sai-lầm-trong-quản-trị-tài-chính-cá-nhân

7 Sai lầm chí mạng trong quản trị tài chính cá nhân – Trần Việt MB

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt – Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân và bảo hiểm nhân thọ. Ở chủ đề trước mình đã chia sẻ với các bạn về kỹ năng lên kế hoạch hoạch định tài chính cá nhân cuộc đời, và tiếp theo, mình sẽ chia sẻ những kinh nghiệm, câu chuyện thực tế về những sai lầm trong quản trị tài chính cá nhân mà mình đã gặp phải hoặc mình đã từng chứng kiến nhé. Dĩ nhiên bài viết mang màu sắc cá nhân, hơi thô nhưng mà thật, nên rất mong nhận được thêm những đóng góp của các bạn.

  1. Sai lầm quản trị tài chính cá nhân đầu tiên: Chi tiêu theo cảm xúc

Có bao giờ có người nào đó mời bạn mua một gói bảo hiểm, họ nói về quyền lợi của sản phẩm thật sự hấp dẫn, khi đó một phần vì ngại do người bán là người thân quen của mình, một phần vì nghe thấy quá hời, bạn vội vàng phán:”Làm cho em một cái hợp đồng 30 triệu nhé” . Và sau đó bạn cảm thấy ân hận với quyết định của mình. Bạn ra quyết định khi cảm xúc dâng cao, và khi lý trí quay về thì bạn đã mua gói bảo hiểm đó mất rồi.

Chi tiêu theo cảm xúc là việc đơn giản bạn để cho lòng tham, mối quan hệ, và ý thích hay nỗi sợ, và thậm chí là những danh vọng hão huyền của mình chi phối và điều khiển mà hoàn toàn không dùng đến tư duy logic rằng bạn có thực sự cần món đồ, gói bảo hiểm hay món hàng này hay không?

Trần-Việt-MB-Ageas-Life
MB Ageas Life

2. Sai lầm quản trị tài chính cá nhân thứ hai: Mua những thứ mình muốn chứ không phải thứ mình cần.

Trên hành trình nghiên cứu và áp dụng quản trị tài chính cá nhân, Trần Việt nhận ra có rất nhiều người khi đối diện với một quyết định mua hàng, họ thường cố gắng để mua những thứ xa xỉ, những vật dụng mà họ nghĩ rằng phù hợp với họ, tuy nhiên khi mua về thì không tận dụng được hết 1/10 tính năng của nó. Lấy ví dụ về một quyết định của một khách hàng mà Trần Việt đã từng gặp, hai vợ chồng thu nhập 20 triệu / tháng, nhưng lại bỏ ra 50 triệu đồng để mua một gói bảo hiểm tức là tương đương 25% thu nhập và đến năm sau họ không thể đóng được nữa và mất toàn bộ số tiền. Như vậy, họ đã mua thứ mình muốn chứ không phải thứ mình cần.

Cần là những sinh hoạt tối thiểu cần thiết

Muốn là những thứ xa xỉ

Quản trị tài chính cá nhân Trần Việt MB

3. Sai lầm Quản trị tài chính cá nhân thứ ba: Mua 10 tính năng sản phẩm nhưng dùng có một

Đây là điều tiếp theo mình nhận thấy trong hành vi mua hàng của người Việt Nam. Họ sẵn sàng bỏ ra khoảng 30.000.000 đồng để sở hữu một chiếc Iphone XS Mas và dùng đúng duy nhất một tính năng của nó đó là nghe và gọi điện thoại. Như vậy, quyết định mua hàng của họ có chính xác hay không? Nếu họ dùng 70% tính năng của sản phẩm, mình tin là số tiền bỏ ra rất xứng đáng, nhưng nếu chỉ 1/10 tính năng thì chắc chắn đó là một quyết định mua hàng rất ngu ngốc đúng không nào?

4. Sai lầm Quản trị tài chính các nhân thứ tư: Chi tiền cho những thứ không có giá trị cao hoặc lâu dài.

Dễ dàng nhận thấy trong chính sinh hoạt hàng ngày của người Việt Nam, cứ chiều đến là hàng nghìn người ngồi uống bia với chi phí từ 500.000 đồng – 2.000.000 đồng / bữa nhậu và hãy thứ liệt kê những giá trị họ nhận được và không nhận được đối với việc chi tiêu này nhé.

Những giá trị nhận được:

  • Giải trí sau một ngày làm việc vất vả
  • Được phục vụ
  • Có thêm những mối quan hệ và thậm chí là những đối tác mới (tuy nhiên 90% câu chuyện đối tác mới này là suy nghĩ đơn phương của họ)

Những giá trị mất đi:

  • Sức khỏe
  • Thời gian dành cho con cái và gia đình
  • Suy nhược thần kinh nếu uống nhiều
  • Nói linh tinh nếu say
  • Nguy cơ đánh nhau, tai nạn giao thông cho mình và cho người khác.

Vậy bạn sẽ lựa chọn chi tiêu như thế nào? Đương nhiên sẽ là việc không uống bia nhưng tại sao ai cũng biết điều đó mà họ vẫn uống đều đến vậy.

Ở một ví dụ khác, thay vì học tập thì họ chi tiền quá nhiều cho vui chơi, thay vì mua bảo hiểm thì họ nhậu nhẹt và mua những thứ xa xỉ. Đó chính là hành vi tiêu dùng kinh khủng của người Việt. Một mùa Euro, họ có thể bỏ ra hàng trăm triệu để chơi bóng đá, nhưng lại không thể bỏ ra 10 triệu để tham gia một gói bảo hiểm vì họ nghĩ họ không thể đóng được.

Bảo-hiểm-MB-chi-trả-quyền-lợi-bảo-hiểm-952-triệu-đồng-
Tạo dựng quỹ dự phòng rủi ro là điều bắt buộc đối với quản trị tài chính cá nhân

5. Sai lầm Quản trị tài chính cá nhân thứ năm: Chi tiêu nhiều hơn số tiền mình kiếm được

Để mình kể cho các bạn một câu chuyện có thật như thế này, đó là khi mình gặp một người đàn ông lâm vào cảnh túng quẫn, mình có hỏi anh ý về cách chi tiêu và anh ta cho biết như sau:

Trong 3 năm 2015 – 2018 anh làm ăn lái xe du lịch, khi đó thị trường du lịch phát triển, khách bo cho lái xe và mua sắm nhiều nên anh kiếm nhẹ nhàng cũng 30 – 40 triệu / tháng. Thời gian đó anh chi tiêu hào phóng, không phải suy nghĩ quá nhiều đến tiền.

Đến năm 2019, thị trường chững lại, các đối tác chiết khấu cho hướng dẫn và lái xe ít đi, khách hàng thì không còn dư dả hay hào phòng như trước, anh kiếm được ít tiền đi nhưng vẫn tiêu như ngày còn đang thịnh. Hậu quả anh lâm vào cảnh vay nợ và không thể trả được nợ nữa. Cùng lúc đó, rủi ro xảy đến với anh khi không may trong quá trình lái xe anh va chạm với một người và phải đền bù hết rất nhiều tiền

Anh vỡ trận.

Và đây là bài học của việc chi tiêu hết thậm chi vượt quá số tiền mình có dẫn đến cạn kiệt về tài chính

6. Sai lầm quản trị tài chính cá nhân số sáu: Chi tiêu trước, tiết kiệm sau – Chi tiêu trước, đầu tư sau

Tôi biết bạn đang khát khao muốn giàu có, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi mình vì sao mãi mà không thể giàu có được không? Câu trả lời rất đơn giản, đó là bạn đã bỏ qua một mặt trận của tài chính đó là tiết kiệm. Đa phần người nghèo chi tiêu trước, tiết kiệm sau, còn người giàu sẽ tiết kiệm trước, chi tiêu sau. Khi số tiền họ tiết kiệm đạt đến một ngưỡng nào đó, họ sẽ bắt đầu các hoạt động kinh doanh và đầu tư, và họ cần khoảng thời gian tích lũy tiền gọi là tiết kiệm.

Tuy nhiên, 90% sẽ chi tiêu hết số tiền mình có và tiết kiệm sau. Một câu chuyện điển hình mà các bạn thấy đó chính là những lời kêu ca khi lương về là dùng để trả hết nợ và lại lay lắt cả tháng.

7. Sai lầm quản trị tài chính cá nhân số bảy: Không cân đối được 3 mặt trận thời gian, công sức và tiền bạc

Khi một người bỏ tiền ra mua một món hàng, họ thường có thói quen nhìn vào giá và nghĩ rằng đó là yếu tố quyết định để họ mua hàng. Dĩ nhiên, ở một khía cạnh đơn lẻ thì điều này rất đúng, bởi nếu tiền trong ví của tôi không đủ thì làm sao tôi có thể mua được một món hàng đắt tiền. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm thực tiễn của Trần Việt MB, thì mình luôn rất lưu tâm câu nói” Đắt sắt ra miếng ” và “Tiền nào của nấy”, thực tế mình đã thấy quá nhiều người ham giá rẻ để rồi sau đó phải ngậm bồ hòn làm ngọt vì cái mất nhiều hơn cái được.

Lấy ví dụ cụ thể, bạn làm chuyến tham quan trên Lạng Sơn và thấy một chiếc điện thoại nhìn y hệt Iphone nhưng mỗi tội hàng Tàu, giá quá rẻ nên bạn quyết định mua và nghĩ: “Ôi trời, quan trọng mẫu mã chứ ai biết được Tàu hay không?” . Tuy nhiên, sau 2 tuần sử dụng cứ 30 phút bạn phải sạc pin một lần, chi phí sửa máy quá chi phí mua, bạn mất tiền, thời gian và công sức phí phạm cho nó

Ngược lại, bạn mua một món hàng chất lượng hàng đầu hoặc ít nhất là đảm bảo, không tốn thời gian sửa chữa, không mất công sức cứ một lúc lại sạc máy một lần. Bạn nghĩ bạn sẽ lựa chọn như thế nào?

Tin rằng bạn sẽ có lựa chọn chính xác đúng không. Khi mua một món hàng, ngoài giá cả, hãy nghĩ đến thời gian, công sức mà nó sẽ chiếm của bạn, càng ít chắc chắn càng tốt

Chúc bạn sẽ quản trị tài chính cá nhân thật tuyệt vời nhé.

Trần Việt MB – Luôn tận tâm – Luôn hoàn thiện

Xin chúc các bạn có một gia đình hạnh phúc, ấm êm và chủ động trước những rủi ro trong cuộc sống. Nếu cần liên hệ để được hỗ trợ, hãy liên hệ với Việt qua các kênh sau nhé.

Fanpage: Trần Việt MB – Chuyên gia Bảo hiểm nhân thọ Quân đội

Youtube: Trần Việt MB Ageas

Group Đào tạo, chia sẻ về nghề bán hàng của Trần Việt MB:Tại đây

SĐT: 0902261286 / Email: tranviet.mbageas@gmail.com

Một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Kiến tạo ước mơ sẽ bao gồm Combo 3 trong 1:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *