lưu-ý-khi-tham-gia-bảo-hiểm-nhân-thọ

Tham gia bảo hiểm nhân thọ, thiệt đơn thiệt kép vì bảo hiểm y tế – Trần Việt MB

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt – Chuyên gia tài chính của bảo hiểm nhân thọ Quân Đội MB Ageas Life. Hôm nay, mình xin chia sẻ với các bạn một trong những điều trăn trở lớn nhất của mình khi làm nghề bảo hiểm nhân thọ đó chính là mâu thuẫn giữa việc sử dụng bảo hiểm y tế và việc sở hữu một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Nội dung bài sẽ là:”Tham gia bảo hiểm nhân thọ, thiệt đơn thiệt kép vì bảo hiểm y tế”

  1. Lạm dụng tính ưu việt của bảo hiểm y tế và những hệ lụy khó lường

Hãy bắt đầu bằng một câu chuyện mà Trần Việt MB đã gặp thực tế trong quá trình làm nghề bảo hiểm nhân thọ đã khiến mình sững sờ, giật mình và cực kỳ lo lắng. Đó là việc chính bản thân khách hàng không có bệnh, nhưng trên hồ sơ bệnh án lưu tại bệnh viện thì lại có bệnh, trên cơ sở dữ liệu của bảo hiểm y tế cũng thể hiện những lần đi khám định kỳ. Vậy, vì sao khách hàng hoàn toàn khỏe mạnh mà lại được chẩn đoán có bệnh như vậy?

bao-hiem-y-te
Tình trạng lợi dụng thẻ bảo hiểm y tế đang gây ra cho khách hàng rất nhiều sự thiệt thòi

Câu trả lời chính xác đến từ hồ sơ khám bảo hiểm y tế của khách hàng trước đó tại các cơ sở khám chữa bệnh. Quá trình thực hiện thăm khám định kỳ, hoặc khám chữa bệnh tận dụng thẻ bảo hiểm y tế, mà việc kiểm soát thẻ bảo hiểm y tế diễn ra lỏng lẻo, không dựa vào sự trung thực, đúng người, đúng bệnh, đúng thuốc nên người thiệt hại nhiều nhất lại chính là khách hàng.

Khi trực tiếp đụng, Trần Việt cảm thấy cần nghiên cứu và cảnh báo với khách hàng về vấn đề này. Bởi, Bảo hiểm nhân thọ sẽ ngay lập tức loại trừ đối với những bệnh có sẵn, và bệnh bẩm sinh của khách hàng trước khi tham gia bảo hiểm, và nếu khách hàng bị loại trừ bởi những bệnh họ không có, điều này sẽ cực kỳ là thiệt thòi cho khách hàng.

Nào bây giờ, sau khi nghiên cứu mình sẽ bắt đầu chia sẻ từng dấu hiệu và góc nhìn đối với việc lạm dụng, trục lợi bảo hiểm y tế nhé.

2. Các hình thức trục lợi bảo hiểm y tế hiện nay ảnh hưởng trực tiếp đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của khách hàng.

  • Chỉ định quá mức các thiết bị kỹ thuật (X-quang, nội soi, phục hồi chức năng, chẩn đoán hình ảnh) và kê thuốc điều trị cao hoặc dùng các loại thuốc hỗ trợ, cố tình nâng mức nguy hiểm của bệnh lên, kê thêm nhiều đơn để hưởng tiền bảo hiểm.
  • Bệnh nhân sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đi khám quá nhiều lần, sử dụng thuốc của bảo hiểm y tế để bán ra bên ngoài hưởng tiền chênh lệch. Thống kê 5 tháng đầu năm 2017 tại 46 tỉnh, thành phố ghi nhận có 2.769 người khám từ 50 lần trở lên. Đa số trường hợp khám tại 4 cơ sở y tế trở lên đều có tình trạng chỉ định trùng lặp, lạm dụng thuốc, thủ thuật phục hồi chức năng.Phát hiện 1580 người khám bệnh 8 lần/1tháng tại nhiều cơ sở y tế… Có người 8 tháng đi khám tới 132 lần… Cá biệt có người đi khám 70 lần. Có nhiều trường hợp bệnh nhân điều trị đồng thời ở 2 bệnh viện, chưa ra bệnh viện này thì đã nhập viện ở bệnh viện khác. 
  • Cho mượn thẻ bảo hiểm y tế để người khác thực hiện việc khám chữa bệnh.
  • Nhân viên y tế trục lợi bằng cách lấy dữ liệu thẻ của người đã chuyển đi chỗ khác để lập hồ sơ, rút ruột hàng chục triệu đồng.
  • Một số trường hợp khám bệnh rất nhẹ như viêm họng, mụn, mẩn ngứa, viêm chân răng cũng được chỉ định nằm viện từ 3-5 ngày.
trục-lợi-bảo-hiểm-y-tế

3. Khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ thiệt đơn thiệt kép vì hồ sơ của bảo hiểm y tế.

Theo quy định chung của bất kỳ một công ty bảo hiểm nhân thọ nào tại Việt Nam, khách hàng khi tham gia bảo hiểm nhân thọ phải có trách nhiệm kê khai trung thực tình trạng khám chữa bệnh của mình. Công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ loại trừ đối với trường hợp các bệnh có sẵn hoặc bệnh bẩm sinh.

Từ quy định trên, thực tế Trần Việt MB đã gặp rất nhiều trường hợp:

  • Không có bệnh thành có bệnh, đến khi khám lại nộp cho công ty bảo hiểm nhân thọ thì mặc dù kết quả hoàn toàn khỏe mạnh những vẫn bị loại trừ do áp dụng quy định bệnh có sẵn.
  • Không biết được về tình trạng thẻ bảo hiểm y tế của mình có bị trục lợi bởi nhân viên y tế hay không? Đặc biệt là ở các bệnh viện tuyến dưới, đến khi làm thủ tục thanh toán bảo hiểm thì phát hiện ra mình có bệnh trong khi bản thân chưa từng đi khám bệnh đó, hoặc nằm viện. Và đương nhiên, khi xảy ra những việc đó thì thiệt thòi lớn nhất vẫn là khách hàng.

Tổng kết: Như vậy có thể thấy rằng, tình trạng hỗn loạn của bảo hiểm không chỉ xảy ra ở thị trường bảo hiểm tư như bảo hiểm nhân thọ, mà còn xảy ra ở thị trường bảo hiểm công là bảo hiểm y tế. Những hành vi không trung thực này ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng sau này.

Là một người làm nghề bảo hiểm, có lẽ đối với Trần Việt thì thực sự đây là một bài toán chưa có lời giải, hệ quả của nó trực tiếp đánh vào túi tiền của khách hàng. Dĩ nhiên, sự thực vẫn là sự thực, nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian để điều tra, xác minh, làm rõ để đòi lại quyền lợi của mình. Và đồng thời, mỗi chúng ta cũng không được coi nhẹ vấn đề khám chữa bệnh của bảo hiểm y tế và cần:

  • Kiểm tra đối chiếu chứng từ vào ra viện, viện phí và bảo quản thẻ bảo hiểm y tế thật cẩn thậ, không cho mượn thẻ bảo hiểm y tế.
  • Trao đổi trung thực với bác sỹ về việc tình trạng bệnh của mình để có chẩn đoán chính xác nhất. Không mất nhiều thời gian để hỏi han và trao đổi với bác sỹ, xem bệnh tình có thực sự cần thiết phải uống thuốc hay điều trị không? Hoặc đã chắc chắn để có kết luận, chẩn đoán như vậy hay chưa là thực sự rất quan trọng. Không nên lạm dụng thẻ bảo hiểm y tế và chấp nhận bệnh của mình một cách quá dễ dàng.

Trần Việt MB – Luôn tận tâm – Luôn hoàn thiện

Xin chúc các bạn có một gia đình hạnh phúc, ấm êm và chủ động trước những rủi ro trong cuộc sống. Nếu cần liên hệ để được hỗ trợ, hãy liên hệ với Việt qua các kênh sau nhé.

Fanpage: Trần Việt MB – Chuyên gia Bảo hiểm nhân thọ Quân đội

Youtube: Trần Việt MB Ageas

Group Đào tạo, chia sẻ về nghề bán hàng của Trần Việt MB: Tại đây

SĐT: 0902261286 / Email: tranviet.mbageas@gmail.com

Một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Kiến tạo ước mơ sẽ bao gồm Combo 3 trong 1:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *