cach-dau-tu-trai-phieu

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt MB – Chuyên gia tài chính – bảo hiểm, thuộc công ty bảo hiểm nhân thọ Quân đội. Thị trường trái phiếu là một kênh đầu tư hấp dẫn, có an toàn và cũng có thể có rủi ro. Chính vì vậy, mỗi nhà đầu tư cần phải hiểu rõ và đánh giá được kỹ càng trước khi thực hiện một hoạt động “đi tiền” nào đó. Với quan điểm làm nghề, làm đầu tư là luôn hiểu biết trước khi hành động, ngày hôm nay mình xin chia sẻ hướng dẫn cách đầu tư trái phiếu tại thị trường Việt Nam

  1. Trái phiếu là gì? Trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp khác nhau như thế nào? 

Trái phiếu là một khoản nợ mà tổ chức phát hành vay từ người mua trái phiếu, trong một thời gian xác định và với mức lãi suất quy định. Tổ chức phát hành có thể là Chính phủ, Chính quyền địa phương hay Doanh nghiệp.

VD: Doanh nghiệp A phát hành 1 triệu trái phiếu doanh nghiệp, khi đó bạn là chủ nợ, doanh nghiệp A là con nợ, và doanh nghiệp A sẽ cam kết lãi suất cho bạn trong một khoảng thời gian nhất định.

Sự khác nhau giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp

so-sanh-trai-phieu-doanh-nghiep-va-trai-phieu-chinh-phu
So sánh Trái phiếu doanh nghiệp và Trái phiếu chính phủ

2. Các thuật ngữ cơ bản trong cách đầu tư trái phiếu 

  • Mệnh giá trái phiếu: Là phần vốn gốc mà tổ chức phát hành phải trả lại cho nhà đầu tư khi đến thời gian đáo hạn. Ví dụ: Trái phiếu mệnh giá 100 triệu đồng, tức là bạn mua với giá 100 triệu, đây là cơ sở để tính số gốc mà doanh nghiệp, chính phủ phải hoàn trả cho bạn khi đến kỳ hạn.
  • Lãi suất trái phiếu: tỷ lệ phần trăm giữa tiền lãi với tiền gốc của trái phiếu trong khoảng thời gian nhất định (thường được xác định là 1 năm). Khi mình thực hiện đầu tư trái phiếu của doanh nghiệp, thì mình thấy họ có biểu lãi suất tuỳ theo từng kỳ hạn bạn nắm giữ, như 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 15 tháng. Theo đó, khi bạn nắm giữ trái phiếu càng lâu thì lãi suất càng tăng.
  • Các loại lãi suất trái phiếu
    • Cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu: Tức là lãi suất được đóng băng, không thay đổi.
    • Thả nổi theo lãi suất thị trường: Lãi suất thả sau khi neo vào một mức lãi suất cố định nào đó. Giả sử lãi cho vay ngân hàng là 8% thì khi đó lãi suất ngân hàng được neo hay còn gọi là tham chiếu, và lãi suất thả nổi khi đó sẽ được tính là + % nhất định vào lãi suất neo, tham chiếu này
    • Kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi: Là loại lãi suất cố định trong thời gian đầu, sau đó thả nổi ở giai đoạn sau.
  • Ngày đáo hạn: Là ngày tổ chức phát hành hoàn trả khoản vay
  • Trả lãi định kỳ: 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng/ lần
  • Chênh lệch giá chuyển đổi: Khi một trái phiếu được phát hành, phần vượt trội của giá trái phiếu so với giá chuyển đổi được gọi là chênh lệch giá chuyển đổi. một doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi có thể chuyển đổi thành 50 cổ phiếu phổ thông và giá của mỗi cổ phiếu phổ thông là 20$. Giá trị chuyển đổi sẽ là 50 x 20$ = 1000$. Chênh lệch giá chuyển đổi là phần chênh lệch giá mà người nắm giữ trái phiếu được hưởng so với giá trị chuyển đổi. Nếu hiện tại, trái phiếu đó đang được bán với giá 1200$ thì chênh lệch giá chuyển đổi có thể tính được là 1200$ – 1000$ = 200$
  • Lãi tái đầu tư: tiền lãi định kỳ được tái đầu tư ngay, được hiểu là việc ghép lãi nếu khách hàng không thực hiện việc rút tiền từ trái phiếu sau khi hết kỳ hạn theo hợp đồng mua trái phiếu
  • Giá thực tế của trái phiếu (giá mua): khoản tiền thực tế mà nhà đầu tư bỏ ra để mua trái phiếu. Giá mua có thể ngang giá, cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá

3. Có nên đầu tư trái phiếu chính phủ?

Trên thực tế, đối với nhà đầu tư cá nhân thì gần như hoàn toàn không đầu tư vào trái phiếu chính phủ, chủ yếu là các đơn vị định chế tài chính lớn với mục tiêu đầu tư dài hạn và đa dạng hoá rủi ro thì sẽ lựa chọn kênh đầu tư này. Trái phiếu Chính phủ được Chính phủ bảo lãnh và phát hành trong nước bằng đồng Việt Nam. Đây cũng là một kênh đầu tư quan trọng của những tổ chức tài chính có lượng lưu trữ tiền lớn; đòi hỏi tính an toàn cao trong đầu tư như các công ty bảo hiểm; Quỹ hưu trí tự nguyện; Quỹ đầu tư an toàn.

Lãi suất trái phiếu Chính phủ được thông báo trên trang điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Và khi người sở hữu mua trái phiếu Chính phủ thì lãi suất của trái phiếu sẽ được ghi trên trái phiếu mà nhà đầu tư sở hữu.

Tuy vậy, thực tế thì việc đầu tư trái phiếu chính phủ đối với cá nhân mình không mặn mà cách đầu tư vào trái phiếu chính phủ, nên mình sẽ gửi cho các bạn đường link lãi suất và các thông tin cần thiết về trái phiếu chính phủ tại đây

4. Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Cách đầu tư trái phiếu doanh nghiệp? 

Trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu do doanh nghiệp phát hành, dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi nợ. Doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán cả lãi lẫn gốc cho chủ sở hữu trái phiếu khi đến kỳ hạn. Khi bạn mua trái phiếu của một công ty nào đó thì lúc này, bạn đang là chủ nợ của họ. Trái phiếu doanh nghiệp là một kênh đầu tư hấp dẫn, nhưng bạn nên đọc hết bài viết này để xác định cách đầu tư trái phiếu doanh nghiệp phù hợp nhất.

5. Các loại trái phiếu doanh nghiệp

A. Nguồn phát hành trái phiếu 

  • Trái phiếu chính phủ
  • Trái phiếu doanh nghiệp
  • Trái phiếu của các tổ chức tài chính, ngân hàng.

B. Trái phiếu theo lợi tức: 

  • Trái phiếu có lãi suất cố định: Là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo một tỷ lệ (%) cố định tính theo mệnh giá.
  • Trái phiếu có lãi suất thay đổi: Ngược lại với trái phiếu lãi suất cố định.
  • Trái phiếu không lãi suất: Trái phiếu không có lãi nhưng được mua với giá chiết khấu.

C. Theo hình thức trái phiếu 

  • Trái phiếu vô danh: Trái phiếu không ghi tên người mua
  • Trái phiếu ghi danh: Trái phiếu có ghi tên của người mua

D. Trái phiếu theo tính chất 

  • Trái phiếu có thể chuyển đổi: được quyền chuyển đổi sang cổ phần của công ty
  • Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: Trái phiếu có kèm phiếu cho phép mua một số lượng cổ phiếu nhất định.
  • Trái phiếu có thể mua lại: Cho phép nhà phát hành có thể mua lại trước khi đến hạn thanh toán

E. Trái phiếu có đảm bảo 

  • Trái phiếu bảo đảm: Trái phiếu mà nhà phát hành sử dụng một tài sản có giá trị để làm vật đảm bảo.
  • Trái phiếu có tài sản cầm cố: Là loại trái phiếu đảm bảo bằng việc nhà phát hành cầm cố một tài sản để đảm bảo thanh toán cho chủ trái phiếu.
  • Trái phiếu đảm bảo bằng chứng khoán ký quỹ: Là loại trái phiếu được đảm bảo bằng việc người phát hành thường đem ký quỹ số chứng khoán dễ chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản đảm bảo.
  • Trái phiếu không đảm bảo: Là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật đảm bảo mà chỉ có uy tín của người phát hành.

Trên thực tế, cách đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của Trần Việt MB thường xem xét ở nội tại doanh nghiệp đó với những loại trái phiếu bảo đảm hoặc bảo lãnh thì mình sẽ ưu tiên hơn

6. Đánh giá thị trường trái phiếu doanh nghiệp 

Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng bình quân 35%/năm trong 5 năm qua (2016-2020). Giá trị phát hành TPDN trong năm 2020 đạt kỷ lục ở mức 435 nghìn tỷ VND, tăng 47% so với năm 2019.

Các nhóm ngành ngân hàng và bất động sản là những nhà phát hành lớn nhất với tỷ trọng lên tới 68%. Trong đó, nhóm ngành có mức lãi bình quân cao nhất là xây dựng hạ tầng (11.2%), ngành bất động sản (10.5%), tiếp đến là nhóm ngành chứng khoán (8.7%) và ngân hàng(6.7%).

trai-phieu-doanh-nghiep

Đặc biệt, trong bối cảnh lãi suất ngân hàng hạ trong đợt dịch Covid, thì số lượng nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh, có thể lên đến 50% khi so sánh các năm gần đây nhất. Điều đó cho thấy, dòng tiền biến động chuyển đổi giữa các kênh tài chính khác nhau tuỳ theo biến động lãi suất từng giai đoạn.

7. Rủi ro khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp 

Có các loại rủi ro đối với trái phiếu doanh nghiệp sau đây:

  • Rủi ro lãi suất: Quy luật về mối tương quan giữa lãi suất và trái phiếu là khi trái phiếu tăng thì lãi suất giảm và ngược lại, khi trái phiếu giảm thì lãi suất lại tăng. Nên việc đầu tư trái phiếu cần nắm được mối tương quan giữa lãi suất và trái phiếu.
  • Rủi ro thanh toán: trong trường hợp doanh nghiệp bị vỡ nợ, mất khả năng thanh toán đúng hạn các khoản lãi và gốc của đợt phát hành.
  • Rủi ro lạm phát: phát sinh do sự biến đổi trong giá trị dòng tiền mua trái phiếu. Ví dụ: Nếu nhà đầu tư mua một trái phiếu có lãi suất 10%, nhưng tỷ lệ lạm phát là 4%, thì thực tế lãi đầu tư là 6%. Nên nếu lạm phát tăng cao thì lãi định kỳ hoặc cam kết của trái phiếu sẽ bị giảm.
  • Rủi ro thanh khoản: tùy thuộc vào việc trái phiếu có dễ dàng được bán theo giá trị hay gần với giá trị của nó hay không. Rủi ro này sẽ không có nếu nhà đầu tư giữ trái phiếu cho đến khi đáo hạn. Rủi ro này được hiểu khi có những biến động mạnh về lãi suất hoặc lạm phát thì trái phiếu này không thể bán được.
  • Rủi ro tái đầu tư: Đặc tính có thể thu hồi của trái phiếu cho phép tổ chức phát hành mua lại trái phiếu trước ngày đáo hạn. Kết quả là, người sở hữu trái phiếu nhận được khoản thanh toán gốc có giá trị cao hơn so với mệnh giá. Đối với những trái phiếu không có đặc tính thu hồi, các nhà đầu tư trái phiếu sẽ nhận được mức lãi suất cao hơn.

  • Rủi ro xếp hạng: Nếu một công ty bị xếp hạng tín dụng thấp hoặc khả năng kinh doanh và trả nợ có vấn đề, ngân hàng hay các tổ chức cho vay có thể tính lãi suất cao hơn cho các khoản vay sau này của công ty. Điều này có thể có tác động xấu đến khả năng đáp ứng các khoản nợ với các trái chủ hiện tại của công ty và gây tổn thất cho các trái chủ khi muốn bán trái phiếu.

Hiện tại, ở thị trường Việt Nam thì rủi ro lớn nhất mà các nhà đầu tư gặp phải đó chính là rủi ro khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, tức là bị vỡ nợ hoặc rủi ro liên quan đến việc doanh nghiệp chơi game (bán giấy lấy tiền) sẽ nói ở phần sau trong cách đầu tư trái phiếu chuyên nghiệp nhé.

8. Các cách đầu tư trái phiếu 

A. Đầu tư trực tiếp tại đơn vị phát hành: 

Bản thân Việt cũng đã trải nghiệm hình thức này, bạn sẽ mua trái phiếu thông qua một bạn phân phối của đơn vị phát hành và có thực hiện việc ký hợp đồng (coi như lúc này bạn sẽ trở thành chủ nợ của doanh nghiệp phát hành). Trên bản hợp đồng sẽ có các thông tin cơ bản và các phụ lục đi kèm theo. Tuy vậy, khi đầu tư theo hình thức này thì số tiền bạn tham gia sẽ yêu cầu một hạn mức khá lớn khoảng 50 – 100 triệu đồng trở lên, đồng thời bạn phải tự thực hiện việc phân tích doanh nghiệp này để phòng ngừa các rủi ro.

Ngoài ra, khi bạn mua trái phiếu trực tiếp của doanh nghiệp, bạn cũng nên lưu ý để đọc các điều khoản trong hợp đồng như tài sản đảm bảo, kỳ hạn tham gia và lãi suất cam kết của đơn vị phát hành nhé.

B. Đầu tư thông qua quỹ đầu tư 

Đây là hình thức dành cho những người chưa thực sự hiểu biết cũng như có khả năng đánh giá hoặc phân tích được doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Thực ra từ góc nhìn quan điểm cá nhân, thì mình đánh giá việc yêu cầu một nhà đầu tư mới có thể đánh giá toàn diện một doanh nghiệp là một quá trình cực kỳ khó khăn. Nên chính vì vậy, các quỹ đầu tư mới có thể ra đời, bởi đầu tư tài chính trong đó có trái phiếu là một việc không hề dễ dàng và tiềm ẩn rủi ro, nên đầu tư thông qua quỹ là hình thức uỷ thác và phù hợp với những nhà đầu tư có nguồn vốn nhàn rỗi, không có nhiều kiến thức và thời gian tìm hiểu.

Hiện tại có rất nhiều quỹ mở mà bạn có thể thực hiện việc đầu tư trên thị trường. Tuy vậy, hình thức uỷ thác đầu tư này khác với việc đầu tư trực tiếp là việc bạn sẽ phải chấp nhận mất một khoản phí đầu tư cho các công ty quản lý quỹ. Thông thường các khoản phí này sẽ giảm dần khi bạn đầu tư với thời gian lớn dần.

dau-tu-trai-phieu

9. Cách đầu tư trái phiếu thông qua đánh giá doanh nghiệp

A. Tài sản đảm bảo trái phiếu có an toàn

Về mặt lý thuyết, trái phiếu có tài sản đảm bảo đương nhiên có hệ số rủi ro thấp hơn so với trái phiếu không có tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo thì về bản chất nó là một công cụ để giúp tăng áp lực trả nợ cho nhà đầu tư và cũng là phương án cuối cùng để giảm thiểu tổn thất cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, trên thực tế từ những đánh giá và theo dõi thì mình thấy rất rõ rằng, tài sản đảm bảo sẽ các tác dụng nhiều hơn đối với ngân hàng, còn đối với trái phiếu thì …. mang tính hên xui hơi nhiều. Vì sao?

  • Tài sản đảm bảo của trái phiếu không đại diện cho ý muốn trả nợ của doanh nghiệp phát hành. Giả sử như trường hợp của Evergrande tại Trung Quốc đang trong giai đoạn đứt thanh khoản không trả được lãi, nợ gốc đến hạn và phải đối mặt với khoản nợ hơn 300 tỷ USD. Điều đáng nói, 54% trong tổng nợ vay của Evergrande là “có tài sản thế chấp” nhưng thực tế nhà đầu tư trái phiếu và chủ nợ chưa thể nhanh chóng xử lý. Song giá thị trường trái phiếu và cổ phiếu của tập đoàn này đều chỉ còn 20-25% so với trước kia 1 năm. Dù có ngân hàng được cử làm quản lý và giám sát tài sản thế chấp cũng chịu. Cơ bản là nhà đầu tư mất hết tiền nếu bán ở giá này hoặc lùi lãi và gốc 5 năm đợi doanh nghiệp tái cấu trúc”.
  • Tài sản đảm bảo của trái phiếu là một tiêu chí, hệ số để xếp hạng trong việc có hay không khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tuy vậy, nó chỉ mang tính … xếp hạng.
  • Chất lượng tài sản đảm bảo của trái phiếu hạn chế, chủ yếu là các dự án đầu tư, tài sản hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu của doanh nghiệp bất động sản.

Một số yếu tố đánh giá tài sản đảm bảo: 

  • Pháp lý dự án đó đã hoàn thành chưa?
  • Tiến độ xây dựng của dự án đó đến đâu? Nếu dự án chưa hoàn thiện pháp lý và còn chưa xây dựng xong nổi cái móng thì giá trị của nhà đầu tư thu được khi xử lý được là gì ?
  • Ai là người sẽ quản lý tài sản đảm bảo này?
  • Động lực nào để cho đơn vị quản lý tài sản đảm bảo thực thi khi có rủi ro xảy ra?

Thứ hai, chúng ta sẽ đi vào một hình thức tài sản đảm bảo hơi đặc biệt đó là tài sản đảm bảo bằng cổ phiếu, cổ phần của doanh nghiệp. Hiện tại, có nhiều doanh nghiệp sử dụng tài sản đảm bảo bằng cách này, và thực sự cách này chỉ hiệu quả trong trường hợp:

  • Thứ nhất, cổ phiếu của doanh nghiệp có giá trị thực trên thị trường. Nhà đầu tư cũng dễ dàng mua đi bán lại, chuyển nhượng giấy tờ có giá này.
  • Thứ hai, nhà đầu tư phải đảm bảo cổ phiếu của doanh nghiệp được chuyển nhượng cho nhà đầu tư dễ dàng như tài sản thế chấp. Tức là, số lượng cổ phiếu này phải đăng ký ở cơ quan lưu ký, được khoanh lại trở thành tài sản bảo đảm cho lượng trái phiếu phát hành sắp tới. Phải có tài liệu chứng thực, còn nếu doanh nghiệp tuyên bố chung chung, thì không có giá trị.

Trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp thì định giá cổ phiếu khủng, không có tài sản đảm bảo, không bảo lãnh, kết quả làm ăn thì chậm và không hoàn thành được kế hoạch năm, thậm chí nhiều doanh nghiệp đang có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Thì dù tài sản đảm bảo có là gì, thì nguy cơ vỡ trận vẫn tiềm ẩn. Rõ ràng khi thế chấp bằng cổ phiếu của chính doanh nghiệp đó thì không khác gì nhà đầu tư dang cho vay tín chấp cả. Doanh nghiệp mà mất khả năng trả nợ thì giá trị cổ phiếu về không. Quyền sở hữu còn đứng sau cả quyền của chủ nợ khi mà xử lý doanh nghiệp này.

B. Trái phiếu có bảo lãnh 

Đây là một điểm quan trọng bạn cần thực hiện xem xét kỹ càng thậm chí cẩn thận hơn cả tài sản đảm bảo đó chính là bảo lãnh trái phiếu.

Bảo lãnh phát hành trái phiếu là phương thức phát hành trái phiếu mà doanh nghiệp phát hành bán trái phiếu thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành. Hiện có hai loại bảo lãnh sau đây:

  • Thứ nhất, bảo lãnh phân phối. Nghĩa là, nếu nhà phát hành không hết, ngân hàng sẽ cam kết mua hết trái phiếu còn lại.
  • Thứ hai, bảo lãnh thanh toán. Có nghĩa là nhà đầu tư mua trái phiếu của nhà phát hành, trong trường hợp rủi ro, nhà phát hành không trả được nợ, thì ngân hàng sẽ trả thay.

Lưu ý: Nhiều người nghĩ rằng trái phiếu phát hành qua ngân hàng là trái phiếu được đảm bảo là một suy nghĩ sai lầm. Chúng ta cần hiểu rõ, ngân hàng chỉ thực hiện việc cam kết phân phối đồng thời hỗ trợ cho việc phát hành. Chứ không có trách nhiệm trong việc đảm bảo doanh nghiệp đó có hay không có khả năng thanh toán.

C. Mục đích phát hành trái phiếu 

Một điểm quan trọng nữa trong việc phát hành trái phiếu đó chính là mục đích vẽ vời và mục đích thật. Nếu như doanh nghiệp phát hành giấy lấy tiền thật với mong muốn là “trả nợ” thì lúc này mục đích đó cực kỳ nguy hiểm với nhà đầu tư. Doanh nghiệp huy động vốn thông qua trái phiếu không nhằm mục đích kinh doanh, đầu tư cụ thể mà nhằm mục đích trả nợ. Doanh nghiệp dùng tiền đó biến nợ xấu thành nợ tốt, biến nợ cũ thành nợ mới, rất nguy hiểm. Trong trường hợp nhà đầu tư sau không tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp nữa, lúc này nguy cơ vỡ nợ là rất cao”

D. Hệ số nợ 

Mục đích doanh nghiệp phát hành trái phiếu là để huy động thêm nguồn vốn để phát triển hoạt động kinh doanh. Tuy vậy, nhà đầu tư sẽ cần phải thực hiện việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp để xác định mức độ rủi ro trước khi đầu tư. Cụ thể, một doanh nghiệp có tài chính lành mạnh cần được xem xét dựa trên các yếu tố sau:

  • Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Tổng tài sản / tổng nợ phải trả (nếu lớn hơn 1 là yên tâm, nếu dưới 1 và tiến dần đến 0 là nguy hiểm, càng thấp càng nguy hiểm)
  • Hệ số khả năng thanh toán hiện hành: Tổng tài sản ngắn hạn / Tổng nợ ngắn hạn (Nếu bằng 2 là ổn, lớn hơn 2 là vốn lưu thông chưa tốt, còn nhỏ hơn 2 và tiến dần về 0 là nguy hiểm tăng dần)
  • Hệ số khả năng thanh toán nhanh: (Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho) / tổng nợ ngắn hạn (Lấy hệ số 1 làm chuẩn, lớn hơn hoặc bằng 1 là ổn, dưới 1 và tiến về 0 là cho thấy doanh nghiệp đang thiếu tiền mặt)
  • Hệ số thanh toán nợ dài hạn: Giá trị còn lại của tài sản cố định được hình thành từ nguồn vốn vay hoặc nợ dài hạn/Tổng nợ dài hạn. (So sánh với 1)
  • Hệ số khoản phải thu / Khoản phải trả: So sánh phần đi chiếm dụng và phần bị chiếm dụng sẽ cho biết thêm về tình hình công nợ của doanh nghiệp. Tỷ số khoản phải thu so với khoản phải trả = Các khoản phải thu/Các khoản phải trả.Nếu các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả thì có nghĩa là doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn và ngược lại doanh nghiệp chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác.
  • Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)/Lãi vay phải trả. Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. So sánh giữa nguồn để trả lãi vay và lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả lãi vay tới mức độ nào. Hệ số này đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã được sử dụng tốt tới mức nào và đem lại khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vây phải trả hay không?

10. Cách đầu tư và đánh giá trái phiếu doanh nghiệp

Từ một số nguồn tham khảo cũng như việc lựa chọn trái phiếu cá nhân, thì quan điểm Trần Việt bạn nên thực hiện đánh giá theo 4 tiêu chí sau để lựa chọn trái phiếu doanh nghiệp đầu tư. Trước hết, hãy nhớ, trái phiếu có lợi tức càng cao thì càng rủi ro cao.

phuong-phap-dau-tu-trai-phieu

  • Thứ nhất, các thông tin của doanh nghiệp có minh bạch hay không? Trên thực tế nhiều doanh nghiệp cho khách hàng tiếp cận thông tin chỉ thông qua brochure (tức là tài liệu giới thiệu về trái phiếu) và khách hàng hoàn toàn không được tiếp cận minh bạch, cũng như có điều kiện đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.
  • Thứ hai, doanh nghiệp bạn đầu tư có phải doanh nghiệp dẫn đầu ngành hay không và mục đích thực sự họ thực hiện phát hành trái phiếu là gì ? Để xoá nợ hay thực sự đầu tư?
  • Thứ ba, bối cảnh tạo ra dòng tiền của doanh nghiệp có tốt hay không? Thực tế, dù doanh nghiệp có tốt nhưng ở trong bối cảnh hay chu kỳ không thuận thì việc tạo ra dòng lợi nhuận cũng không hề dễ dàng.
  • Thứ tư, ban lãnh đạo công ty như thế nào? Ban lãnh đạo là yếu tố quan trọng trong việc không chỉ đánh giá về trái phiếu, mà còn đánh giá về cổ phiếu. Ban lãnh đạo vì cổ đông khác hoàn toàn với ban lãnh đạo hút máu cổ đông.
  • Thứ năm, là tài chính lành mạnh, vững chắc. Tức là những nhóm hệ số thanh toán ở trên Việt đã thực hiện nêu ra cần được đánh giá kỹ càng.

Trên đây là toàn bộ review của Trần Việt MB về trái phiếu và đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin cho quý nhà đầu tư trong cách đầu tư trái phiếu tại thị trường Việt Nam.

————————————

Về tớ – Trần Việt MB

———————————–

Lĩnh vực hoạt đông tại MB Bank

1. Tư vấn bảo hiểm nhân thọ Quân đội MB Ageas (BHNT Quân đội)(Tớ luôn cam kết nếu không tư vấn đầy đủ hoàn tiền 100%)

2. Tư vấn đầu tư chứng khoán tại Chứng khoán MB – MBS.

3. Tư vấn đầu tư quỹ mở MB Capital.

Bạn có thể chỉ dành 5 phút mở tài khoản MB Bank để nhận được chính sách:

  • Miễn 6 loại phí ngân hàng: Phí quản lý tài khoản; phí chuyển tiền trọn đời; Phí thông báo số dư biến động; Phí duy trì, Phí rút tiền, Phí phát hành
  • Miễn phí Số đẹp + Tài khoản số điện thoại

Mình gửi link đăng ký hỗ trợ mở tài khoản: Tại đây

4. Khoá học:” Money Game Winner – Chiến thắng trò chơi tiền bạc” , mình có xây dựng và triển khai khoá học ưu đãi 599.000 đồng trong 3 buổi học liên tục (Giá gốc 1.800.000 đồng). Bạn có thể xem tại đây

———————————–

Hỗ trợ miễn phí

  • Điều chỉnh tư vấn hợp đồng bảo hiểm lỗi.
  • Hỗ trợ quy trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm của 18 công ty trên thị trường

———————————–

Một số kênh liên hệ:

  1. Nhóm Zalo dành cho khách hàng đang tìm hiểu: Tại đây
  2. Nhóm Facebook hỗ trợ tư vấn viên” Tại đây  / Nhóm Zalo hỗ trợ tư vấn viên: Tại đây
  3. Nhóm Chia sẻ giá trị về Kỹ năng làm cha mẹ: Tại đây

Kênh mạng xã hội

1. Fanpage: Trần Việt MB 

2. Zalo: 090.226.1286

3. Email: info@tranvietmb.com / tranviet.mbageas@gmail.com.

4.Website: Trần Việt MB

5. Youtube: Trần Việt MB

 

 

 

 

 


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

About

Công ty Tư vấn đầu tư và Quản lý Tài sản FIDT

CHỦ ĐỀ

Gọi cho Việt nhé