Bài 27: 6 lý do cha mẹ từ chối dạy con kỹ năng phòng tránh TNGT

Tôi cũng có hai người con, bạn cũng vậy và nhiều người khác cũng giống như tôi và bạn. Mỗi ngày, mỗi chúng ta đều có những quỹ thời gian như nhau, nhưng tại sao có những người, con của họ lớn lên đầy tự tin, mạnh mẽ và thành công, còn một số khác lại không như vậy. Kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông, suy cho cùng cũng chỉ là một phần kiến thức, kỹ năng rất nhỏ sẽ theo các con trong suốt cuộc đời. Trong suốt quãng thời gian kể từ khi con chào đời đến năm con 18 tuổi, tại sao có những đứa trẻ vẫn còn như một thai nhi quá hạn, có nghĩa là vẫn được sự bao bọc tuyệt đối của cha mẹ, và ngược lại, chúng có những đứa trẻ đã dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Vậy, khác biệt trong cách giáo dục của các ông bố, bà mẹ trong những ví dụ nêu trên là ở đâu? Chúng ta hãy cùng nhau chỉ ra những lý do khiến có những phụ huynh thành công, có những phụ huynh thất bại nhé.

Hãy dạy con kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông. Dừng ngụy biện lại, Làm đi

 

  1. Tôi không có đủ thời gian. Những bậc phụ huynh này luôn mồm kêu ca họ bận, họ thoái thác hết cho ông bà, giúp việc và nhà trường trong quá trình dạy con, nếu họ là người làm ra nhiều tiền, họ sẽ cho con học trường quốc tế, những trường đắt tiền để họ thoải mái “bận”, nếu họ là những người không làm ra tiền, họ sẽ coi thời gian để bia rượu, nhậu nhẹt hay những công việc không ổn định là lý do để họ không đầu tư cho con cái, và như vậy cứ đời này nghèo, rồi đến đời kia cũng vẫn vậy.
  2. Dạy con tôi học là trách nhiệm của nhà trường. Cá nhân tôi đã từng trải qua việc cho con đi học, tôi nhận ra một điều:” Muốn con trẻ yêu thích việc học tập, thì phải bắt nguồn từ việc bố mẹ cho chúng sự trân trọng, động viên và thời gian để chúng hòa nhập”. Nhưng không, nhiều người ép con phải đi học mặc dù con nói rằng không muốn. Không phải chúng không muốn đâu các bạn ạ, cái chúng muốn là bố mẹ ở bên cạnh hỗ trợ chúng những giây phút đầu tiên chúng bị vứt vào môi trường mà ở đó chúng không hề quen biết ai. Chúng sẽ cảm thấy bị bỏ rơi, từ đó, càng lúc càng chán ghét việc học bởi không có bố mẹ ở bên cạnh. Khi tôi dự buổi họp phụ huynh đầu tiên của con trai, tôi thấy cô giáo mầm non của con nói thế này:” Có những bậc phụ huynh để quả cam, quả chuối chín đến mức nát ra trong cặp con mà không biết…..”
  3. Trời sinh voi, sinh cỏ, mình không phải dạy đâu, tự chúng lớn. Đây là mẫu bố mẹ điển hình cho việc “Mang đến cho con một cái bụng đầy” Tức là họ nghĩa rằng chỉ cần nuôi con lớn là đủ, chưa bao giờ họ nghĩ đến nuôi con lớn và khôn. Nuôi lớn và dạy dỗ luôn luôn là hai mặt song hành mà không thể thiếu một trong hai, cả hai đều đòi hỏi bạn phải bỏ công sức vào đó. Như TS. Lê Thẩm Dương từng nói, một con người được gọi là có sức khỏe gồm 1/4 là cơ bắp, và 3/4 là não. Như vậy, có nghĩa rằng công sức bạn dạy con “khôn” bạn phải bỏ ra gấp ba lần thời gian bạn cho chúng “lớn”.
  4. Tôi muốn dạy con thành thiên tài. Chúng ta hãy nhớ lại định nghĩa mà rất nhiều người đã định nghĩa về thiên tài nhé:” Thiên tài là 1% tư chất, 99% sự nỗ lực” . Bạn đã làm gì để con bạn nỗ lực hơn, nhồi ép chúng học thật nhiều kiến thức, bắt chúng đi trước thời đại bằng việc luôn gồng mình để tiếp thu những kiến thức cao siêu hơn và đạt được những điểm số theo kỳ vọng của bố mẹ ư? Đó là giáo dục bằng suy nghĩ của người lớn, hoàn toàn không phải cách giáo dục dành cho những đứa trẻ. Chúng ta cần nhìn nhận, dạy con là dạy chúng làm người, tức là tự biết lo cho bản thân mình, hiểu được giá trị của sự lao động, hoàn toàn không phải là những thứ cao siêu bạn vẫn nghĩ.
  5. Cả một nền giáo dục đang suy đồi, hỗn loạn, tôi biết tin vào ai? Tôi và một số người bạn đã thảo luận rất nhiều về vấn đề này? Và tôi cũng có thể đã như các bạn khi đưa ra rất nhiều các lý do khác nhau: “Thầy cô giờ cũng kinh tế, kiếm tiền qua việc dạy thêm nhiều lắm, không đi học thì cũng không được đâu? Hoặc, Học sinh giờ mà điểm học bạ, chỗ ngồi bàn đầu trong lớp học cũng phải chạy đấy, không như thời ngày xưa của chúng mình?” Chúng ta sẽ làm thế nào với những tình huống này? Khi tôi đang trăn trở thì bỗng tôi gặp một người bạn có con sống trong cái thời đại mà chúng ta chê bai này, con của anh ấy vừa lấy được học bổng ở một trường danh tiếng bên Mỹ khi vừa tốt nghiệp cấp 3. Hay quá ta, làm sao hay vậy? Điều quan trọng, là chúng ta có dám để trở thành một người bạn của con mình, cùng con tìm ra những giá trị lõi, giúp con định hướng và phát triển đúng đắn, hay chúng ta sẽ hòa chung với cả xã hội để chửi đổng một nền giáo dục. Xin lỗi bạn, ở đâu cũng có người này, người kia. Tìm ra nhân sự tốt chưa bao giờ là dễ dàng.
  6. Con tôi phải học kiến thức ở trường đã mệt rồi, lấy đâu thời gian học kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông. Đúng vậy, thế sao có rất nhiều bậc cha mẹ mà tôi biết họ vẫn có thời gian để hoàn thành việc mà bạn đang kêu ca. Tôi đang sợ những bậc phụ huynh đang kêu ca này đều đang mắc kẹt trong tình huống:”Muốn dạy con rất nhiều nhưng không biết bắt đầu từ đâu?” . Trong rất nhiều các kỹ năng, kiến thức mà con bạn cần phải học, thì với vai trò làm cha mẹ, các bạn có thể giúp con hoạch định lộ trình cho từng kỹ năng cụ thể, và làm cho chúng có hứng thú với việc đó. Đừng lặp lại những suy nghĩ ở trên, đó là cứ cho con học cái gì là chúng thích cái đó, việc chúng thích học hay không phụ thuộc vào cách bạn khơi gợi hứng thú cho chúng.

Và còn rất nhiều những lý do khác nữa mà sẽ được các bậc phụ huynh vô trách nhiệm nêu ra. Tuy nhiên, như người ta thường nói rằng “Để yêu thì chỉ cần 1 lý do, để chia tay thì có hàng nghìn lý do”. Nay tôi sửa thành :” Muốn dạy con trưởng thành chỉ cần một lý do, không muốn dạy con trưởng thành có hàng nghìn lý do” . Vậy bạn sẽ chọn vé nào trong câu nói trên. Hãy thực sự quan tâm đến con mình như lẽ sống của cả cuộc đời. Khi mới cưới, để mang thai thật là khó, khi đã mang thai, để đẻ được đứa con suốt 9 tháng 10 ngày chưa lúc nào không âu lo, khi đẻ con ra rồi, mỗi ngày cố gắng cho chúng lớn lên lại càng vất vả, nhưng đến giai đoạn cuối cùng, đó là giúp chúng lớn và “khôn” thì nhiều người lại kiệt sức. Cố gắng lên.

————————

Tri ân 50 khách hàng đầu tiên, chỉ cần nhập mã VietTMH.01_399 tại https://goo.gl/muWnfj để nhận phần quà lên đến 45% chi phí cho khóa học kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông còn 399.000 đồng.

Miễn phí giảng dạy kỹ năng phòng tránh TNGT, xâm hại tình dục, phòng chống ma túy và bạo lực học đường tại các trường học cấp 1, 2,3 trên địa bàn TP Hà Nội/ Liên hệ Mr Việt 0898446866

Subcribe Youtube trực tiếp của giảng viên Trần Việt: Chumskills

Fanpage tư vấn ATGT và giáo dục con cái 24/24h: Chumskills – Giúp bạn an toàn và tài năng hơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *