trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu Doanh nghiệp khi lạm phát 2022: Giao trứng cho ác hay đứng lên vai người khổng lồ

Trái phiếu Doanh nghiệp khi lạm phát 2022: Giao trứng cho ác hay đứng lên vai người khổng lồ

Bối cảnh: Fed tăng lãi suất, các ngân hàng tại các Quốc gia cũng điều chỉnh lãi suất theo để giữ tỷ giá và sức hút đồng tiền của mình. Dòng tiền dần rút ra khỏi các kênh đầu tư và chuyển dịnh về việc gửi ngân hàng bởi lãi suất cao và tính nhàn rỗi, rủi ro thấp theo đại đa phần quan niệm của người dân.

Trong giai đoạn này, hình thức đầu tư trái phiếu doanh nghiệp có nên được xem xét hay không? Và đánh giá về việc đầu tư loại hình này như thế nào? 

  1. Nếu lạm phát gia tăng, thì trái phiếu doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

  • Trái phiếu doanh nghiệp sẽ kém giá trị hơn: Lý do do sự so sánh tương quan với kênh tiền gửi thông dụng nhất là ngân hàng. Khi các ngân hàng liên tục điều chỉnh lãi suất tăng lên theo tình hình thực tế và lãi suất liên ngân hàng, thì việc mua trái phiếu doanh nghiệp với các kỳ hạn bị cố định một mức lãi suất, ví dụ là 9%/ năm thì sẽ đem đến cho nhà đầu tư cảm giác kém hấp dẫn và mức độ rủi ro cao hơn so với gửi ngân hàng. Chính vì tâm lý này, nên nhiều nhà đầu tư đã tạm thời chờ đợi trong giai đoạn này.
  • Tình hình sử dụng vốn sẽ khó khăn hơn: Bản chất của việc huy động trái phiếu doanh nghiệp là nhằm mục đích huy động vốn thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, ở trong bối cảnh lãi suất tăng cao thì việc sử dụng đồng vốn huy động được thực sự khó khăn. Giả sử doanh nghiệp A có 100 tỷ trái phiếu huy động cho việc thực hiện một dự án xây dựng khi căn hộ để bán, thì nếu như ở bối cảnh kinh tế bình thường, giá gốc nguyên vật liệu là 30 tỷ, thì trong bối cảnh lạm phát thì giá gốc có thể lên đến 30 tỷ. Điều này dẫn đến đầu vào gia tăng, giá thành của sản phẩm cũng gia tăng, thị trường khó khăn hơn trong giao dịch, thì lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng sẽ giảm sút. Nôm na, tình hình kinh doanh không mấy khả quan trong bối cảnh lạm phát.
  • Áp lực trả nợ và lãi của các doanh nghiệp phát hành trái phiếu rất lớn. Các doanh nghiệp hiện tại thực hiện huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau thông qua việc phát hành cổ phiếu, vay vốn ngân hàng, giữ lại lợi nhuận thặng dư hoặc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Tuy vậy, đối với mỗi dự án sẽ có những chu kỳ hoặc vòng đời của dự án đó. Cụ thể, như dự án về bất động sản thì từ khâu xin quy hoạch, phê duyệt, xây nền, xây thô, chào bán, thu hồi được dòng tiền về là một quá trình dài có thể kéo dài từ 3- 5 năm. Tuy vậy, dòng tiền trả nợ và trả lãi suất trái phiếu lại diễn ra theo các chu kỳ ngắn hơn như 9 tháng – 12 tháng – 15 tháng sẽ đem đến những áp lực nhất định. Đồng thời, khi nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản thì việc “gối đầu dự án” là hoạt động thường xuyên và diễn ra phổ biến, điều này giúp các doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng, nhưng đồng thời tạo ra áp lực kép khi đến hạn của các phương án huy động vốn họ đang triển khai.

trái phiếu doanh nghiệp

2. Các yếu tố chính sách ảnh hưởng trái phiếu doanh nghiệp như thế nào?

Ngày 16/9/2022 Chính phủ ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 153/2020/NĐ-CP về mua bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Đánh giá những ảnh hưởng của nghị định này thì Trần Việt thấy nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hấp thụ trái phiếu doanh nghiệp thông qua các điểm nhấn chính sau đây:

  • Đối với các doanh nghiệp sẽ không được phát hành trái phiếu doanh nghiệp với mục đích tăng quy mô vốn hoạt động mà chỉ được phát hành với mục đích cụ thể là: thực hiện các chương trình, dự án đầu tư và cơ cấu lại nợ (tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu với mục đích này). Quy định này làm độ rộng của thị trường thu hẹp và khó khăn hơn cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp có tiềm lực chưa thực sự tốt.
  • Đối với nhà đầu tư: Điều 08 bổ sung: phải đảm bảo danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch do NĐT năm giữ có giá trị tối thiểu 02 tỷ đồng được xác định bằng giá trị thị trường bình quân theo ngày trong thời gian tối thiểu 180 ngày liền kề. Xác định NĐT chứng khoán chuyên nghiệp tại điểm này có giá trị trong vòng 03 tháng kể từ ngày được xác nhận. Với việc thời gian đánh giá ngắn lại chỉ còn 3 tháng và các quy định kiểm soát chặt chẽ hơn sẽ làm giảm số lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp và dòng tiền đổ vào kênh này sẽ bị ảnh hưởng.
  • Đồng thời, từ cá nhân Việt theo dõi và đánh giá, từ sau khi NĐ65 ra đời thì quy định nâng mệnh giá trái phiếu phát hành tối thiểu 100 triệu đồng đã dẫn đến việc các đơn vị phát hành hoặc bảo lãnh phát hành bắt buộc phải điều chỉnh nâng mức mua tối thiểu của trái phiếu lên (Khoảng 500 triệu đồng). Điều này dẫn đến những khó khăn hơn trong việc một cá nhân sở hữu trái phiếu doanh nghiệp so với trước kia và dòng tiền đầu tư sẽ tập trung đến các kênh mang tính an toàn và đơn giản hơn.

Ngoài ra, bài đánh giá này của Việt nhằm mục đích nhận định cơ bản các vấn đề về trái phiếu doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay có thể nói là rất khó khăn và cần thời gian để điều chỉnh. Tạm thời vào tháng 10.2022 thì thực sự chưa hấp dẫn và chúng ta sẽ cần theo dõi và đánh giá kỹ càng hơn trong thời gian tới. Việc đầu tư hoặc mua trái phiếu doanh nghiệp từ quý nhà đầu tư cần được rà soát theo từng giai đoạn từ phía bối cảnh vĩ mô cho đến nội tại các doanh nghiệp. Quý nhà đầu tư có thể liên hệ Việt qua các kênh thông tin để cập nhật và đăng ký sử dụng dịch vụ hoạch định tài chính cá nhân như sau:

👉Tham gia Cộng đồng Yêu thương con cái và Quản lý tài chính gia đình và cá nhân hiệu quả: tại đây 

👉Đăng ký 30p tư vấn Hoạch định tài chính cùng chuyên gia: tại đây

Ngoài ra, bạn có thể xem các sản phẩm hiện tại chúng tôi đang support:

1. Bảo hiểm Ung thư –  Với mức đóng 5000 đồng/ ngày bảo vệ 750 triệu đồng  Tại đây

2. Bảo hiểm Bảo vệ thu nhập hàng tháng của người trụ cột trước mọi biến cố tại đây

Nếu bạn cần hiểu về các trường hợp loại trừ, không chi trả của bảo hiểm, bạn có thể xem Talkshow: tại đây

Một số bài báo có sự tham gia của mình:

1. Đừng để bảo hiểm trở thành gánh nặng

2. Sự nghiệp chuyển ngang sang Tư vấn tài chính cá nhân chuyên nghiệp

👉Kết nối với Chuyên gia Trần Việt để tư vấn, hoạch định tài chính và xây dựng giải pháp tài chính:

👉Hotline: 090.226.1286

👉Website: https://tranvietmb.com/

👉Facebook: https://www.facebook.com/tranviet.mbageas

👉Fanpage: https://www.facebook.com/tranviet.trustlife

👉Tiktok: https://www.tiktok.com/@tranviet.mb

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *