thừa-kế-trong-hợp-đồng-bảo-hiểm-nhân-thọ

Phân chia tài sản thừa kế hợp đồng bảo hiểm nhân thọ – Trần Việt MB

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt MB – Chuyên gia về tài chính và bảo hiểm nhân thọ Quân đội. Ở bài viết này, mình xin phép được trả lời câu hỏi của một khách hàng của mình đặt ra. Đây là một câu hỏi yêu cầu nhiều kiến thức về Luật dân sự, về thừa kế và phải cất công nghiên cứu nhiều. Câu hỏi như sau: “Khi ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, anh chỉ định người thụ hưởng khi xảy ra rủi ro là vợ anh, vậy nhỡ nếu không may cả người được bảo hiểm là anh, và người thụ hưởng là vợ anh cùng mất, thì số tiền bảo hiểm sẽ được phân chia như thế nào và phân chia cho ai?”

Để trả lời câu hỏi này, Trần Việt MB sẽ cùng các bạn đào sâu vào một số ý sau:

  • Người được bảo hiểm là gì?
  • Người thụ hưởng là gì?
  • Người thừa kế trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và nguyên tắc Phân chia thừa kế?

Và mình bắt đầu nhé.

  1. Hiểu rõ khái niệm người được bảo hiểm trong một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ?

Đối với MB Ageas Life, khái niệm người được bảo hiểm là những cá nhân có đủ 30 ngày tuổi trở lên đến 70 tuổi khi tham gia sản phẩm Kiến Tạo Ước Mơ, có tính mạng và sức khỏe được bảo hiểm, hiện đang cư trú tại Việt Nam và được MB Ageas Life chấp thuận bảo hiểm theo quy tắc, điều khoản của từng sản phẩm.

Hiểu nôm na, người được bảo hiểm là người khi xảy ra một sự kiện rủi ro nào đó liên quan đến người này thì công ty bảo hiểm chi trả số tiền theo hợp đồng. VD: Anh A mua một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho anh B và để người thụ hưởng là C, thì anh B là người được bảo hiểm.

Bảo-hiểm-MB-chi-trả-quyền-lợi-bảo-hiểm-952-triệu-đồng-
MB Ageas Life chi trả 952 triệu đồng cho khách hàng

2. Làm rõ khái niệm người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Theo MB Ageas Life trong sản phẩm Kiến tạo ước mơ, người thụ hưởng là cá nhân hoặc tổ chức do bên mua bảo hiểm chri định (Với sự đồng ý của người được bảo hiểm hoặc người đại diện hợp pháp của người được bảo hiểm) để nhận quyền lợi bảo hiểm theo Quy tắc, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm liên kết chung trọn đời (Quy tắc, điều khoản này)

Như vậy, ví dụ cho dễ hiểu: Anh A mua một gói bảo hiểm 10 triệu cho anh B với số tiền bảo vệ là 500 triệu, và người thụ hưởng là anh C, Khi anh B không may qua đời do tai nạn, thì anh C sẽ là người nhận số tiền 500 triệu. Và khi giao kết hợp đồng, anh C được là người thụ hưởng khi được anh A chỉ định và anh B đồng ý.

Một số lưu ý đối với người thụ hưởng trong HĐ bảo hiểm nhân thọ:

  • Người thụ hưởng không nhất thiết phải là người thân của NĐBH và BMBH.
  • Nếu người thụ hưởng <18 tuổi, thì người bảo hộ hợp pháp của người thụ hưởng sẽ là người nhận số tiền đền bù từ HĐBH.
  • BMBH có thể thêm, loại trừ người thụ hưởng nhiều lần trong suốt thời hạn hợp đồng có hiệu lực.
  • Nếu người thụ hưởng phạm tội hình sự, số tiền đền bù sẽ chỉ chia cho những người thụ hưởng còn lại trong HĐ.
  • Người thụ hưởng cần có giấy chứng tử của người được bảo hiểm để chứng minh NĐBH đã chết và lấy quyền lợi.

3. Người thừa kế trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và nguyên tắc phân chia tài sản?

Đầu tiên, Trần Việt cùng các bạn phải xác định trường hợp nào thì áp dụng quy định về thừa kế trong bảo hiểm nhân thọ, có hai trường hợp cần lưu ý trong vấn đề này:

Một là, nếu người thụ hưởng không may qua đời trước bên mua bảo hiểm, khi đó bên mua bảo hiểm có thể đơn phương thực hiện yêu cầu thay đổi người thụ hưởng, và không liên quan đến việc phân chia thừa kế.

Hai là, nếu bên mua bảo hiểm không may qua đời, thì người thụ hưởng sẽ không thể thay đổi được nữa khi có sự kiện rủi ro xảy ra. Khi đó xảy ra tiếp một số trường hợp sau:

  • Người thụ hưởng còn sống khi người được bảo hiểm qua đời, người thụ hưởng sẽ nhận số tiền bảo vệ theo điều khoản hợp đồng bảo hiểm.
  • Người thụ hưởng qua đời, khi đó việc phân chia tài sản phải thực hiện theo các quy định của pháp luật về thừa kế. Ở đây, lại tiếp tục có hai tình huống
    • Thừa kế theo di chúc: Nếu người thụ hưởng đã để lại di chúc, thì việc thực hiện phân chia tài sản trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ theo ý nguyện của người thụ hưởng khi còn sống
    • Thừa kế theo pháp luật là khi người thụ hưởng không để lại di chúc. Khi đó tài sản sẽ được phân chia theo nguyên tắc quy định tại điều 676 Bộ luật dân sự:
trần-việt-mb-ageas-life-(2)
Chuyên nghiệp trong từng hành động hướng đến khách hàng

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Quá trình tìm hiểu, Trần Việt được biết nếu trong trường hợp những người hàng thừa kế thứ nhất cùng đồng quan điểm đưa toàn bộ số tiền bảo hiểm cho một người cụ thể (VD con của người đã mất) thì cùng ký vào thỏa thuận chỉ định người thừa kế gửi công ty bảo hiểm để quy số tiền về một mối.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, để trả lời cho câu hỏi đầu tiên, thì nếu trong trường hợp người thụ hưởng không may qua đời cùng lúc với người được bảo hiểm (Vợ chồng tham gia giao thông bị tai nạn), thì số tiền bảo hiểm sẽ được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế (Thủ tục mở thừa kế bạn có thể tham khảo tại đây)

4. Một câu hỏi phát sinh về thừa kế trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ liên quan đến thừa kế

Trần Việt tiếp tục nhận được một câu hỏi như sau: “Vợ và chồng đã ly hôn, vợ tham gia bảo hiểm nhân thọ và chỉ định người thụ hưởng là con. Nếu không may người vợ qua đời, thì số tiền bảo hiểm có đưa cho bố – người chồng đã ly hôn hay không?”

Về việc quản lý tài sản riêng của con được quy định ở Điều 76 luật hôn nhân và gia đình 2014 

“1. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.

2. Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.

3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

4. Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự”.

Vậy trong trường hợp này, tài sản của người mẹ để lại cho con sau khi qua đời sẽ được coi là tài sản riêng của con , giả sử tại thời điểm đó, con bạn đã đủ 15 tuổi thì cháu có quyền được tự mình quản lý tài sản này hoặc ủy quyền cho người khác quản lý . Nếu lúc đó cháu dưới 15 tuổi thì căn cứ vào khoản 3 điều 75 luật hôn nhân gia đình nêu trên thì bạn có thể chỉ định người quản lý tài sản cho cháu ( ví dụ chỉ định cho ông bà ngoại mà không nhất thiết phải là người bố), bản chất đây chính và việc bạn sẽ viết di chúc để lại tài sản cho con của mình.

Trần Việt MB sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin tiếp theo về quá trình phân chia di sản trong bảo hiểm nhân thọ để khách hàng có thể nắm rõ hơn. Xin cám ơn những câu hỏi tuyệt vời của anh chị dành cho Trần Việt MB

Trần Việt MB – Luôn tận tâm – Luôn hoàn thiện

Xin chúc các bạn có một gia đình hạnh phúc, ấm êm và chủ động trước những rủi ro trong cuộc sống. Nếu cần liên hệ để được hỗ trợ, hãy liên hệ với Việt qua các kênh sau nhé.

Fanpage: Trần Việt MB – Chuyên gia Bảo hiểm nhân thọ Quân đội

Youtube: Trần Việt MB Ageas

Group Đào tạo, chia sẻ về nghề bán hàng của Trần Việt MB:Tại đây

SĐT: 0902261286 / Email: tranviet.mbageas@gmail.com

Một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Kiến tạo ước mơ sẽ bao gồm Combo 3 trong 1:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *