KHI NÀO CON PHẢI HỌC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG
Khi tôi đặt ra câu hỏi:” Khi nào phải học kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông?” đối với các em học sinh, sinh viên tại những ngôi trường mà tôi đã đến để đào tạo về kỹ năng này. Tôi nhận thấy 90% câu trả lời từ phía các em sẽ là :”Khi nào có bằng lái xe thì cháu sẽ học luôn thể chú ạ” hoặc “Cháu giờ còn học chuyên môn, làm gì có thời gian để học lái xe” . Nhưng câu trả lời này cứ văng vẳng trong đầu tôi suốt, buộc tôi phải suy nghĩ để tìm câu trả lời chính xác nhất cho việc, bao giờ thì mỗi chúng ta hoàn thiện xong kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông?
Và câu trả lời của tôi là :” Nhận thức sai lầm sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm” – Tư duy đúng mới có hành động đúng. Với câu trả lời cùng những cách suy nghĩ chờ đến khi lớn mới học của các em có thể nói đó là hệ quả sự thờ ơ trong dạy dỗ và định hướng của cha mẹ xuyên suốt trong hành trình con cái lớn lên kể từ khi chúng biết tập đi xe đạp (3 tuổi)
Vì sao lại như vậy, có rất nhiều các luận điểm để làm rõ cho những nhận định của tôi như sau:
Đầu tiên, tai nạn giao thông không hề xảy ra từ năm 18 tuổi, theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ em (260.000 người chết mỗi năm trên toàn thế giới). Nó bắt đầu từ khi con cái chúng từ từ 2-3 tuổi, khi bắt đầu biết ngồi và di chuyển trên xe ô tô, khi bắt đầu biết chạy nhảy vui chơi trên vỉa hè. Khi đó tai nạn giao thông bắt đầu rình rập và xuất hiện, số trẻ em chết vì tai nạn giao thông còn nhiều hơn các nguyên nhân còn lại gồm bỏng, ngã, ngộ độc và đuối nước.
Thứ hai, hình thái của tai nạn giao thông không cố định, mà nó có sự phân bổ mật độ theo những thời điểm khác nhau, ví dụ độ tuổi từ 0-5 tuổi thì tai nạn giao thông chủ yếu xảy ra khi trẻ ngồi trên xe ô tô, mải vui chơi dẫn đến lao xuống đường v..v. Thêm nữa, việc rèn luyện kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông bắt nguồn từ việc rèn luyện về ý thức biết trân trọng mạng sống của mình, mà ý thức thì không thể một sớm một chiều thay đổi, cần có sự kiên trì của bố mẹ trong việc định hướng và tham mưu cho trẻ, ý thức càng được hình thành sớm, thì việc nuôi dạy con sau này sẽ càng hiệu quả và dễ dàng hơn.
Thứ ba, hiện tại ở Việt Nam, 99% các giảng viên (trừ tôi) hiện mới chỉ ở cấp tuyên truyền viên, và nội dung mà họ truyền đạt chủ yếu được lấy từ quyền Luật Giao thông đường bộ xoay quanh các quy tắc về tham gia giao thông, hệ thống tín hiệu giao thông, hiệu lệnh của CSGT và nó hoàn toàn khác biệt với kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông do tôi biên soạn. Nếu để thi lấy bằng, bạn hãy học về Luật giao thông đường bộ, nếu để tự bảo vệ mình, bạn phải học về kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông.
Cuối cùng, độ tuổi xảy ra tai nạn giao thông nhiều nhất là từ 16 đến 29 tuổi, thời điểm thi giấy phép lái xe là 18 tuổi, liệu có quá muộn không khi đến năm 18 con cái chúng ta mới được học cách phòng tránh tai nạn giao thông, liệu chúng có thể đủ tỉnh táo trước những đặc trưng về độ tuổi vị thành niên là quá coi trọng đồng đội và nhóm của mình hơn cả bố mẹ hay không? Hiệu quả của việc giáo dục sẽ đến đâu. Tôi tin rằng, nếu bạn thực sự yêu thương con mình, hãy cùng con học kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông
Vậy, bao giờ trẻ nên học về kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông, câu trả lời là càng sớm càng tốt. Ở nước ngoài, 3 tuổi là độ tuổi để làm gương cho con và hình thành cho con thói quen đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, 6 tuổi là các bậc phụ huynh đã giúp con những kỹ năng lái xe cơ bản (xe đạp). Và bao giờ phải hoàn thiện xong kỹ năng này, trước năm 18 tuổi, sau năm 18 tuổi hãy để các em cống hiến cho đất nước dựa trên một nền tảng sức khỏe vững mạnh.
Dạy con điều tốt thì đừng bao giờ hỏi bao giờ? Những người hỏi bao giờ là những người không thực sự muốn dạy con tối thiểu trong suy nghĩ của mình.
————————
Tri ân 50 khách hàng đầu tiên, chỉ cần nhập mã VietTMH.01_399 tại https://goo.gl/muWnfj để nhận phần quà lên đến 45% chi phí cho khóa học kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông còn 399.000 đồng.
Miễn phí giảng dạy kỹ năng phòng tránh TNGT, xâm hại tình dục, phòng chống ma túy và bạo lực học đường tại các trường học cấp 1, 2,3 trên địa bàn TP Hà Nội/ Liên hệ Mr Việt 0898446866
Subcribe Youtube trực tiếp của giảng viên Trần Việt: Chumskills
Fanpage tư vấn ATGT và giáo dục con cái 24/24h: Chumskills – Giúp bạn an toàn và tài năng hơn