Bài 11: Tránh tai nạn giao thông hay tránh cảnh sát giao thông?

Bài 11: Tránh tai nạn giao thông hay tránh cảnh sát giao thông?

TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG HAY TRÁNH CẢNH SÁT GIAO THÔNG

Hiện nay, 90% những người tham gia giao thông chấp hành Luật đơn giản bởi vì họ sợ bị Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông và các lực lượng chức năng khác xử phạt. Đối với họ, việc tham gia giao thông mà không mất tiền là việc được ưu tiên hàng đầu.

Và, trên các trang mạng xã hội, có rất nhiều những nhóm được thành lập với số lượng lên đến vài chục ngàn người (Group) thảo luận với mật độ dày và liên tục về các chủ đề giao thông. Nếu bạn tinh ý sẽ thấy, trong 10 chủ đề mà họ thảo luận, có đến 9 trường hợp sẽ có một câu hỏi :”Cảnh sát giao thông làm thế này có đúng không? Nếu không đúng, cho tôi xin mẫu đơn để khiếu nại”

Bạn đang tham gia giao thông với mục đích tránh cảnh sát giao thông hay tránh tai nạn giao thông

Có một khoảng thời gian, tôi thường xuyên xuất hiện trên các group này để tranh luận các chủ đề về giao thông, mong muốn của tôi là am hiểu luật hơn, hiểu rõ từng câu, từng chữ của luật để có cách điều chỉnh hành vi và cách cư xử cho hợp lý. Tuy nhiên, càng thảo luận sâu, tôi càng thấy thời gian mình dành ra cho việc này là lãng phí, bởi những người tham gia kiểu diễn đàn này thường chia làm 3 dạng:

  • Dạng 1: Người chơi chữ, họ là những người bới từng câu, từng chữ trong các thông tư, nghị định từ bé đến lớn, từ nhỏ đến to để tìm những chữ có nghĩa chung chung, không rõ ràng, dựa vào những chữ đó để lách luật, lấy làm cớ để tranh cãi với cảnh sát giao thông. Đối với họ, chỉ cần Luật có sơ hở dù chỉ dấu chấm, dấu phẩy cũng có thể bị họ suy diễn theo nhiều chiều hướng khác nhau. Tôi không nói rằng mình không đồng tình với việc này, bởi bất kể việc gì cũng có tính hai mặt của nó, việc tranh luận này giúp Cảnh sát giao thông và người tham gia giao thông hiểu rõ luật hơn, phát hiện ra những thiếu sót nhiều hơn, nhưng ngược lại, khi lạm dụng thái quá trong một số trường hợp, nó bóp méo ý nghĩa thật sự của tín hiệu giao thông, hoặc biến những hệ thống tín hiệu giao thông thành những thứ vô giá trị. Thậm chí, một số thành viên còn tự cho mình quyền phủ quyết các quy định của pháp luật dựa trên lập luận một chiều của họ. Đây là nhóm dẫn dắt các Group này.
  • Dạng 2: Người chửi – Nhóm bị dẫn dắt, nhóm người này tiếp thu mọi thông tin một cách vô cùng thụ động, họ không sàng lọc, luôn cho rằng mọi ý kiến của đội ngũ chơi chữ là chính xác và chỉ cần làm theo là họ sẽ không bị mất tiền đối với những hành vi tham gia giao thông của mình. Nhóm người này phải chiếm đến 70% thành viên trong các nhóm, đặc điểm chung của nhóm này là sau khi cào phím xong là họ sẽ quên rất nhanh, hầu như họ không có kiến thức cũng như kỹ năng tham gia giao thông đầy đủ, mà chỉ là học lỏm, mỗi lúc một chút.
  • Dạng 3: Nhóm im lặng: Đây chính là nhóm đại diện cho những cơ quan thi hành luật, ví dụ như Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, các lực lượng chức năng liên quan giao thông… Họ vào Group để theo dõi, lắng nghe các chủ đề, thi thoảng có một số người lên tiếng, tuy nhiên hầu như ý kiến của họ luôn bị cực đoan hóa và phản đối bởi nhóm 1, vì vậy họ chỉ âm thầm nghiên cứu, đọc và tìm hiểu.

Cả ba nhóm trên có một tư duy đó là tự bảo vệ mình khỏi sự xâm hại về các lợi ích kinh tế, đối với nhóm 1 và nhóm 2 thì chính là các khoản tiền phạt mà họ cho rằng là vô lý, đối với nhóm 3 là để tự bảo vệ mình trước những lập luận chơi chữ của nhóm 1, 2 và để tránh phải mất tiền vì những đơn khiếu nại, tố cáo.

Cả ba nhóm này đều tham gia giao thông với một mục đích duy nhất đó là :”Không mất lợi ích” mà không ai trong những nhóm này tham gia giao thông để “An toàn” . Khi đặt lên bàn cân giữa lợi ích kinh tế và an toàn bản thân, bạn sẽ thấy xu hướng của họ là lợi ích, buồn thay, số lượng những thành viên này lại quá đông, quá nhiều.

Khi nhận thức đã bị chệch hướng, thì chắc chắn bạn không thể có được những hành động đúng đắn. Có Cảnh sát giao thông, có Camera xử phạt nguội, mọi người tham gia giao thông đúng trình tự, đúng tốc độ và rất cản thận. Không có Cảnh sát giao thông, không có Camera giao thông, họ tăng ga, vượt xe, thực hiện hàng loạt những hành vi vi phạm nguy hiểm phục vụ cho lợi ích trước mắt của họ.

Vậy bạn đang tham gia giao thông với tư tưởng vì “lợi ích” hay “an toàn”? Bạn sẽ giáo dục con cái của mình như thế nào để chúng đặt sự an toàn của bản thân lên hàng đầu. Giá trị lõi của khóa học kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông chính là việc đưa vào tư duy của các con việc tham gia giao thông với mục đích tránh tai nạn, an toàn chứ không phải tránh bị phạt bởi Cảnh sát giao thông, giá trị lõi của khóa học là giúp mỗi người chúng ta, bố mẹ và con cái biết trân trọng mạng sống của mình hơn.

————————

Tri ân 50 khách hàng đầu tiên, chỉ cần nhập mã VietTMH.01_399 tại https://goo.gl/muWnfj để nhận phần quà lên đến 45% chi phí cho khóa học kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông còn 399.000 đồng.

Miễn phí giảng dạy kỹ năng phòng tránh TNGT, xâm hại tình dục, phòng chống ma túy và bạo lực học đường tại các trường học cấp 1, 2,3 trên địa bàn TP Hà Nội/ Liên hệ Mr Việt 0898446866

Subcribe Youtube trực tiếp của giảng viên Trần Việt: Chumskills

Fanpage tư vấn ATGT và giáo dục con cái 24/24h: Chumskills – Giúp bạn an toàn và tài năng hơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *