Review Nói sao để khích lệ và giúp con trưởng thành – Kiểm soát cơn giận

Xin chào các bạn

Xin giới thiệu tiếp với các bạn nội dung thứ 2 đặc biệt ý nghĩa và thiết thực được Chum lôi ra và kéo xềnh xệch 🙂 đến với các bạn trong cuốn sách :”Nói sao để khích lệ và giúp con trưởng thành – Haim G.Ginott” đó chính là phương pháp để giúp bạn kiểm soát cơn giận của mình

Cuốn sách: Nói sao để khích lệ và giúp con trưởng thành

Cơn giận, ngay từ bé điều mà chúng ta được học từ chính bố mẹ mình thể hiện trong câu nói :”Nóng giận thì mất khôn, mà người khôn thì không nóng giận”. Chính vì vậy, như một bài học vỡ lòng được biến thành thói quen khi chúng ta lớn lên, có con. Chúng ta lại luôn cố gắng để kìm nén cơn giận của mình lại trước những hành động quá đáng của trẻ. Nhưng, bạn có như Chum không? Có đôi lúc, sau rất nhiều lần kìm nén, cũng có những lúc Chum không thể kìm nén được nữa, mọi uất ức, bực dọc cứ thế tuôn trào ra, thậm chí, đôi khi sự tuôn trào đó đồng nghĩa với hành vi nhiếc móc, mắng mỏ con cái thậm tệ.

Để rồi sau đó, Chum lại ân hận, lại nghĩ rằng mình đã làm sai, lại ôm con vào lòng và nói xin lỗi con vì bố đã không thể kìm nén được bản thân mình. Và rồi, luôn luôn là những lần tự hứa với lòng mình sẽ không nổi giận nữa, sẽ cố để kiềm chế bản thân lại. Và đến một lúc nào đó, ngay khi tưởng chừng những cơn giận đã trôi vào quên lãng, thì chúng lại đến, bùng nổ – ân hận – kiềm chế , đó là những vòng lặp liên tục, liên tục

Bạn có muốn thoát khỏi cái cảm giác khủng khiếp khi không thể kiểm soát được mình hay không?

Cuốn sách :”Nói sao để khích lệ và giúp con trưởng thành – Haim G.Ginott” có thể sẽ giúp bạn điều đó. Haim cho rằng, muốn giải tỏa một cơn giận, hoặc không để những cơn giận tích tụ lại, bạn cần phải có những bước đi thận trọng nhằm giải tỏa dần những căng thẳng một cách có phương pháp trước khi căng thẳng đó dẫn đến sự bùng nổ

Haim cũng cho rằng, bạn không cần phải kiềm chế cơn giận của mình, nó chỉ giúp bạn tích tụ nó rồi vỡ òa như vỡ đập thủy điện thôi. Vấn đề ở đây, đó là hãy thể hiện sự giận dữ, nhưng đừng công kích nhân cách của trẻ. Bạn hãy miêu tả sự giận dữ của mình và nói ra phương pháp có thể giải tỏa nó theo ba bước sau đây:

    • Bước 1: Cần xử lý những cảm xúc giận dữ bằng cách gọi tên chúng thật rõ ràng. VD : Bi, bố giận rồi nhé 
    • Bước 2: Thể hiện sự tức giận với cường độ mạnh hơn. VD: Bố rất giận rồi và bố sắp không kìm nén được. 
    • Bước 3: Nói ra lý do khiến chúng ta tức giận, mô tả phản ứng nội tâm và những hành động chúng ta muốn làm. VD: Tại sao con lại yêu bạn Diệp cùng lớn hơn bố, con biết bố cảm thấy khó chịu như thế nào không? Tốt nhất là con ra hôn bố ngay lập tức :)))) 

Bạn hãy thử tưởng tượng, khi chúng ta nổi đóa lên với một người bạn, khi đó bạn hãy lắng nghe cảm xúc của mình và thử đặt nó vào tâm trạng người bạn của mình xem. Có thể, hậu quả của cơn giận là chúng ta sẽ mất bạn. Nhưng rất may, chúng ta vẫn luôn có cơ hội làm lại với con cái nếu dám nói ra những điều mà mình đang suy nghĩ và mong muốn.

Cuối cùng, Chum tin chắc bạn sẽ khoái những kiến thức tuyệt vời mà cuốn sách này mang lại. Xin gửi tặng các bạn sơ đồ tư duy của cuốn sách, vì Chum là người đọc thực tế nên mới tự tổng hợp được :)) tại FB cá nhân: Trần Việt ;  Đồng thời, qua làm việc với Fahasa – Nhà sách uy tín nhất Việt Nam, Chum gửi đến cho các bạn phiếu giảm giá 26% đối với cuốn sách: Nói sao để khích lệ và giúp con trưởng thành tại đây 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *