cách-dòng-tiền-vận-hành-trong-bảo-hiểm-nhân-thọ

Cách dòng tiền vận hành trong các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ – Trần Việt MB

Cách dòng tiền vận hành trong các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ – Trần Việt MB

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt – Chuyên gia về tài chính và bảo hiểm nhân thọ. Phải nói rằng có một khoảng thời gian dài mình nhận được rất nhiều thắc mắc về cách dòng tiền vận hành trong sản phẩm chính, sản phẩm bổ trợ của bảo hiểm nhân thọ. Chính vì thế, ngày hôm nay mình sẽ viết một bài thật đơn giản về vấn đề trên. (Bài viết có sự tham khảo từ bạn Bùi Thị Thái Anh)

Trước hết, Việt muốn các bạn cần nắm được nội dung này thường sẽ trả lời cho các câu hỏi sau:

  • Tại sao bên công ty A thì sản phẩm bổ trợ là phí mất đi, còn công ty B thì lại không mất chút nào ?
  • Tại sao phí rủi ro của công ty A thì giảm dần theo năm, còn công ty B lại tăng dần theo năm?

Và sau đây là câu trả lời của mình, tuy nhiên mình sẽ mở rộng sang cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ của một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nhé !

Một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thông thường được chia thành 2 loại sản phẩm gồm sản phẩm chính và sản phẩm bổ trợ / bổ sung (Hoàn toàn không phải thẻ chăm sóc sức khỏe nhé)

Bảo-hiểm-MB-chi-trả-quyền-lợi-bảo-hiểm-952-triệu-đồng-
Bảo hiểm nhân thọ Quân đội chi trả 952 triệu đồng cho khách hàng

  1. Dòng tiền của sản phẩm chính của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ:

  • Sản phẩm chính bảo vệ trong trường hợp tử vong/thương tật toàn bộ vĩnh viễn hoặc bệnh hiểm nghèo (nếu là dòng sản phẩm truyền thống), một số công ty không tích hợp quyền lợi thương tật toàn bộ vĩnh viễn trong sản phẩm chính, muốn có thì phải mua thêm bổ trợ.
  • Phí bảo hiểm của sản phẩm chính sau khi trừ đi phí bảo hiểm rủi ro (để bảo hiểm cho quyền lợi tử vong/TTTBVV) và 1 số loại chi phí khác (trong những năm đầu tiên), phần còn lại sẽ được mang đi đầu tư sinh lợi nhuận.
  • Phí rủi ro của sản phẩm chính sẽ tăng theo số tuổi của người được bảo hiểm, càng nhiều tuổi, phí rủi ro càng lớn, có thể lớn đến mức mà phần lợi nhuận đầu tư sinh ra không đủ để bù, chính vì thế trên bảng minh hoạ quyền lợi mới có dòng mất hiệu lực hợp đồng (trong sản phẩm truyền thống vì đã có yếu tố lãi suất kỹ thuật nên không có dòng mất hiệu lực hợp đồng như dòng sản phẩm đầu tư). Dòng mất hiệu lực hợp đồng này xảy ra khi khách hàng rút tiền đóng cho bảo hiểm về đồng thời tuổi tác tăng cao dẫn đến phí rủi ro hàng năm lớn hơn số tiền còn lại và sinh lãi của hợp đồng.

2. Dòng tiền của sản phẩm bổ trợ / bổ sung trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

  • Sản phẩm bổ trợ bảo vệ cho khách hàng trong trường hợp bệnh hiểm nghèo (bệnh lý nghiêm trọng); tai nạn; chăm sóc sức khoẻ (y tế); miễn đóng phí (hỗ trợ đóng phí) cho cả người được bảo hiểm chính và người được bảo hiểm bổ sung. Nguyên tắc về dòng tiền của sản phẩm này đó là không được tích lũy mà chỉ chuyển thành 3 dạng dưới đây.
  • Phí bảo hiểm của sản phẩm bổ trợ có các dạng như sau:
    • Phí thuần chia bình quân cho số năm bảo hiểm, các tư vấn viên vẫn gọi là phí trôi, không tích luỹ. Ưu điểm của cách đóng phí này là: phí cố định, không tăng theo độ tuổi.
    • Phí thuần tăng theo năm: là phí rủi ro của sản phẩm bổ trợ áp dụng theo từng năm, trẻ thì trừ ít, già thì trừ nhiều, mỗi năm số phí sẽ thay đổi theo quy định.
    • Phí thuần có tích luỹ: đây là điểm gây tranh cãi lớn giữa các tư vấn viên của các công ty khác nhau, từ đó làm cho người mua hiểu nhầm cực kỳ nghiêm trọng, rằng “công ty này phí không mất đi, công ty kia lại mất phí”. Về mặt bản chất, loại phí mang danh là tích lũy nhưng trên thực tế đã được tối ưu vào chi phí ban đầu cộng với phí rủi ro tăng dần theo hàng năm.
  • Nguyên tắc kinh doanh là không có cái gì miễn phí và bảo hiểm cũng vậy. Muốn có phí tích luỹ thì phí đóng phải nhiều lên, để sau khi trừ đi phí rủi ro vẫn còn dư 1 phần nhỏ và phần đó được mang đi đầu tư . Và tất nhiên, phí rủi ro ở cùng 1 người, cùng độ tuổi, cùng giới tính, cùng nghề nghiệp, cùng vị trí lãnh thổ thì sẽ là như nhau. Trần Việt nói thêm nếu có bạn hỏi vậy giá trị của bảo hiểm có đáng để bỏ tiền ra mua hay không, thì câu trả lời của mình sẽ là câu hỏi: “Bạn dự phòng bao nhiêu tiền cho rủi ro rồi?” , từ đó bạn tự trả lời chính câu hỏi của mình nhé
  • Sản phẩm bổ trợ có thể thay đổi theo yêu cầu của khách hàng. Nếu muốn mua cả bệnh hiểm nghèo, cả tai nạn, cả y tế đều ở mức cao thì khách hàng phải chấp nhận bỏ ra số tiền lớn.
  • Không nên so sánh: tại sao cùng là 20 triệu mà bên A được thanh toán viện phí khi nằm viện mà bên B lại không được. Thậm chí bên A đóng 20 triệu, đi viện được thanh toán 1 triệu/ngày, bên B đóng 50 triệu nhưng đi viện không được đồng nào. Vấn đề nằm ở chỗ nhu cầu của khách hàng khi trình bày với tư vấn viên là như thế nào, chỉ thế thôi. Hợp đồng 15 triệu cũng có thể thiết kế được quyền lợi đi viện 1 triệu/ngày, quyền lợi tai nạn 500tr, bệnh hiểm nghèo 500tr nhưng khách hàng phải chấp nhận việc tích luỹ ít, vì đã dành tiền để mua nhiều quyền lợi bảo vệ rồi. Và khi nhìn ở thời điểm 15-20 năm sau, số tiền có thể lấy về khi huỷ hợp đồng còn ít hơn tổng số tiền đã đóng vào thì đừng nói bảo hiểm lừa, tất cả là do sự lựa chọn của mình mà thôi.

Trên đây là một số lưu ý của Trần Việt đối với các câu hỏi về việc cách dòng tiền vận hành đối với các sản phẩm chính, và sản phẩm bổ trợ trong một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Hy vọng giúp ích được cho các bạn nhiều hơn khi tìm hiểu và đọc một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Trần Việt MB – Luôn tận tâm – Luôn hoàn thiện

Xin chúc các bạn có một gia đình hạnh phúc, ấm êm và chủ động trước những rủi ro trong cuộc sống. Nếu cần liên hệ để được hỗ trợ, hãy liên hệ với Việt qua các kênh sau nhé.

Fanpage: Trần Việt MB – Chuyên gia Bảo hiểm nhân thọ Quân đội

Youtube: Trần Việt MB Ageas

Group Đào tạo, chia sẻ về nghề bán hàng của Trần Việt MB:Tại đây

SĐT: 0902261286 / Email: tranviet.mbageas@gmail.com

Một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Kiến tạo ước mơ sẽ bao gồm Combo 3 trong 1:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *