Xin chào các bạn
Khẳng định đầu tiên, không ai trên đời này muốn con cái vất vả.
Nhưng bà mẹ Do Thái Sara Imas trong cuốn sách Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương – Một tác phẩm kinh điển về dạy con của người Do Thái lại mong muốn con của mình lớn khôn và trưởng thành cùng với việc trải nghiệm vất vả. Chúng ta không muốn con cái mình vất vả khi chúng con bé, chúng ta sẽ nhìn thấy con cái vất vả khi chúng trưởng thành.
Người Do Thái rất chú trọng trong việc cho con trải nghiệm sự vất vả thông qua những công việc nhà hàng ngày, thông qua việc rèn luyện cho con cái biết được sự vất vả của những người xung quanh. Điều này được thể hiện trong những hoạt động của ngôi trường Do Thái, họ thường xuyên tổ chức các chương trình kiểu mẫu như: Một ngày của bố mẹ – Đó là hoạt động các bạn sẽ tìm hiểu những công việc thường ngày của bố mẹ trong cuộc sống, đó có thể là việc tay chân, đó có thể là việc trí óc, rồi từ đó, các con sẽ viết, vẽ những cảm nhận của mình về sự vất vả của bố mẹ.
Qua đó, những đứa trẻ nhận được các giá trị sau:
– Một là, trẻ biết để có thể chăm sóc trẻ, bố mẹ đã phải lao động để kiếm tiền, từ đó, chúng hiểu ra mình nên và không nên đòi hỏi điều gì?
– Hai là, chúng học được cách cảm thông đối với người khác, lờ mờ và dần dần hiểu được giá trị của lao động, chỉ có thông qua lao động, chúng mới có thể sinh tồn. Chỉ có thông qua lao động, chúng mới có thể đạt được vinh quang trong cuộc sống và sự nghiệp
Bố mẹ Do Thái luôn muốn con tự chủ, tự lập, họ đặc biệt chú trọng việc tạo ra những điều kiện để con cái trải nghiệm sự vất vả. Và đặc biệt, càng những gia đình Do Thái giàu có, họ càng chú trọng việc này như một truyền thống gia đình (Chính vì thế, họ không có khái niệm, không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời như người Việt)
Bạn có thể làm được việc này hay không? Chỉ có bố mẹ mới yêu con vô điều kiện, còn xã hội phải cần điều kiện mới yêu con – Câu nói này tái hiện biết bao nhiêu lần trên các tiểu phẩm ngắn, trên các bộ phim ngắn, những cuộc trò chuyện quen thuộc. Nhưng không được ai khai thác một khía cạnh khác, xã hội không yêu con thì con mới trưởng thành