Bài 12: Người Do Thái dạy con phòng tránh tai nạn giao thông thế nào?

Bản thân tôi có hai điều làm tôi thực sự thấy hứng thú và quyết tâm làm bằng được dù phải mất nhiều thời gian, thậm chí nhận được những ánh nhìn nghi hoặc của những người xung quanh. Một là, tôi được cống hiến những tri thức và trải nghiệm trong suốt 10 năm tôi chiến đấu với sự thảm khốc của tai nạn giao thông, đó là tự mình biên soạn một bộ kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông. Hai là tôi thực sự cảm thấy đam mê trong quá trình nhìn thấy con lớn lên và trưởng thành, tôi tìm tòi, đọc sách, áp dụng và tự rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. Trên hành trình đó, tôi đã tiếp cận với nhiều nền tư duy, nhận thức khác nhau về cách dạy con. Trong đó, tôi đặc biệt ấn tượng và cảm thấy phê đối với cách dạy con của người Do Thái – Một dân tộc giàu có số một dựa trên một nền tảng bất ổn định nhất hành tinh.

Khi đem tư tưởng dạy con của người Do Thái, kết hợp với quá trình đúc rút, nghiên cứu kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông. Tôi cảm thấy muốn đạt được mục tiêu đem lại sự an toàn cho các con, chúng ta cần đặc biệt lưu ý hai việc.

  • Một là phải có một phương pháp giáo dục đứng đắn
  • Hai là phải có một hệ thống nền tảng kiến thức thực chiến nhất
Người Do Thái dạy con kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông như thế nào?

Và bây giờ, tôi muốn đưa đến cho các bạn những sự khác biệt cơ bản trong cách dạy con của người Do Thái với người Việt, qua đó bạn sẽ hình dung được phương pháp truyền đạt và giáo dục con cái của chúng ta còn thiếu sót điều gì.

  • Đầu tiên, về tư tưởng dạy con, đầu bảng của đầu bảng chính là giáo dục con kỹ năng sinh tồn. Người Do Thái luôn luôn chuẩn bị cho con cái việc đối đầu với những thay đổi, với sự bất ổn định vốn là một điều không quá xa lạ với dân tộc của họ, họ chú trọng dạy con những kỹ năng giúp con có thể sống sót được ở bất kỳ đâu. Trong khi đó, cha mẹ người Việt thường chú trọng giáo dục con thành thiên tài sớm, cấp 1 học trước kiến thức cấp 2, cấp 2 học trước kiến thức cấp 3, hoặc luôn luôn tạo một vị trí tốt nhất để con có thể ngồi vào đó sau khi tốt nghiệp đại học.
  • Thứ hai, về thời gian, kỹ năng sinh tồn được họ chú trọng ngay từ khi con bắt đầu có nhận thức (khoảng 3 tuổi), họ bắt đầu cho con làm việc nhà, trải nghiệm xã hội nhiều hơn, để con có càng nhiều bài học càng tốt. Cha mẹ Việt thì khác, họ chờ đến thời điểm phù hợp mới bắt đầu dạy con, họ làm tất cả mọi việc xung quanh con để con có thời gian tập trung việc học hành, kiến thức chuyên môn. Điểm mà chúng ta có thể thấy rõ nhất là họ làm theo Luật một cách máy móc, 6 tuổi mới bắt đầu rèn con đội mũ bảo hiểm, trong khi người Do Thái đã dạy điều đơn giản này từ năm con lên 3 tuổi.
  • Thứ ba, họ để con tự lựa chọn, điểm mạnh lớn nhất trong cách dạy con của người Do Thái là họ không bao giờ quyết định hộ con, mà họ tập trung vào việc tham mưu cho con và để con tự suy xét và lựa chọn hành động. Đối với cha mẹ Việt thì khác, họ bao bọc và hộ con quá nhiều dẫn đến con không thể tự quyết định được những việc nằm trong trách nhiệm của con. Kỹ năng sinh tồn, kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông chính là trách nhiệm mà con phải làm, họ nhận thức rất rõ là kỹ năng sinh tồn phải được hình thành qua quá trình trải nghiệm, và con cái thì cần nhất phải tự biết yêu quý và trân trọng mạng sống của mình.
  • Thứ tư, họ giúp con mình biết nghĩ cho người khác. Họ hiểu rất rõ giá trị và sức mạnh của cộng đồng, muốn đi nhanh bạn đi một mình, muốn đi xa bạn phải đi cùng nhau. Khi con biết đặt mình vào vị trí người khác, là con đã biết cách bảo vệ chính bản thân mình. Một ví dụ khi con của bạn tham gia giao thông, thấy một phương tiện điều khiển xe đi không đúng, họ sẽ chủ động né tránh để thực hiện hai mục đích, đầu tiên là bảo vệ bản thân mình khỏi bị tai nạn, thứ hai là giúp cho chiếc phương tiện kia cũng an toàn, và đó cũng chính là văn hóa chứ còn đâu.
  • Cuối cùng, người Do Thái rất chú trọng đến việc làm gương cho các con, một vạn điều hay không bằng một tấm gương sáng, trong các hoạt động thường ngày nói chung và hoạt động tham gia giao thông nói riêng, họ luôn chấp hành tốt để làm gương cho con, lời nói đi đôi với việc làm là cách để con bạn dành cho bạn sự tôn trọng nhất định. Ngược lại, cha mẹ Việt dạy con vạn điều hay nhưng không tự mình thực hiện những điều hay đó, con cái chúng ta đủ thông minh cũng như nhạy bén để hiểu rằng, chúng cần làm theo hành động giống của cha mẹ, chứ không chỉ nghe lời cha mẹ nói.

Những tư tưởng cốt lõi trên hình thành từ thế hệ này sang thế hệ khác của dân tộc Do Thái, đó là lý do dẫn đến câu :”Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” không hề được ghi nhận ở dân tộc của họ, và vẫn chính tư tưởng đó, lại ăn sâu bám rễ vào suy nghĩ của người Việt.

————————

Tri ân 50 khách hàng đầu tiên, chỉ cần nhập mã VietTMH.01_399 tại https://goo.gl/muWnfj để nhận phần quà lên đến 45% chi phí cho khóa học kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông còn 399.000 đồng.

Miễn phí giảng dạy kỹ năng phòng tránh TNGT, xâm hại tình dục, phòng chống ma túy và bạo lực học đường tại các trường học cấp 1, 2,3 trên địa bàn TP Hà Nội/ Liên hệ Mr Việt 0898446866

Subcribe Youtube trực tiếp của giảng viên Trần Việt: Chumskills

Fanpage tư vấn ATGT và giáo dục con cái 24/24h: Chumskills – Giúp bạn an toàn và tài năng hơn

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *