10 điều cần lưu ý về nghề Financial Planning – Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân

10 điều cần lưu ý về nghề Financial Planning – Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân

Xin chào cả nhà yêu thương! Mình là Trần Việt MB – Chuyên gia hoach định tài chính cá nhân của FIDT, Founder TrustLife – Đội ngũ tư vấn bảo hiểm chất lượng cao. Nay mình viết một bài về những cảm nhận của mình trên hành trình chăm sóc, phục vụ và hoạch định tài chính. Những cảm nhận này xoay quanh những lý thuyết cơ bản nhất của nghề Financial Planning (FP) 

  1. Financial Planning là việc xem xét và phân tích các mục tiêu tài chính và nguồn lực tài chính

Một con người khi tạo ra dòng tiền thu nhập thì luôn thực hiện hai công việc, đánh giá và phân tích dòng thu nhập vào và dòng tiền chi tiêu ra để từ đó thắt hoặc mở dòng lưu lượng chảy của tiền. Tuy vậy, hầu hết mọi người bỏ qua khâu xem xét, phân tích mà thực hiện hành vi chi tiêu theo ham muốn và sở thích dẫn đến tình hình tài chính cạn kiệt. Nặng nề hơn đó chính là việc các mục tiêu tài chính dài hạn thì bị phá bởi chi tiêu ngắn hạn, hoặc chi tiêu quá nguồn lực đều là những yếu tố nặng nề dẫn đến việc phá hỏng bức tranh tài chính của một gia đình.

Người FB sẽ thực hiện các việc sau:

  • Xem xét: Được lắng nghe về cách thức khách hàng đang sử dụng dòng tiền của mình. Yếu tố xem xét này được cân theo các đầu mục gồm: Tổng tài sản (Ngắn hạn và dài hạn) ví dụ như tiền mặt gửi ngân hàng, bất động sản, vàng, chứng khoán, bảo hiểm, tiếp theo là tiền của mình và tiền mượn của người, rồi dòng tiền kinh doanh của họ, nguồn đầu vào từ đâu, nguồn chi ra từ đâu để xác định chính xác cách hoạt động của tiền trong một gia đình.
  • Phân tích là việc dựa trên các dự kiện để ghép nối và đưa ra nhận định. Việc phân tích này phải được căn cứ trên sự chia sẻ đầy đủ dữ kiện của khách hàng, từ đó FP sẽ nhận định về sự cân bằng, ổn định, đã da dạng hóa hay chưa, còn thiếu hoặc thừa công cụ nào không?
  • Cùng khách hàng xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: Quá trình mình làm việc và trao đổi, mình thường hỏi kỹ mục tiêu để xác định chính xác điều họ muốn. Bởi là con người nói chung và tài chính cá nhân của mỗi người đều phụ thuộc rất lớn và những mục tiêu dài hạn mang tính cố hữu theo quan niệm của người Việt Nam là “An cư lạc nghiệp” –> Mua nhà; Hoặc “Đời người đàn ông có 4 viêc là một vợ, hai con, ba lầu, bốn bánh”
  • Tình hình tài chính hay nguồn lực tài chính: Muốn hướng đến mục tiêu, thì cần phải xác định mình còn cách mục tiêu bao nhiêu xa, tình hình tài chính là hoạt động đo lường các thông số ở thời điểm hiện tại để hoạch định cho các mục tiêu trong tương lai. Cụ thể hơn là bao lâu nữa thì đến mục tiêu, còn cách mục tiêu bao xa, cách làm để đến mục tiêu có cần điều chỉnh gì hay không?
Nghề của tôi, hoạch định tài chính cá nhân
Những lưu ý quan trọng về nghề hoạch định tài chính cá nhân

2. Financial Planning sẽ giúp khách hàng hoạch định – lập kế hoạch tài chính

Một FP sau khi thực hiện việc xem xét, phân tích, xác định nguồn lực và mục tiêu sẽ đưa ra cho khách hàng kế hoạch cụ thể dựa trên các sản phẩm tài chính và đầu tư dưới đây.

  • Tín dụng: Là việc đánh giá các khoản vay, gói vay, ưu đãi gói vay, thời hạn vay, lãi suất vay và các điều kiện đi kèm phù hợp với tài chính của khách hàng trong từng giai đoạn. Người FP sẽ giúp khách hàng là nên vay ở đâu, vay bao nhiêu là phù hợp, chính sách vay có cần phải điều chỉnh hay xem xét gì hay không?
  • Các kênh đầu tư: Vàng, bất động sản, chứng khoán, tiền số, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, bảo hiểm từ đó phân bổ đa dạng hóa và có tỷ lệ phù hợp để quản trị rủi ro trong dài hạn.
  • Cách hoàn thành các mục tiêu thường gặp như:
    • Mua nhà cao, cửa rộng
    • Mua xe ô tô to đẹp
    • Tạo dựng một quỹ học vấn cho con
    • Tạo dựng một quỹ hưu trí cho bản thân
    • Tạo dựng một quỹ di sản, thừa kế
  • Xem xét yếu tố luật pháp: Tất cả các kênh đầu tư này có đảm bảo yếu tố luật pháp và được luật pháp bảo vệ hay không? Có sự minh bạch hay không? Phù hợp và đảm bảo quyền sở hữu của khách hàng hay không?

3. Financial Planning sẽ đem đến cho khách hàng hiệu quả trên những lĩnh vực nào? 

Từ trải nghiệm thực tiễn, người FP phải liên tục trau dồi bản thân trên các lĩnh vực cụ thể sau:

  • Nguyên tắc, quy trình, kỹ năng của người hoạch định tài chính
  • Quản lý – Hoạch định tài chính
  • Nguyên tắc thuế và cách tối ưu về thuế
  • Kế hoạch đầu tư và quản lý vốn
  • Quản trị rủi ro trong tài chính gia đình
  • Hoạch định kế hoạch và xây dựng các giải pháp hưu trí
  • Gia tăng tài sản và hình thức giao dịch tài chính
  • Hoạch định kế hoạch thừa kế

Người làm nghề Financial Planning có thể được coi như người bác sỹ tài chính của gia đình xuyên suốt 10 – 20 – 30 năm liên tục. Và có một câu chuyện thực tế là ở bên nước ngoài, trước khi lâm chung, người khách hàng sẽ gọi luật sư và người FP đầu tiên để thực hiện các nguyện vọng của họ.

 

4. Những tiêu chuẩn cần đảm bảo của người FP 

  • Luật pháp: Tuân thủ quy định hiện hành trên tất cả các lĩnh vực, có sự đánh giá về yếu tố pháp lý và độ tin cậy của các hình thức đầu tư.
  • Phù hợp với khách hàng: Người FP như người kiến trúc sư để tạo nên tuyệt tác là những bức tranh tài chính đẹp trong tương lai cho khách hàng.
  • Bảo vệ quyền riêng tư: Tôn trọng và bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng
  • Minh bạch: Đảm bảo người khác hàng được hiểu rõ về phí, thuế, và lãi suất đầu tư, những rủi ro dự kiến có thể có, thậm chí những FP cao tay còn chia sẻ cơ chế vận hành của từng dòng sản phẩm.
  • Tính dài hạn: Người FP nên có sự dài hạn và chuyên tâm trong công việc của mình, từ đó có được sự tin tưởng của khách hàng và xây dựng thương hiệu riêng cho chính bản thân mình.

5. Công việc cụ thể của người Financial Planning

Khi hoạch định tài chính cho một khách hàng, người Financial Planning sẽ phải thực hiện việc

  • Quản lý tiền vào, tiền ra của khách hàng và tìm ra những điểm mistake trong quá trình chi tiêu như tiền ngu, chi phí chìm, chi phí cơ hội, lãng phí …và tối ưu hóa lại nó.
  • Đánh giá mục tiêu dài hạn của khác hàng và xây dựng phương án vay hoặc trả nợ cho khác hàng phù hợp. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính luôn là con dao hai lưỡi, có nhiều khách hàng vay quá khả năng, nhưng nhiều khách hàng lại vay dưới khả năng, điều này không tối ưu được dòng tiền của họ. Hoặc họ vay mà không quản trị rủi ro tốt cho khoản vay đó như vay bao nhiêu, lãi suất như thế nào, thời gian vay, nếu biến cố xảy ra dẫn đến mất thu nhập thì họ sẽ xử lý như thế nào?
  • Xây dựng danh mục đầu tư phù hợp cho khách hàng: Người FP sẽ cân đối về khẩu vị rủi ro và bối cảnh, hiệu suất của từng hình thức đầu tư để tư vấn cho khách hàng.
  • Xây dựng các phương án bảo vệ tài chính cho khách hàng, đây là lĩnh vực nền tảng của Việt, bởi mình đã là người làm trong lĩnh vực bảo hiểm nhiều năm và tự đánh giá là chuyên nghiệp. Khách hàng cần hiểu rõ về bức tranh phòng thủ của mình, và cách tối ưu nó.
  • Ngoài ra, người FP sẽ tiếp tục phân tích và hỗ trợ về hưu trí, thừa kế, hôn nhân, bảo hiểm xã hội và thuế thu nhập cá nhân.

Trên đây là một số nội dung mà Việt nghĩ sẽ rất hữu ích đối với các anh chị đang có mong muốn bước đi ở một Level cao hơn trên con đường hoạch định tài chính chuyên nghiệp.

Bạn có thể tìm hiểu thông tin về các khóa học của nghề Financial Planning FIDT tại đây

Mình phân loại ra các các dịch vụ và lớp học, rất dễ tìm nhé:
1. Dịch vụ hoạch định tài chính cá nhân (Bảo hiểm, quản lý gia sản, thừa kế… ) https://ldp.page/tranvietmb
2. Lớp học Kid Success System (Mình có nhận Coaching hỗ trợ tư vấn 1-1): https://ldp.page/kids.success.system
3. Chia sẻ vì cộng đồng: 7 Lớp học về Quản trị rủi ro tuổi dậy thì dành cho trẻ từ 9 tuổi trở lên (Lớp học đóng phí tự nguyện, toàn bộ chi phí sẽ được dành cho từ thiện): https://ldp.page/quantriruirotuoidaythi
Mình bắt đầu làm nghề tư vấn bảo hiểm, hoạch định tài chính từ tháng 1/2019 đến nay, với gần 500 khách hàng được bảo vệ, đạt danh hiệu MDRT năm 2020, 2021, và sắp tới là 2022. Triết lý của mình đối với nghề nghiệp là Luôn tận tâm – Luôn hoàn thiện.
Một số thông tin thêm về mình:
1. Gương mặt tư vấn xuất sắc trên trang chủ MB Ageas Life: https://www.mbageas.life/…/nhung-guong-mat-tu-van-vien…
2. Bài viết của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam trên Vietnamnet: https://vietnamnet.vn/dang-sau-khoan-doanh-thu-tram-ngan…
3. Bài viết về hành trình trở thành tư vấn bảo hiểm, và con người của mình: https://cafef.vn/tu-bo-dinh-cao-su-nghiep-o-nganh-cong-an…
Hy vọng nhận đc sự yêu thương tin tưởng từ mọi người và nhớ giới thiệu bạn bè tới Trần Việt MB – Người làm tài chính chuyên nghiệp nhé! Đừng ngại chia sẻ với mình những băn khoăn của bạn!

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *