KỸ THUẬT LÁI XE SỐ TỰ ĐỘNG ĐẦY ĐỦ NHẤT

Xin chào các bạn, Chum đã trở lại với các bạn trong chuyên mục kỹ năng lái xe đẳng cấp.

Có một thực tế là, chúng ta thi số sàn, nhưng lại lái số tự động, chính vì vậy, tai nạn giao thông ngày càng xảy ra nhiều hơn, chúng ta có kỹ năng lái xe số sàn, nhưng lại quá yếu về cách điều khiển số tự động.

Đơn giản thế này, bạn hãy cho tôi biết, nếu xe mất phanh khi bạn đang xuống dốc, bạn sẽ làm thế nào khi đang đi xe số tự động? Chum dám chắc 90% đang ơ ơ và không biết trả lời hoặc trả lời thế nào cho đúng?

Vậy, đừng tiếc 15 phút để đọc bài này, nó sẽ đi theo bạn cả đời đấy nhé.

Trước khi thu nạp bất kỳ kiến thức nào, Chum khuyến cáo bạn phải có kiến thức nền tảng, như bạn muốn lái xe, bạn phải hiểu từng chức năng, vị trí của từng bộ phận trên xe. Đối với số tự động, cái nền ở đây là:

Bạn đã thực sự hiểu rõ cách lái xe số tự động hay chưa? Hãy bảo vệ chính mình bằng cách học tập
  1. Thuộc lòng ký hiệu trên hộp số tự động P: Đỗ xe, R: Số lùi, N: Dừng xe (không tắt máy) ; D: Số tiến; M: Vị trí cạnh số D, cho phép xe chuyển số 1,2,3,4, OD: Số vượt tốc, đổ đèo, L: Số thấp, dùng cho các trường hợp tải năng, lên dốc, xuống dốc, S: Số thể thao.
  2. Những thao tác cho người mới mà bất kỳ ai, kể cả Chum phải thuộc nằm lòng 

Khởi động: Đạp hết bàn phanh; Hạ phanh tay; Chuyển chế độ D trên hộp số; Nhả phanh chân, xe tự động từ chuyển bánh

Dừng xe: Đạp hết bàn phanh cho xe dừng hẳn; Chuyển chế độ N; Kéo phanh tay

Đỗ xe: Đạp hết bàn phanh cho xe dừng hẳn; Chuyển chế độ P; Kéo phanh tay; Tắt máy.

3. Những lưu ý TOYOTA khuyến cáo khi lái số tự động – Chum sưu tầm   

      – Khi dừng nên để chế độ nào? Nếu chỉ dùng phanh chân, số D, chân không đủ lực hãm, dễ chồm.  Nếu về P, khi va chạm sẽ làm hỏng hộp số. Tốt nhất là về N – Khi bị va chạm xe không bị lao về trước, hộp số cũng không hỏng

– Đạp phanh khi chuyển chế độ: Bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu

– Học cách điều chỉnh ga: Sự khác biệt giữa số sàn và số tự động: Ở số sàn, khi nhả chân ga, xe có xu hướng chậm lại, đây là hiện tượng hãm bằng động cơ. Trên số tự động, nhả chân ga trong một số tình huống còn làm tăng số, dẫn đến mất kiểm soát vì bất ngờ

Không nên lái hay chân: Tuyệt đối không nên dùng hai chân để đảm bảo không đạp cả hai cùng lúc, hay đạp nhầm phanh, ga 

MỘT SỐ KỸ NĂNG CỤ THỂ KHI LÁI XE SỐ TỰ ĐỘNG

Kỹ năng số 1: Lên dốc

Khi đang lên dốc, có 4 tình huống có thể xảy đến với bạn, tình huống chủ động là khi bạn muốn dừng ở giữa dốc, hoặc bạn sẽ đỗ ở giữa dốc, tình huống bị động là khi xe bạn chết máy giữa dốc, hoặc khi đang lên dốc mà gặp tình huống đường trơn trượt. Bạn sẽ xử lý như thế nào khi gặp những tình huống trên?

Trước khi xử lý từng tình huống, mình thiết nghĩ các bạn chắc chắn phải nhớ những đặc tính sau của xe số tự động, đủ để bạn luôn luôn giữ cho mình một trạng thái bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống có thể xảy ra.

Đó là, hãy nhớ, khi bạn lên dốc, không nhất thiết bạn phải chuyển số về 3,2,L. Nhà sản xuất xe số tự động khuyến cáo bạn hãy để cho hộp số tự động được vận hành đúng như cái tên đã sinh ra nó. Các vị trí số chỉ được sử dụng khi bạn vào tình huống mà bắt buộc phải thực hiện việc phanh bằng động cơ (hãm bằng động cơ) – hãm tốc độ của xe bằng lực cản của đông cơ.

Hai là đối với ba tình huống đầu tiên, bạn hãy nhớ cần phải thực hiện việc đỗ, dừng an toàn để không làm ảnh hướng đến người khác và bảo vệ chính mình bằng việc đánh xe sát vào lề đường theo chiều đi, vừa không làm cản trở các xe đi lên, vừa đảm bảo không lo các xe đi xuống chén mình tới tấp. Ở mỗi tình huống, bạn cần đạp phanh chân và kéo phanh tay, và chuyển về vị trí P, nếu dừng và khi muốn đi tiếp, chuyển nhanh như chim cắt sang bàn ga và vù đủ lực để xe hơi chồm nhẹ nhẹ lên sau đó điều chỉnh chân ga sao cho mượt là o kê bạn nhé

Đối với tình huống cuối khi lên dốc đường trơn, bạn cần nhớ thế này, tuyệt đối không tăng hoặc giảm ga đột ngột, hãy cố gắng ổn định chân ga, và lưu ý đặc biệt khi vào khúc cua. Nhiều người xem quảng cáo về ABS nên thường có suy nghĩ rằng những cú phanh của mình không bao giờ dẫn đến tình huống trượt bánh, văng đuôi. Nhưng sự thực có phải như thế hay không thì chúng ta có thể khẳng định như thế này? ABS chỉ hỗ trợ bạn nếu bạn lái đúng kỹ thuật cơ bản, và nếu bạn lái xe theo kiểu mặc kệ nó thì đương nhiên cái giá bạn nhận được cũng không hề thấp chút nào

Kỹ năng số 2: Xuống dốc

Xuống dốc thực sự khó, khi nghĩ đến việc điều khiển xe xuống dốc tôi thường rùng mình khi nghĩ đến việc mất phanh, cháy phanh hoặc là một tình huống rủi ro nào đấy. Nhưng, khi tìm hiểu và biết được bí quyết xuống dốc, chỉ thực hành có vài lần mà tôi cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Bí quyết một đó là việc chúng ta phải loại bỏ được quán tính của xe khi xuống dốc bằng cách sử dụng phanh động cơ. Đối với số sàn là việc bạn đạp côn về số thấp, đối với số tự động là việc đệm phanh sau đó gạt về chế độ số 4,3,2,L tùy theo từng tình huống. Nếu quán tính vẫn còn, phải tiếp tục hạ số xuống thấp, nếu hạ thấp quá, xe bị gằn lên, lại phải đẩy lên số cao hơn. Đây không phải thao tác một sớm một chiều, thực tế có những bác tài lâu năm, cùng một đoạn đường đèo dốc, nhìn thấy họ ở ngay đằng trước, mà làm kiểu gì cũng không thể vượt được, đơn giản là vì họ có kỹ năng kết hợp phanh động cơ và việc điều chỉnh chân ga thành thục.

Lưu ý khi xuống dốc: Nếu để quán tính xe quá lớn cộng với tốc độ thực tại của xe, và đen đủi biết bao là trước chuyến đi má phanh của bạn bị mòn, thì thực sự bạn đang giao sự sống của mình cho thần chết. Hãy phanh đúng kỹ thuật bằng việc đệm phanh và về số để hãm động cơ lại, loại bỏ quán tính ra khỏi tốc độ thực tại của xe.

Ngoài ra, khi các bạn vào cua, hoặc đi đường vòng, hoặc xuống dốc có độ nghiêng lớn, hãy luôn giữ ổn định tốc độ, thực tế khi ngồi trên xe trong những trường hợp trên, đôi khi tôi để ý đồng hồ tốc độ khi xuống dốc, chỉ một thoáng chơp mắt thôi mà xe đã tăng vèo lên 20 – 30km và hơi giật mình và kinh hãi. Hãy kết hợp với việc kiểm soát tốc độ liên tục cho đến khi hết đèo hoặc đoạn cua bạn nhé.

Chum cho rằng, khi xuống dốc, đôi khi bạn sẽ gặp phải những tình huống đặc biệt nguy hiểm, và ở mỗi tình huống đó lại có những đặc điểm thực sự cần ghi nhớ.

Đầu tiên, trường hợp 1, khi đang xuống dốc thì xe chết máy, lúc này, bạn cần biết được rằng, hệ thống phanh chân sẽ gần như mất tác dụng, hoặc không còn như khi xe đang nổ máy. Chính vì vậy, ngay lập tức kết hợp phanh tay và phanh chân để có thể dừng lại được, hoặc kiếm một điểm nào đó khả dĩ có thể giúp chúng ta dừng xe lại mà đâm vào. Nên nhớ, chỉ khi dừng lại được bạn mới được khởi động lại xe, tuyệt đối không khởi động xe khi vẫn đang trên dốc. Vì như vậy có thể dẫn đến trường hợp xe bị thả trôi bởi quán tính và bạn sẽ sẵn sàng cho điều không may đang chờ phía trước. (có nhiều người nói có kỹ thuật khởi độnglại khi đang xuống dốc, nhưng cá nhân Chum nghĩ nó không dành cho Chum, nên Chum chọn cách an toàn như trên

Trường hợp thứ 2 là trường hợp Chum không bao giờ dám nghĩ đến, thậm chí là sợ hãi, đó là trường hợp xe mất phanh khi đang xuống dốc, lúc đó nếu là Chum các bạn sẽ làm như thế nào? Trường hợp này, nói ra thì dài dòng nhưng bạn hãy nhớ các cách sau đây

Một, đạp phanh chân liên tục, dù đã mất phanh kết hợp kéo phanh tay tối đa

Hai, Về số thấp kể cả có bị hỏng hộp số, tuy nhiên, hãy về lần lượt 3,2,1,L

Ba, hãy luôn nhớ, nếu bạn làm chủ tốc độ ở mức độ vừa phải, bạn sẽ có thể bảo vệ tính mạng của mình, và có nhiều thời gian để thực hiện các thao tác trên hơn. Nhưng nếu bạn đang vít với tốc độ cao, thì có thể thần chết đang chờ bạn dù bạn có làm bất kỳ điều gì. Hãy cẩn thận.

Cuối cùng, trường hợp 3, òa ga, là trường hợp bạn đếch đạp ga nhưng ga cứ tăng và xe cứ phi.

Lúc này, thực sự khó cho những người không có kỹ năng, thực ra chúng ta không có nhiều cơ hội để tập luyện những tình huống này, nhưng Chum nghĩ các bạn hoàn toàn có thể tập trong chính trí tưởng tượng của mình. Trước mới lái, Chum luôn nghĩ, bất kể trường hợp nào khi lái mới, phải nhớ rõ phanh là cái gì, để tránh đạp nhầm, thì giờ với mỗi tình huống này, chúng ta cần nhớ rõ mình phải làm gì, chỉ nghĩ đến nó trong quãng thời gian đi đường khoảng 5p mỗi ngày trong 7 ngày, bạn sẽ thấy sự khác biệt của trí nhớ. 

Cụ thể như sau:

  • Ngay lập tức đạp phanh và về số N và kéo phanh tay . Nếu về P xe sẽ lộn vào vòng, hộp số tan nát, nếu về R, càng thê thảm hơn. Nếu về N – Xe sẽ chỉ còn trôi theo quán tính, máy thì không bị tắt nên bạn dùng phanh càng dễ dàng

Vậy đấy, Chum nghĩ một thói quen xấu của người Việt là luôn đổ tại cho số phận, rồi hay dùng từ giá như mình đi chậm lại một chút, giá như mình kiểm tra phanh trước khi lên xe, giá như mình đọc bài của Chum sớm hơn

Hãy chủ động vì chính mình bạn nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *