tự-tử-có-được-bảo-hiểm-nhân-thọ-chi-trả

Hãy sống và trả lời:”Tự tử có được bảo hiểm nhân thọ chi trả” – Trần Việt MB

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt – Chuyên gia về tài chính, bảo hiểm nhân thọ. Ngày hôm qua, mình có nhận một cuộc điện thoại nhờ tư vấn mà mình cũng lạnh sống lưng như thế này:” Em à, chị có vay ngân hàng giờ không còn khả năng trả, em cho chị hỏi tự tử thì bảo hiểm nhân thọ có chi trả không em?” . Mình đã sốc và không biết lên trả lời câu hỏi này như thế nào? Nhưng điều đầu tiên mình muốn nói:”Dù cuộc đời có đưa đẩy chúng ta như thế nào, thì quyền được sống là thứ quyền cao nhất mà chúng ta cần phải giữ gìn?”

Ở góc độ pháp lý theo điều khoản hợp đồng, mình xin phép được trả lời câu hỏi của chị gái đó như sau:

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ quy định cụ thể về trường hợp tự tử (đối với MB Ageas Life) của sản phẩm chính

MB Ageas Life sẽ không chi trả quyền lợi bảo hiểm theo quy định mà chỉ chi trả Giá trị tài khoản tính tại thời điểm từ vong trừ đi các khoản nợ và quyền lợi bảo hiểm bệnh hiểm nghèo trả trước đã chi trả (nếu có) nếu người được bảo hiểm tư vong trong các trường hợp hoặc do hậu quả trực tiếp của:

  • Tự tử, tự gây thương tích hoặc tự gây tai nạn, dù trong trạng thái tinh thần bình thường hay mất trí, trong vòng 24 tháng kể từ ngày có hiệu lực hợp đồng hoặc ngày khôi phục hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm gần nhất tùy ngày nào xảy ra sau.

Bình luận: Dưa vào điều khoản trên thì chúng ta đều hiểu sau 2 năm kể từ ngày ký hợp đồng bảo hiểm, nếu bạn từ tự thì công ty bảo hiểm vẫn chi trả. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thì có mấy rủi ro khi tự tử và không được trả tiền như sau:

  1. Căn cứ để xác định tự tử là của cơ quan công an, thời gian điều tra lâu, người được bảo hiểm đã chết nên việc theo dõi, giám sát, bảo vệ sau khi chết là của ai? Chắc chắn không phải của người đã chết.
  2. Trong điều khoản của HĐ bảo hiểm còn có một cụm từ, đó là hành vi cố ý của bên mua bảo hiểm (người trả tiền), bên được bảo hiểm (người được bảo vệ), người thụ hưởng (người nhận tiền bảo hiểm) nằm trong điều khoản loại trừ. Hành vi cố ý được hiểu là hành vi trục lợi bảo hiểm nhân thọ (lấy tiền bảo hiểm có mục đích rõ ràng), như vậy, liệu hai điều khoản có mâu thuẫn nhau hay không? Nếu không mâu thuẫn, việc xác định rõ tự tử và cố ý tự tử nhưng nhằm mục đích lấy tiền bảo hiểm là một vấn đề không dễ dàng.
  3. Tự tử, tự gây thương tích, hoặc tự gây tai nạn sau 24 tháng được chi trả, nhưng xem xét tại một số trường hợp thực tế Trần Việt nhận định như sau:
  • Đa phần các trường hợp trục lợi đều nhờ đối tượng thứ 3 đồng phạm, cùng tạo ra sự kiện bảo hiểm để trục lợi, chứ cái gan tự tử thì không có. Khi đó nếu đã nhận tiền bảo hiểm, cơ quan công an xác định cố ý thì phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
  • Nếu cố ý tự gây thiệt hại về sức khỏe, tài sản theo một khung nhất định (Điều 213 – BLHS) thì phạm tội Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm.

Bạn có thể tham khảo điều 213 – BLHS tại đây

Bạn có thể tham khảo một vụ việc cụ thể về thuê người tư chặt tay, chặt chân để trục lợi bảo hiểm, và công ty bảo hiểm không chi trả tại đây

4. Không chỉ tự tử sau hai năm được chi trả, công ty bảo hiểm còn quy định về việc tự gây thương tích, hoặc tự gây tai nạn cũng được chi trả sau 24 tháng. Vậy nếu người được bảo hiểm tự chặt tay, chặt chân mình liệu có được chi trả hay đó được quy vào hành vi cố ý nhằm lấy được tiền bảo hiểm.

5. Tại điều 39, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 có quy định:

“1. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:

  1. Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;
  2. Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;
  3. Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.

2. Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

3. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan; nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.”

Bình luận: Áp vào điều kiện vụ việc chặt tay, chặt chân trục lợi bảo hiểm ở trên, câu hỏi đặt ra là nếu người được bảo hiểm thuê người chặt tay chặt chân (người được thuê không phải bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng) đồng thời hợp đồng đã quá 24 tháng, thì công ty bảo hiểm có chi trả hay không?

  • Kết quả thực tế: Người cố ý thuê tự chặt tay chặt chân không được bảo hiểm, chấp nhận thương tật suốt đời.

Trên thực tế, Trần Việt tìm hiểu thì chưa có một vụ tương tự tại Việt Nam ngoài vụ thuê người chặt tay, chặt chân để trục lợi nhưng cty bảo hiểm không chi trả. Tuy nhiên, việc mâu thuẫn giữa tự tử, tự gây thương tích hoặc tai nạn nếu được chi trả thì liệu có khả năng chịu trách nhiệm hình sự về tội 213 – BLHS hay không vẫn còn bỏ ngỏ? Vậy nên, Trần Việt sẽ update tiếp những thông tin này ở các bài sau khi có một case study cụ thể nhé

Trần Việt MB – Luôn tận tâm – Luôn hoàn thiện

Xin chúc các bạn có một gia đình hạnh phúc, ấm êm và chủ động trước những rủi ro trong cuộc sống. Nếu cần liên hệ để được hỗ trợ, hãy liên hệ với Việt qua các kênh sau nhé.

Fanpage: Trần Việt MB – Chuyên gia Bảo hiểm nhân thọ Quân đội

Youtube: Trần Việt MB Ageas

SĐT: 0902261286 / Email: tranviet.mbageas@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *