Tôi muốn giới thiệu với các bạn một số nguyên tắc nền tảng của việc giáo dục con cái nói chung và giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông nói riêng. Bởi xét cho cùng, dù nhìn bản thân một đứa trẻ ở nhiều góc cạnh khác nhau, thì việc dạy dỗ một con người cũng chỉ xoay quanh một vài tư tưởng và nhận thức chính đủ để quyết định xuyên suốt quá trình dạy con của chúng ta. Những kiến thức, nhận thức này chính là chiến lược dạy con đến khi chúng trưởng thành, nôm na bạn có thể hiểu, chiến lược là cái dài hạn, là 18 năm cho đến khi con cái trưởng thành. Bài này chúng ta sẽ chưa đi vào chi tiết, mà chỉ nêu lên những lối tư duy mở hơn, khác biệt hơn và nền tảng nhất đối với 90% các bậc phụ huynh Việt Nam hiện nay.
Bắt đầu nhé, muốn dạy con hiệu quả, chúng ta cần phải am hiểu những vấn đề chính sau đây:
- Nguyên tắc Nhớ và Tự lớn: Người Nhật đưa ra hai nguyên tắc để lựa chọn và so sánh trong quá trình dạy con gồm một vế là nguyên tắc Nhớ và tự lớn lên, một vế là Dạy và nuôi dưỡng, và họ lựa chon sẽ dạy con theo vế thứ nhất. Lập luận của họ đối với hay nguyên tắc này nằm ở những yếu tố quyết định sau:
- Họ nhận thấy rằng, từ khi còn nhỏ, dù bạn có nói, giải thích cho trẻ nhiều mấy đi chăng nữa, thì một thức tế đã được thống kê tại Nhật Bản là chỉ 6% học sinh học tiểu học có thể hiểu hoàn toàn những điều mà thầy cô truyền đạt. Và họ cho rằng, cần phải có một cách tiếp cận khác để có thể giúp trẻ học tập. Chính vì thế, khi họ hạ thấp mục tiêu của họ, và làm những động tác đơn giản sau đây thì hiệu quả thật không ngờ. Họ tạo ra điều kiện lặp đi, lặp lại những điều mà họ muốn dạy theo trình tự từ thấp đến cao, cứ lặp đi lặp lại, lên cao hơn rồi lại quay về điểm xuất phát. Cứ như vậy, trẻ có thể chưa hiểu ngay, nhưng lâu dần, khi những hoạt động của chúng thành thạo, chúng sẽ dần dần hiểu rõ hơn từng khía cạnh của vấn đề (Họ đã áp dụng và dạy dương cầm, học toán… và đã rất thành công)
- Nhớ có nghĩa là bạn rèn cho con những thói quen tốt, giúp con lữu trữ một cách tự nhiên nhất những gì bạn muốn truyền đạt thông qua những bài học. Nhớ còn có ý nghĩa bạn phải là người bạn của trẻ, là người cùng trẻ tham gia quá trình học tập, về mặt sâu xa thì vai vế của bố và mẹ là cân bằng, bố mẹ cùng coi trọng con như vị khách quý đến nhà chơi. Chúng ta phải cùng nhẹ nhàng, khéo léo để tìm hiểu thế giới nội tâm của trẻ. Nhớ là vậy, dạy thì sao? Dạy có nghĩa bạn là người có uy quyền và áp đặt sẽ dạy con cái những gì? Đôi khi, ở thời điểm khi trẻ còn nhỏ, thì bạn càng cố dạy, thì con cái càng không nghe lời
- Tự lớn lên và nuôi dưỡng, nội hàm của hai từ này phản ánh chính xác các bậc cha mẹ Việt Nam và Nhật Bản, người Nhật chú trọng đến việc để con sẽ tự mình trưởng thành và khám phá thế giới xung quanh, họ không can thiệp một cách thô bạo hoặc bao bọc quá đà xung quanh cuộc đời con cái của họ, họ quan niệm đến một thời điểm nào đó, con cái họ sẽ lớn và họ không thể vòng tay ôm chúng mãi được. Vì vậy, họ rất chú trọng dạy con tự lập. Ngược lại, nuôi dưỡng thể hiện quan điểm can thiệp, bao bọc nhiều hơn là để con tự lớn, và đây là điển hình của những bậc làm cha, làm mẹ Việt.
- Mối liên hệ giữa lời nói và hành động khi dạy dỗ con cái, một điều hiển nhiên và rõ ràng là chúng ta sẽ chi tác động được đến con cái thông qua lời nói và hành động. Tuy nhiên, giữa lời nói và hành động có những liên hệ gì, tỷ lệ của chúng ra sao là điều mà chưa hẳn các bậc phụ huynh nào cũng đã biết.
- Lời nói và hành động là hai vế của vấn đề cùng với tỷ lệ 100%, khi bạn nói nhiều hơn thì bạn hãy hành động ít đi, khi bạn hành động nhiều hơn thì bạn nên nói ít đi với con cái của mình. Nếu bạn cùng lúc, nói nhiều và hành động nhiều, có thể trẻ sẽ bị bội thực, quá tải và ức chế không thể giải tỏa, và điều đó hoàn toàn không tốt chí ít ở một số giai đoạn trong cuộc đời của trẻ
- Đặc biệt, lời nói và hành động có những tỷ lệ xuyên suốt trong quá trình trẻ sinh ra và lớn lên. Khi trẻ con nhỏ, 0-5 tuổi, muốn dạy dỗ trẻ bạn nên đặt tỷ lệ hành động, lời nói theo tỷ lệ 70:30, tức là bạn thiên về việc làm mẫu cho trẻ nhiều hơn là giải thích. Khi con càng ngày càng lớn lên, tỷ lệ này bắt đầu thay đổi, khi đó lời nói dần tăng lên, và hành động dần giảm xuống. Điều đó có nghĩa không phải bạn không hành động nhé, nó có nghĩa là bạn đã tạo cho con những thói quen về hành động tốt, nên bạn không cần phải biểu diễn quá nhiều trước mặt chúng L(
- Hành động thì phải làm gương, và tạo ra hoàn cảnh để thúc đẩy con cái học tập và rèn luyện thói quen
- Lời nói thì phải đúng tâm trạng và cảm xúc của trẻ, tránh những lời nói xúc phạm đến nhân cách, tính cách và khả năng của trẻ
- Rèn luyện thói quen ngay từ khi còn bé, trong nguyên tắc nhớ và tự lớn lên, bạn sẽ thấy rằng nếu bạn nắm được những phương pháp để rèn luyện thói quen cho trẻ, bạn sẽ hoàn thành xuất sắc vế giúp trẻ nhớ được những điều bạn muốn truyền đạt. Thực ra, khi nói về thói quen thì không chỉ người nước ngoài coi trọng, mà các cụ ta ngày xưa cũng đã có những câu nói tuyệt vời khẳng định sức mạnh của thói quen. Đó là “gieo hành vi, gặt thói quen, gieo thói quen, gặt tính cách, gieo tính cách, gặt số phận” và câu nói làm kim chỉ nam cho tôi trong quá trình dạy dỗ con cái đó là “Cách bạn làm một việc là cách bạn làm mọi việc” Vì vậy, chú trọng đầu tư cho con cái ngay từ bé là khoản đầu tư có lãi thứ hai sau đầu tư vào bản thân mình.
Ở những bài tiếp theo, tôi sẽ đi sâu vào cách các bạn dùng hành động và lời nói để dạy con, cách bạn rèn luyện thói quen cho trẻ. Đây là những kiến thức chung những cũng là những hành trang để giúp bạn rèn luyện cho con cái kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông. Một thực tế tôi cũng đã nói nhiều lần, kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông là một trong rất nhiều các kỹ năng chúng ta cần rèn cho trẻ. Và tôi chỉ hy vọng rằng, bạn có ý thức về việc rèn luyện thôi thì ở phần nào đó bạn đang hơn rất nhiều so với các bậc cha mẹ con lại.
Chúc các bạn thành công
————————
Tri ân 50 khách hàng đầu tiên, chỉ cần nhập mã VietTMH.01_399 tại https://goo.gl/muWnfj để nhận phần quà lên đến 45% chi phí cho khóa học kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông còn 399.000 đồng.
Miễn phí giảng dạy kỹ năng phòng tránh TNGT, xâm hại tình dục, phòng chống ma túy và bạo lực học đường tại các trường học cấp 1, 2,3 trên địa bàn TP Hà Nội/ Liên hệ Mr Việt 0898446866
Subcribe Youtube trực tiếp của giảng viên Trần Việt: Chumskills
Fanpage tư vấn ATGT và giáo dục con cái 24/24h: Chumskills – Giúp bạn an toàn và tài năng hơn