Xin chào các bạn, mình là Trần Việt – Chuyên gia tài chính và bảo hiểm. Một trong những câu hỏi của những nhà đầu tư F0 – Những nhà đầu tư trên thị trường mới đặt ra đó chính là :”Phân tích môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán mà một nhà đầu tư cần lưu tâm?” . Ngày hôm nay, minh xin phép sẽ được chia sẻ về vấn đề này với các bạn dưới góc nhìn và sự phân tích kỹ càng đối với các chỉ số quan trọng nhất. Bài viết này dựa trên kinh nghiệm quan sát thực tiễn cũng như việc học hỏi, tham khảo từ nhiều nguồn, hy vọng nhận được sự đóng góp của cả nhà.
-
Phân tích môi trường vĩ mô qua chỉ số Lạm phát và Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Đối với Trần Việt, làm phát là một trong những chỉ số cực kỳ quan trọng tác động đến thị trường chứng khoán. Lạm phát là thuật ngữ dùng để chỉ mức giá của hàng hóa và dịch vụ tăng lên theo thời gian so với một thời kỳ được xác định trước đó. Có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát trong đó có 2 nguyễn nhân chính là lạm phát cho cầu kéo và lạm phát do chi phí đẩy.
- Lạm phát do cầu kéo tức là lạm phát xảy ra do tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức tự nhiên. Giả sử bây giờ bạn ra mua một chiếc áo với giá 100.000 đồng, nhưng hiện tại khi số lượng chiếc áo phân phối ra thị trường không kịp cung, dẫn đến hàng hóa trở nên khan hiếm, khi đó thì giá cả của chiếc áo sẽ tăng lên cao hơn mức bình thường.
- Lạm phát do chi phí đẩy được hiểu là để tạo ra một sản phẩm thì mỗi nhà máy cần có nguyên vật liệu, khi một trong những nguyên vật liệu tăng cao thì kéo theo giá cấu thành của sản phẩm tăng cao, dẫn đến giá cả của sản phẩm của tăng theo, từ đó dẫn đến lạm phát theo chí phí đẩy.
Đối với thị trường chứng khoán, khi lạm phát (giá mặt hàng tiêu dùng cao lên) sẽ làm mức lãi suất do ngân hàng nhà nước công bố cũng sẽ cao lên để đảm bảo lãi suất thực dương. Khi lãi suất tiết kiệm cao lên, thì sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán giảm xuống do nhiều khách hàng sẽ lựa chọn việc gửi tiết kiệm ngân hàng từ đó dẫn đến việc giá cổ phiếu sụt giảm (Cung cổ thì nhiều mà cầu mua cổ thì ít)
CPI (Consumer Price Index) là chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá trung bình của hàng hóa – dịch vụ được mua bởi người tiêu dùng điển hình trong một khoảng thời gian xác định. Như vậy thì chỉ số CPI sẽ phản ánh sự thay đổi tương đối về mức giá hàng tiêu dùng theo thời gian và tính bằng phần trăm %. Mối tương quan giữa CPI và lạm phát là CPI là thước đo của lạm phát.
Sự biến động của chỉ số giá tiêu dùng sẽ gây ra tình trạng lạm phát hoặc giảm phát. Nếu giá cả tăng đến mức không thể kiểm soát thì lạm phát sẽ trở thành siêu lạm phát. Còn trường hợp giá cả sụt giảm do sụt giảm tổng cầu dẫn đến hiện tượng giảm phát – suy thoái kinh tế – thất nghiệp tràn lan. (Giảm phát có thể lấy ví dụ đơn giản dễ hiểu khi giãn cách xã hội do dịch Covid năm 2020 dẫn đến nhu cầu ăn uống, mua sắm, nôm na là tổng cầu trong một số lĩnh vực cụ thể giảm mạnh, dẫn đến hàng hóa có không bán được, giá cả bắt buộc phải hạ thì khi đó gọi là giảm phát)
Một rổ hàng hóa thông thường để đánh giá CPI gồm Như vậy, chỉ số CPI sẽ tăng khi các chỉ số hàng hóa trong rổ hàng hóa đánh giá CPI tăng. Và đôi khi việc tăng giá này hoàn toàn không phụ thuộc vào việc giá cả các chỉ số hàng hóa nội địa, mà phụ thuộc và sự tăng giá của các nguyên vật liệu nhập khẩu như xăng dầu, thép …
Khi lạm phát thì những chính sách nào giúp giảm lạm phát.
Có nhiều phương pháp và chính sách đã và đang được sử dụng để kiểm soát lạm phát. Bao gồm:
+ Giảm lượng tiền giấy lưu thông để giảm bớt lượng nhàn rỗi dư thừa
+ Phát hành trái phiếu.
+ Tăng lãi suất tiền gửi.
+ Giảm sức ép lên giá cả, hàng hóa dịch vụ…
+ Thi hành chính sách tài chính thắt chặt
+ Tạm hoãn các khoản chưa chưa cần thiết.
+ Cân đối lại ngân sách Nhà nước.
+ Cắt giảm chi tiêu.
+ Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để cân đối với số lượng tiền có trong lưu thông
+ Khuyến khích tự do mậu dịch.
+ Giảm thuế quan.
+ Các biện pháp hàng hóa từ ngoài vào.
+ Đi vay viện trợ nước ngoài và cải cách tiền tệ.
Lạm phát chủ yếu thể hiện qua mức cung tiền đối với nền kinh tế, do đó để kiểm soát tình hình lạm phát cần có những giải pháp tác động vào mức cung tiền như áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, kiểm soát lãi suất cho phù hợp với những tình huống khác nhau của thị trường, tập trung chính sách tính dụng vào những hoạt động kinh tế trong yếu
2. Phân tích môi trường vĩ mô qua chỉ số kinh tế Lãi suất
Lãi suất là chi phí phải trả của người đi vay cho việc sử dụng nguồn vốn của người cho vay. Lãi suất là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Khi lãi suất giảm sẽ có tác động tích cực đến chỉ số giá cổ phiếu bởi vì giá vốn rẻ hơn so với trước sẽ giúp các công ty dễ huy động nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu tư cũng như giảm chi phí cho các công ty hiện đang vay nợ, từ đó làm cải thiện lợi nhuận của công ty và tăng giá cổ phiếu.
Bạn có thể thấy điển hình là khi ngân hàng nhà nước trong thời điểm Covid thực hiện việc hạ lãi suất ngân hàng xuống 4-5% theo từng kỳ hạn, điều này giúp cho một số công ty trong các ngành nghề như ngân hàng, thép, chứng khoán có một đà tăng kỷ lục, đồng thời cũng là động lực để các F0 tham gia thị trường chứng khoán nhiều hơn.
Khi lãi suất tăng lên sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động chung của nền kinh tế. Khi lãi suất tăng lên sẽ làm gia tăng lãi suất cho vay đối với khách hàng, làm giảm nhu cầu chi tiêu, mua sắm của người tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của công ty và các chứng khoán đó trở nên kém hấp dẫn hơn trên thị trường.
Giả sử vào giai đoạn lạm phát 2007-2008 với 16,3% năm, ngân hàng nhà nước tăng lãi suất cao thì lúc này lợi nhuận của các công ty có thể sụt giảm, từ đó dẫn đến thị trường chứng khoán sụt giảm.
3. Phân tích môi trường vĩ mô qua chỉ số kinh tế Cung tiền – Chính sách tiền tệ
Cung tiền là lượng tiền được đưa vào nền kinh tế để đáp ứng các nhu cầu như phương tiện thanh toán, nhu cầu cất trữ của các chủ thể trong nền kinh tế. Cu thể là tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng, tiền gửi ở các định chế tài chính khác ngoài ngân hàng, các chứng khoán có giá như tín phiếu, kho bạc, thương phiếu, chấp phiếu ngân hàng… Chính sách tiền tệ sẽ tác động lên giá cổ phiếu như thế nào ?
- Khi thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng thì lượng tiền đưa vào trong lưu thông nhiều hơn, sẽ làm giảm lãi suất cho vay và lãi suất tái chiết khấu (Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất tính trên số tiền ghi trên thương phiếu hoặc giấy tờ có giá trước khi đến hạn thanh toán), việc giảm này nhằm mục đích thu tiền về và giảm lạm phát. Việc này sẽ làm gia tăng nhu cầu sử dụng tài sản tài chính trong đó có cổ phiếu
- Khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì lượng tiền đưa vào trong lưu thông giảm, khi đó lãi suất sẽ cao hơn do lượng tiền lưu thông đã giảm xuống so với trước khi có sự thay đổi chính sách. Khi lãi suất cao hơn sẽ làm cho nguồn vốn có chi phí cao hơn trước sẽ gây ra tác động giảm lượng vốn đầu tư vào cổ phiếu
- Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ với cổ phiếu, cung tiền càng nhiều thì cổ phiếu càng tăng do các ngân hàng phải hạ lãi suất để bơm tiền ra thị trường dẫn đến kênh tiết kiệm kém hấp dẫn và từ đó dòng tiền chảy vào chứng khoán và ngược lại.
4. Phân tích môi trường vĩ mô qua chỉ số kinh tế Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là tỷ giá giữa hai đồng tiền mà theo đó một đồng tiền này sẽ đổi thành đồng tiền khác bằng một tỷ lệ nhất định. Có hai cách yết giá là yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp. (VD Yết giá: Tỷ giá giữa VND và USD sẽ được yết chính thức là USD/VND với ý nghĩa bao nhiêu đơn vị VND có thể đổi lấy một đơn vị USD) .
- Yết giá gián tiếp là yết giá tiền tệ trên thị trường ngoại hối, thể hiện số lượng có thể biến đổi của đồng ngoại tệ cần để mua hoặc bán đơn vị cố định của đồng nội tệ. Yết giá gián tiếp còn được biết đến là cách yết giá theo số lượng. Vì nó thể hiện số lượng ngoại tệ cần để mua một đơn vị nội tệ. Hay có thể nói, nội tệ là đồng tiền cơ sở trong yết giá gián tiếp, còn ngoại tệ là đồng tiền định giá.
- Yết giá trực tiếp, hay còn được biết đến là yết giá theo giá. Nó thể hiện giá của một số lượng đơn vị cố định nội tệ khi so sánh với số lượng đơn vị biến đổi của ngoại tệ.
Tỷ giá hối đoái có thể tác động lên giá cổ phiếu theo hai hướng khác nhau:
- Khi tỷ giá hối đoái tăng lên theo cách yết giá trực tiếp (VD:USD/VND) thì đồng nội tệ sẽ bị mất giá cộng thêm môi trường đầu tư ổn định sẽ thu hút được nhiều lượng vốn từ nước ngoài đầu tư vào trong nước để tìm kiếm lợi nhuận và hưởng chênh lệch giá. Tóm lại khi tỷ giá tăng thì sẽ thu hút nhà đầu tư nước ngoài trong môi trường tốt, điều này đẩy giá cổ phiếu tăng
- Tuy nhiên, khi điều chỉnh tỷ giá hối đoái tăng có nghĩa đồng tiền mất giá, khi đó sẽ tác động tiêu cực đến các hoạt động xuất khẩu, gián tiếp tác động lên các mức tăng trưởng kinh tế cũng như các hoạt động sản xuất của công ty từ đó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty và giảm giá cổ phiếu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các công ty mà hoạt động kinh doanh chính của họ bị ảnh hưởng bởi xuất nhập khẩu.
- Theo một số nghiên cứu thì tỷ giá thường ảnh hưởng ảnh hưởng đến cổ phiếu trong ngắn hạn còn dài hạn thì mức độ ảnh hưởng không rõ rệt.
Tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của nền kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn giáp tiếp thông qua việc mua cổ phần, phần vốn góp để sở hữu trên 51% cổ phần của một công ty. Chính vì vậy, việc ổn định tỷ giá hối đoái sẽ thu hút nguồn vốn từ nước ngoài đạt được hiệu quả cao hơn. Để đạt được mục tiêu ổn định tỷ giá hối đoái thì cần thực hiện các hoạt động kinh tế tạo ra nhiều nguồn thu ngoại tệ nhưu:
- Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
- Tăng nguồn giữ trữ ngoại tệ
Mình sẽ note đơn giản để các bạn hiểu cán cân thanh toán quốc tế nhé! Cán cân thanh toán Quốc tế là văn bản thống kê cũng như ghi chép lại một cách tổng hợp các khoản giao dịch của quốc gia này với quốc gia khác và mang tính thời kỳ (theo tháng, quý, năm hoặc một thời điểm nào đó trong năm).
Tuy nhiên, theo chính sách đã được thống nhất, thì các giao dịch từ nước ngoài và trong nước thì hạch toán dấu cộng, ngược lại là dấu trừ. Cán cân thanh toán quốc tế có vai trò phản ánh tình hình kinh tế tài chính, giao dịch giữa các nước. Các hoạt động như đầu tư tài chính của các nhà đầu tư nước ngoài (nhà đầu tư cá nhân, công ty tài chính) vào các công cụ tài chính như chứng khoán, trái phiếu, tín phiếu … hay trực tiếp thông qua thành lập các công ty FDI, hay nhận viện trợ của ODA….
Hạch toán cán cân thương mại sẽ có thấy dòng tiền (Cashflow) vào ra của một nền kinh tế. Những thay đổi của cán cân thanh toán sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái vào thị trường tiền tệ quốc gia.
5. Phân tích môi trường vĩ mô qua chỉ số kinh tế Giá trị sản lượng công nghiệp
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp được sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định. Đây chính là cơ sở để đánh giá tình hình phát triển công nghiệp của một quốc gia.
Khi giá trị sản lượng công nghiệp có mức tăng trưởng, điều này cho thấy nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển và các công ty làm ăn hiệu quả, có lãi, gia tăng lợi nhuận cho cổ đông. Khi đó sẽ làm cho chứng khoán của công ty sẽ trở nên hấp dẫn hơn và giá cổ phiếu của các công ty cũng như chỉ số giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cũng tăng lên.
Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứ, giá trị sản lượng công nghiệp có tác động đến giá cổ phiếu nhưng mức thấp (Theo mô hình VAR của George Filis 2009). Tuy nhiên, mọi chỉ số còn phụ thuộc bối cảnh chung của từng quốc gia cụ thể.
6. Phân tích môi trường vĩ mô qua chỉ số kinh tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp này có thể dưới hình thức bằng tiền hoặc những tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư. Bản chất việc đầu tư của nước ngoài vào sẽ mang đến một dòng tiền mới cho một số lĩnh vực cụ thể. Từ đó có thể giúp doanh nghiệp ra tăng thị phần, doanh thu, từ đó tạo nên lợi nhuận của doanh nghiệp.
Việc đầu tư của nước ngoài theo những nghiên cứu đánh giá thì tác động không được rõ rệt trên thị trường chứng khoán.
Như vậy, qua bài viết này, Trần Việt MB cũng giúp các bạn hiểu một cách cơ bản sự tác động của các chỉ số kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán. Xin chúc các bạn luôn học hỏi, gia tăng thêm kiến thức và đạt được những thành công trên thị trường.
C
————————————
Về tớ – Trần Việt MB
———————————–
Lĩnh vực hoạt đông tại MB Group
1. Tư vấn bảo hiểm nhân thọ Quân đội MB Ageas (BHNT Quân đội) – (Tớ luôn cam kết nếu không tư vấn đầy đủ hoàn tiền 100%)
2. Tư vấn đầu tư chứng khoán tại Chứng khoán MB – MBS.
3. Tư vấn đầu tư quỹ mở MB Capital.
4. Coaching Tư vấn Tài chính
Bạn có thể chỉ dành 5 phút mở tài khoản MB Bank để nhận được chính sách:
- Miễn 6 loại phí ngân hàng: Phí quản lý tài khoản; phí chuyển tiền trọn đời; Phí thông báo số dư biến động; Phí duy trì, Phí rút tiền, Phí phát hành
- Miễn phí Số đẹp + Tài khoản số điện thoại
Mình gửi link đăng ký hỗ trợ mở tài khoản: Tại đây
4. Khoá học:” Money Game Winner – Chiến thắng trò chơi tiền bạc” , mình có xây dựng và triển khai khoá học ưu đãi 599.000 đồng trong 3 buổi học liên tục (Giá gốc 1.800.000 đồng). Bạn có thể xem tại đây
———————————–
Hỗ trợ miễn phí
- Điều chỉnh tư vấn hợp đồng bảo hiểm lỗi.
- Hỗ trợ quy trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm của 18 công ty trên thị trường
———————————–
Một số kênh liên hệ:
- Nhóm Zalo dành cho khách hàng đang tìm hiểu: Tại đây
- Nhóm Facebook hỗ trợ tư vấn viên” Tại đây / Nhóm Zalo hỗ trợ tư vấn viên: Tại đây
- Nhóm Chia sẻ giá trị về Kỹ năng làm cha mẹ: Tại đây
Kênh mạng xã hội
1. Fanpage: Trần Việt MB
2. Zalo: 090.226.1286
3. Email: info@tranvietmb.com / tranviet.mbageas@gmail.com.
4.Website: Trần Việt MB
5. Youtube: Trần Việt MB