhường đường là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tham gia giao thông an toàn. Tuy nhiên, 90% những người lái xe mập mờ không hiểu rõ nhường đường là gì? Là dừng hẳn lại hay đi tiếp, nhỡ xe đối diện đi ẩu và mình đã nhường rồi thì mình có sai hay không?
Quá trình nghiên cứu Chum xin gửi đến các bác tài những quy định về nhường đường tại Việt Nam, những trường hợp nhường đường tại Việt Nam, và sai lầm trong cách tư duy về nhường đường.

Khái niệm về nhường đường 
Quy định về nhường đường trong Công ước viên 1968: Quy định người lái xe phải nhường đường cho phương tiện khác là người đó không được tiếp tục di chuyển, hoặc lại bắt đầu tiến về phía trước hoặc thực hiện các động tác xoay trở nếu việc làm đó có thể buộc người lái xe trên các phương tiện khác phải đột ngột thay đổi hướng đi hoặc đột ngột thay đổi vận tốc của họ.

Còn tại QC41 – Tiêu chuẩn kỹ thuật báo hiệu đường bộ có nêu rất rõ: Nhường đường cho phương tiện khác là tình huống giao thông mà phương tiện nhường đường không tiếp tục di chuyển như hiện tại để phương tiện đường nhường đường không phải chuyển hướng hoặc phanh đột ngột. 

Nói cho dễ hiểu là các bác tài khi nhường đường thì cho phương tiện được nhường đi trước đi, nếu nó ở xa thì ta di chuyển đếch nhường, vì chả lẽ cứ đứng chờ nó qua  Nếu nó ở gần thì cho nó đi qua, rồi ta lách qua sau đuôi nó ta đi.

Ở VN thì chính vì chả ai chịu nhường ai, nên văn hóa giao thông mới kém đến vậy, khi hình thành thói quen rồi, vào đường giao nhau phi như điên, nên mới tai nạn nhiều

LUẬT GTĐB QUY ĐINH VỀ NHƯỜNG ĐƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?

1/ Nhường đường cho người đi bộ kể cả có vạch hay không có vạch? 

Nhường đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ. Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

2/ Chuyển hướng phải nhường đường cho xe đi ngược chiều

Khi chuyển hướng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều

3/ Nhường đường khi tránh xe, lên xuống dốc, và có chướng ngại vật 

Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi; Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc; Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.

4/ Nhường đường tại nơi đường giao nhau:

Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
a. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
b. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;

Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

6. Nhường đường trên đường cao tốc:

Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc;

7. Nhường đường cho xe ưu tiên: Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

CÁCH HIỂU SAI LẦM KHI NHƯỜNG ĐƯỜNG:

Là NHẤT CHỚM – Có nghĩa là ai vào trước đi đi trước, thứ nhất: Không một từ nào trong luật quy định điều này, hoặc có nghĩa tương tự điều này, thực tế là điều này chỉ giúp cho các bác tài cố đi nhanh hơn vào nơi đường giao nhau, và dẫn đến nguy cơ xảy tai nạn cao hơn. Và nếu luôn có ý thức nhường đường cho xe đến từ bên phải, thì dù bạn vào trước hay vào sau, bạn cũng luôn giảm tốc độ, chủ động nhường và sẽ an toàn hơn.

Kết luận: Đối với Chum, nhường đường chính là văn hóa giao thông, nhường nhịn lẫn nhau khi đi đường để đảm bảo an toàn cho nhau. Hai con dê cùng đi qua cầu, không còn nào chịu nhường con nào, kết cục cả hai con đều phải chịu thiệt hại. Đành rằng thực tế khi đi đường, Chum thấy nhiều bác cay cú ra mặt đối với những trường hợp không có ý thức khi lái xe như điều khiển xe lấn làn, đi vào đường cấm ô tô, đi ngược chiều và sau đó các bác dùng xe của mình chặn phương tiện kia lại, không cho tiếp tục di chuyển nhằm mục đích dằn mặt. Điều đó vô hình chung làm ảnh hưởng đến tất cả những người đi đường còn lại các bác ạ.

HÃY NHƯỜNG VÌ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH CÁC BÁC NHÉ

Chum chúc các bác một ngày cuối tuần vui vẻ

Gửi đến các bác nụ cười của những người được nhường đường để các bác có một ngày vui vẻ nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *