Bài 14: Ma trận quản trị thời gian trong phòng tránh tai nạn giao thông?

Bài 14: Ma trận quản trị thời gian trong phòng tránh tai nạn giao thông?

Tôi đã từng có rất nhiều lần nghe đi, nghe lại những lời vàng ngọc của Tiến sỹ Lê Thẩm Dương khi ông nói về ma trận quản trị thời gian (nguyên gốc Stephen Covey) về việc bạn phải biết cách nhận thức và xác định được đâu là tính cấp bách, đâu là tính quan trọng của sự việc, và thứ tự ưu tiên của những công việc đó như thế nào để giúp bạn hướng đến thành công. Vậy, giữa ma trận quản trị thời gian và kỹ năng giáo dục con cái phòng tránh tai nạn giao thông có những mối liên hệ gì mà khiến tôi đưa ra để bàn luận. Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nội dung ma trận quản trị thời gian.

Ma trận quản trị thời gian nói rằng, trong tất cả các công việc hằng ngày bạn phải làm, có hai loại công việc được ưu tiên đó chính là những công việc có tính quan trọng mà lại cấp bách (phải làm luôn) và những công việc quan trọng mà không cấp bách (không phải làm luôn). Một người thành công là người sẽ đặt tỷ lệ 60% và những công việc quan trọng mà không cấp bách, và 20% và những công việc quan trọng mà cấp bách. Hai việc cuối cùng không được ưu tiên đó chính là những việc không quan trọng nhưng phải làm ngay (Việc sinh hoạt hằng ngày) , và những việc không quan trọng và cũng không cần làm ngay (Làm hay không làm cũng không có giá trị) (Nhóm công việc này chỉ chiếm 20% còn lại). Bạn có thể xem hình dưới để tưởng tượng được rõ hơn nhé.

Ma trận quản trị thời gian của Stephen Covey được truyền đạt dễ hiểu nhất bởi tiến sỹ Lê Thẩm Dương

Tôi áp dụng luôn với kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông nhé? Đầu tiên, bạn cần xác định được kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông là thuộc về ô nào trong bốn ô trên, từ đó sẽ hình thành nên 4 loại người, 4 kiểu số phận sau đây.

  • Những người đặt kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông vào ô quản trị thời gian không khẩn cấp, không quan trọng, tức là những việc bạn làm cũng được, không làm cũng chả sao. Thì đương nhiên đây là những kiểu người tham gia giao thông bản năng, không hề có rèn luyện và cũng không có kinh nghiệm, đi thế nào cũng được, nếu đen xảy ra việc thì do số. Đây là loại người dễ bị tai nạn giao thông nhất và cũng dễ gây nguy hiểm cho ngườ khác. Ví dụ như việc một người điều khiển xe khi say rượu, dù biết nguy hiểm vẫn làm.
  • Những người đặt kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông vào ô quản trị thời gian không quan trọng những phải làm luôn là những người cũng sẽ không chịu rèn luyện, tuy nhiên, họ không chịu rèn luyện bởi họ có thể ủy thác cho những người có kinh nghiệm, trình độ lái xe giúp họ giảm trừ các nguy cơ đến từ tai nạn giao thông
  • Những người đặt kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông vào ô khẩn cấp và quan trọng, tức là họ là người rất trân trọng tính mạng của mình, họ nhận thức được rằng việc rèn luyện kỹ năng này là cần thiết và phải làm ngay, nên họ sẽ gấp rút hoàn thiện xong trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, liệu họ có thể áp dụng nó liên tục được hay không là câu chuyện khác, bởi chưa chắc đã khẳng định được những người này sẽ áp dụng kỹ năng này khi không có những áp lực nhất định.
  • Cuối cùng, những người đặt kỹ năng này vào ô những việc quan trọng nhưng không khẩn cấp, tức là họ xác định được đây là một việc cần phải rèn luyện và có giá trị lâu dài đến cuộc đời mình. Họ sẽ học nó hàng ngày, rèn luyện hàng ngày chỉ 15 -20 phút trong thời gian đi làm, đi chơi, hoặc đi gặp bạn gái. Họ luôn ý thức tạo cho mình một thói quen tham gia giao thông an toàn (Ví dụ như lái xe với tốc độ vừa phải, luôn đội mũ bảo hiểm…) Những người này đến một thời điểm nào đó sẽ không cần phải học và rèn luyện nữa bởi nó cũng giống như khi bạn tập lái xe, ban đầu cùng một lúc bạn phải học đạp côn, chỉnh tay lái, về số, xi nhan cùng lúc  v..v nhưng khi đã biến thành kỹ năng, nó sẽ theo bạn suốt cuộc đời như một phản xạ mà không cần bạn để tâm đến nó nữa.

Thành công hay không thành công thì tôi xin phép không bàn tới, nhưng việc bảo vệ mạng sống của mình thì có lẽ là điều cực kỳ quan trọng. Ma trận quản trị thời gian là cách tôi liên tưởng đến những người thành công. Một thực tế là nếu những người thành công tử vong do tai nạn giao thông, thì có lẽ họ sẽ chẳng được ai biết tới chứ đừng nói là người thành công. Vậy kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông, kỹ năng sinh tồn được xếp vào ô nào trong ma trận. Đó là quyền quyết định của bạn.

————————

Tri ân 50 khách hàng đầu tiên, chỉ cần nhập mã VietTMH.01_399 tại https://goo.gl/muWnfj để nhận phần quà lên đến 45% chi phí cho khóa học kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông còn 399.000 đồng.

Miễn phí giảng dạy kỹ năng phòng tránh TNGT, xâm hại tình dục, phòng chống ma túy và bạo lực học đường tại các trường học cấp 1, 2,3 trên địa bàn TP Hà Nội/ Liên hệ Mr Việt 0898446866

Subcribe Youtube trực tiếp của giảng viên Trần Việt: Chumskills

Fanpage tư vấn ATGT và giáo dục con cái 24/24h: Chumskills – Giúp bạn an toàn và tài năng hơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *