kinh-nghiem-mua-bao-hiem-thai-san

13 kinh nghiệm khi mua Bảo hiểm thai sản dành cho mọi gia đình

13 kinh nghiệm khi mua Bảo hiểm thai sản dành cho mọi gia đình

Chúng ta luôn mong muốn con cái được ra đời với những điều kiện và dịch vụ y tế tốt nhất. Đó vừa là một món quà cho con trẻ khi ra đời, nhưng đồng thời cũng là tấm lòng yêu thương đặc biệt của những người làm cha mẹ. Trên hành trình đó, bảo hiểm thai sản là một sự lựa chọn nâng cao để đáp ứng các nhu cầu của các bậc cha mẹ. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể review chính xác từng vấn đề của bảo hiểm thai sản. Với kinh nghiệm tư vấn của Việt, mình xin chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình sở hữu bảo hiểm thai sản như sau: 

  1. Bảo hiểm thai sản là gì?

Bảo hiểm thai sản là quyền lợi mở rộng của bảo hiểm sức khỏe giúp bạn được hưởng các quyền lợi chăm sóc sức khỏe trong suốt thai kỳ đồng thời tiết kiệm được nhiều chi phí khám thai và sinh nở, cũng như trang trải các chi phí y tế nếu chẳng may gặp phải các biến chứng thai sản không mong muốn.

Dựa vào định nghĩa trên, có thể chia ra các gói dịch vụ của bảo hiểm thai sản đắt rẻ phụ thuộc vào 3 yếu tố

  • Yếu tố chăm sóc sức khỏe trong suốt thai kỳ
  • Yếu tố chi phí khi đẻ thường hoặc đẻ mổ
  • Yếu tố điều trị khi không may gặp phải các biến chứng về thai sản.

2. Bảo hiểm thai sản mua xong có được bảo vệ luôn không?

Câu trả lời là không. Bảo hiểm thai sản khi mua luôn có những mức thời gian chờ khác nhau dao động theo các mốc 270 ngày (9 tháng), 365 ngày ( 1 năm) và mốc thời gian chờ cao nhất là khoảng 2 năm. Vì sao thai sản lại có mức thời gian chờ lớn đến như vậy, đó chính là bởi vì các quyền lợi bảo hiểm được kích hoạt khi sự kiện bảo hiểm chưa xảy ra. Mốc thời gian chờ chính là thời điểm để xác định sự kiện mang thai của người mẹ chưa xảy ra, điều này đảm bảo công bằng cho cả bên bán và bên mua.

3. Nên mua bảo hiểm thai sản ở mức độ bao nhiêu tiền là phù hợp?

Bảo hiểm thai sản được ra đời nhằm đáp ứng 2 việc:

  • Một là giúp trang trải chi phí y tế trong thực tế
  • Hai là, nâng cao chất lượng y tế trong quá trình sinh nở.

Nên để xác định được nên mua mức bảo hiểm thai sản nào, bạn có thể sử dụng công thức:” Mức dự kiến chi phí thực tế nếu không có bảo hiểm + Mức tiền mong muốn để gia tăng” . Ví dụ: Bạn dự định nằm bệnh viện công, chi phí đợt sinh đẻ là 10 triệu thì bảo hiểm thai sản phải đạt tối thiểu mức này cộng thêm từ 20 – 30% chi phí cho các dịch vụ ngoài khác có thể phát sinh trong khi nằm viện.

Khi mua bảo hiểm thai sản, bạn không nên chỉ nhìn vào mức nhận được khi sinh đẻ, mà còn phải nhìn vào số tiền tham gia có phù hợp với điều kiện kinh tế của bạn hay không và các yêu cầu khác.

kinh-nghiem-mua-bao-hiem-thai-san

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sinh đẻ để tính toán mức bảo hiểm thai sản

Mình review thông tin sinh đẻ tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội khoa dịch vụ nhé! Đối với các bệnh viện tư nhân khác thì chi phí sẽ dao động cộng từ 30 – 70% chi phí này!

Các yếu tố ảnh hưởng chi phí:

  • Loại bệnh viện bạn dự kiến sinh con
  • Dịch vụ bạn dự kiến sinh con
  • Các vấn đề phát sinh trong quá trình thai kỳ
  • (Bảng giá chi tiết chi phí sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội)
    STT Tên dịch vụ  Giá/VNĐ
     Yêu cầu bác sĩ mổ đẻ 
     1 Phí dịch vụ yêu cầu bác sĩ mổ đẻ 11.250.000
     2 Phí dịch vụ yêu cầu bác sĩ, khoa đẻ thai đôi trở lên  12.750.000
    3 Phí dịch vụ yêu cầu bác sĩ, khoa đẻ thường 10.150.000
    Yêu cầu A1 
     4 Yêu cầu mổ chủ động thai đôi trở lên  6.000.000
    5 Theo dõi mổ, đẻ thai đôi trở lên  15.000.000
    6 Theo dõi đỡ đẻ  8.000.000
    7 Theo dõi mổ đẻ  11.000.000
    8 Thu bổ sung chuyển đẻ thường sang mổ đẻ  2.500.000
     9 Thu bổ sung thai đôi trở lên  4.000.000
    10 Thu bổ xung ngoài giờ, ngày lễ  1.000.000
      Yêu cầu A2 
     11 Yêu cầu mổ chủ động thai đôi trở lên 6.000.000
     12 Theo dõi Mổ, đẻ thai đôi trở lên  13.000.000
    13 Theo dõi đỡ đẻ  8.000.000
    14 Theo dõi mổ đẻ 11.000.000
    15 Thu bổ sung chuyển đẻ thường sang mổ đẻ 2.500.000
    16 Thu bổ sung thai đôi trở lên  4.000.000
    17 Thu bổ xung ngoài giờ, ngày lễ  1.000.000
    18 Đẻ mổ chủ động  5.000.000
     Yêu cầu A3 
     19 Mổ đẻ chủ động yêu cầu 5.000.000
     Yêu cầu A4 
     20 Yêu cầu mổ chủ động thai đôi trở lên 6.000.000
     21 Mổ đẻ chủ động yêu cầu  5.000.000
     22 Yêu cầu mổ đẻ 11.000.000
     Yêu cầu C3 
     23  Yêu cầu mổ chủ động thai đôi trở lên 6.000.000
     24  Mổ đẻ chủ động yêu cầu 5.000.000
      Yêu cầu D3
    25 Đẻ thường trọn gói người nước ngoài  20.000.000
     26 Mổ đẻ hoặc mổ phụ khoa trọn gói người nước ngoài  25.000.000
    27 Theo dõi đỡ đẻ  10.000.000
    28 Theo dõi mổ đẻ  11.000.000
     29 Theo dõi mổ, đẻ thai đôi trở lên  13.000.000
    30 Thu bổ sung chuyển đẻ thường sang mổ đẻ  1.000.000
    31 Thu bổ sung ngoài giờ, ngày lễ  1.000.000
    32 Thu bổ sung thai đôi trở lên  3.000.000
     Yêu cầu D4 
    33 Theo dõi mổ, đẻ thai đôi trở lên  13.000.000
    34 Đẻ thường trọn gói người nước ngoài  20.000.000
    35 Mổ đẻ hoặc mổ phụ khoa trọn gói người nước ngoài 25.000.000
    36 Theo dõi mổ đẻ  11.000.000
    37 Thu bổ sung thai đôi trở lên  2.000.000
    38 Thu bổ xung ngoài giờ, ngày lễ  1.000.000
      Yêu cầu D5 
    39 Đẻ thường trọn gói người nước ngoài  20.000.000
    40 Mổ đẻ hoặc mổ phụ khoa trọn gói người nước ngoài  25.000.000
    41 Theo dõi mổ đẻ  11.000.000
    42 Theo dõi mổ, đẻ thai đôi trở lên  13.000.000
    43 Thu bổ sung thai đôi trở lên  2.000.000
    44 Thu bổ xung ngoài giờ, ngày lễ  1.000.000
    Dịch vụ khác 
    36 Giường dịch vụ loại 1 1.250.000/ngày
     37 Giường dịch vụ loại 2 750.000/ngày
     38 Giường dịch vụ loại 3 600.000/ngày
     39 Giường dịch vụ loại 4 500.000/ngày
     40 Giường dịch vụ loại 5 450.000/ngày
     41 Giường dịch vụ loại 6 400.000/ngày
     42 Giường dịch vụ loại 7 300.000/ngày

     

    5. Bảo hiểm thai sản có bảo vệ cho các biến chứng thai sản hay không?

Các biến chứng thai sản thì tùy từng công ty và tùy từng sản phẩm cũng sẽ có thời gian chờ hoặc không có thời gian chờ. Ví dụ như công ty A sẽ yêu cầu sau 90 ngày thì mới chấp thuận chi trả cho các bất thường trong quá trình mang thai, bệnh lý phát sinh từ quá trình mang thai hoặc tai biến sản khoa.

Mình sẽ phân tích 3 vấn đề này để hiểu rõ hơn.

A. Bất thường trong quá trình mang thai:

Nhức đầu, chóng mặt và đôi khi ngất trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể do ốm nghén, tình trạng liên quan đến huyết áp. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu thấy chóng mặt, mờ mắt, đau đầu dữ dội hay thường xuyên ngất xỉu thì đây có thể là một trong những dấu hiệu bất thường khi mang thai, là triệu chứng mất nước và động thai.

B: Bệnh lý khi mang thai:

  • Huyết áp cao
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Nhiễm trùng qua đường tình dục
  • Tiền sản giật
  • Sinh non
  • Sảy thai
  • Buồn nôn và ói mửa dữ dội
  • Thiếu máu
  • Phù chân
  • Hội chứng Hellp
  • Ví trí bám của thai bất thường hoặc thai tăng trưởng chậm

C. Tai biến sản khoa:

  • Chửa ngoài tử cung
  • Nhau bong non
  • Nhau tiền đạo
  • Nhau cài răng lược
  • Sa dây rốn
  • Tiền sản giật – Sản giật
  • Thuyên tắc mạch ối
  • Vỡ tử cung
  • Ngôi thai ngang
  • Vỡ ối sớm
  • Băng huyết sau sinh
  • Nhiễm trùng hậu sản
  • Uốn ván rốn sau sinh

Hầu hết một số sản phẩm mình thấy ghi biến chứng chung chung, nhưng cũng có một số công ty ghi biến chứng rất rõ ràng, vì thế bạn cần cân nhắc khi tham gia và đọc kỹ điều khoản.

6. Bảo hiểm thai sản có bảo hiểm có các vấn đề biến chứng hậu sản không?

Trước hết, bạn cần hiểu các biến chứng hậu sản là gì?

– Hậu sản: đây là khoảng thời gian được tính vào 6 tuần sau sinh. Lúc này các cơ quan trong cơ thể sản phụ sẽ dần dần trở về trạng thái bình thường như trước khi mang thai (trừ tuyến vú tiếp tục phát triển với nhiệm vụ tiết sữa).

– Bệnh hậu sản: đây là nhóm bệnh lý bao gồm cả thể chất và tâm lý mà sản phụ sẽ mắc phải trong khoảng thời gian ở cữ, (chủ yếu là 42 ngày tính từ ngày sinh xong).

Như vậy, sau khi sinh xong, bất cứ người phụ nữ nào cũng đều bước vào thời kỳ hậu sản. Tuy nhiên, nếu thời gian này họ không được chăm sóc đặc biệt thì rất dễ mắc phải một số bệnh lý gọi là bệnh hậu sản.

Các biến chứng hậu sản gồm:

  • Nhiễm trùng sau sinh
  • Băng huyết
  • Tắc tia sữa
  • Áp xe vú
  • Trầm cảm

Thông thường, các công ty bảo hiểm nếu bảo vệ hậu sản sẽ ghi rất rõ về quyền lợi và loại biến chứng được chấp nhận. Ví dụ như 1 công ty đã ghi các loại biến chứng hậu sản được bảo vệ như sau:

  • Băng huyết sau sinh dẫn đến phẫu thuật mổ mở cắt toàn bộ tử cung
  • Nhiễm khuẩn hậu sản nặng dẫn đến phẫu thuật mổ mở cắt toàn bộ tử cung
  • Nhiễm trùng vết mổ sau sinh
  • Thiếu máu sau sinh

Tuy vậy, trên thực tế hiếm có công ty nào bảo vệ thêm cả yếu tố hậu sản

7. Bảo hiểm thai sản có chi trả toàn bộ chi phí sinh đẻ hay không?

Đương nhiên là không, thường thì tỷ lệ giữa chi phí bạn bỏ ra và mức tối đa bạn có thể nhận về là 1: 3 hoặc 1:4. Có nghĩa là số tiến bạn đóng là 10 triệu, bạn có thể được chi trả tối đa là 30 – 40 triệu theo chi phí thực tế và phạm vi của từng gói thai sản. Ở đây sẽ phát sinh một vấn đề là nếu chi phí vượt quá mức chi trả của công ty bảo hiểm thì đương nhiên… khách hàng phải trả. Điều này tiềm ẩn rủi ro khi sinh đẻ tại các bệnh viện lớn và có những phát sinh ngoài mong muốn dẫn đến tăng số ngày nằm viện hoặc tăng các can thiệp phẫu thuật, điều trị khi sinh đẻ thì có thể phát sinh khoản chi phí lớn ngoài mong muốn.

8. Nếu tôi không sinh con được trong năm đầu tiên mua bảo hiểm thai sản thì sao?

Bạn cần lưu ý về thời gian áp dụng của từng gói thai sản. Ví dụ gói có thời gian chờ 270 ngày thì thời gian hiệu lực là 1 năm. Gói có thời gian chờ là 365 ngày thì hiệu lực là 1.5 năm. Như vậy, có thể hiểu đơn giản như sau:

  • Nếu bạn mua gói 1 năm, thời gian chờ 270 ngày thì bạn cần phải đẻ trong khoảng thời gian từ 270 ngày đến 1 năm, qua thời gian này bạn đóng phí mới.
  • Nếu bạn mua gói 1.5 năm thời gian chờ 365 ngày thì bạn cần phải đẻ trong khoảng thời gian 1 năm đến 1.5 năm, qua thời gian này bạn đóng phí mới.

Vì vậy, cần lưu ý thời gian áp dụng nhé!

9. Nếu thời gian chờ là 270 ngày, tôi mua gói 30 triệu thì tôi có nhận được đầy đủ tiền từ bảo hiểm thai sản không?

Không hẳn, tùy từng công ty nhưng bạn lưu ý như sau:

  • Phải đọc điều khoản để xác định mức độ chi trả, có một số công ty sẽ chi trả ở giai đoạn 270 ngày theo từng tỷ lệ khác nhau có thể là 50:50 hoặc 70:30 chứ không phải 100%. Chính vì thế bạn phải nghiên cứu kỹ càng.
  • Bảo hiểm thai sản chi trả theo chi phí thực tế, có nghĩa là giả sử tổng số tiền tối đa bạn có thể nhận được là 30 triệu, nhưng chi phí thực tế là 20 triệu. Khi đó bạn sẽ không được chi trả hết 30 triệu đó.

10. Tôi làm IVF thì có được bảo hiểm thai sản chi trả hay không?

Việc bạn làm IVF thành công hay không thành công, thì vấn đề quan trọng là thời gian sinh đẻ của bạn phải qua thời gian chờ. Một câu hỏi mà việc thường gặp là sinh non thì có phải là bệnh lý hoặc biến chứng và có được bảo hiểm chi trả hay không? Qua nghiên cứu điều khoản thì có một số yếu tố cần xác định đó chính là việc

  • Trường hợp 1: Sảy thai hoặc phá thai bắt buộc sẽ được xem xét như bệnh lý và sẽ được chi trả khi qua thời gian chờ.
  • Trường hợp 2: Sinh non và con nằm lồng kính thì qua tìm hiểu nhiều công ty thì mình thấy không có điều kiện ghi rõ về trường hợp này, chỉ có duy nhất điều kiện là việc phải sinh qua thời gian chờ là chắc chắn và áp dụng. Nên chính vì vậy quan điểm trường hợp này là không được.

11. Tôi có mua rời được bảo hiểm thai sản riêng biệt hay không?

Thực tế là chỉ có những gói thai sản cố định chi phí mới có thể mua rời và nó nằm ở phần tiếp theo bài viết. Còn khi bạn mua bảo hiểm thai sản, thì đây là quyền lợi sẽ đính kèm bảo hiểm sức khỏe của các công ty phi nhân thọ như PVI, VBI, Pacific Cross…… hoặc sẽ đính kèm thẻ bảo hiểm sức khỏe của các công ty bảo hiểm nhân thọ như Manulife, Daiichi .

Tuy vậy, quan điểm mình sẽ không bỏ số tiền lớn để mua cả bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe chỉ để cho quyền lợi bảo hiểm thai sản. Mà bạn cần hiểu rõ để đánh giá chi tiết nhằm tối ưu chi phí.

12. Có gói bảo hiểm thai sản nào riêng biệt hay không?

Có, hiện tại trên thị trường có gói bảo hiểm riêng biệt với phí khoảng 1.5 – 1.7 triệu của công ty bảo hiểm Bảo Minh – Gói Bảo An sinh thì sẽ chi trả tiền mặt là 5.000.000 đồng khi bạn sinh đẻ với mức phí như trên, thời gian chờ là 270 ngày.

Bạn có thể kết hợp loại bảo hiểm này với bảo hiểm y tế nhà nước dành cho những người có thu nhập không cao là rất được luôn. Hoặc có những bạn sẽ kết hợp với 1 loại bảo hiểm sức khỏe khác chi trả theo thực tế để đáp ứng được các chi phí bên ngoài.

13. Có nên mua bảo hiểm thai sản kèm bảo hiểm nhân thọ hay không?

Thực tế thì không thể phân định rạch ròi được vấn đề này bởi nó phụ thuộc vào nhu cầu và hoàn cảnh của từng người. Để có thể cân đối chính xác, bạn có thể sử dụng dịch vụ Hoạch định An toàn tài chính của Việt và TrustLife để được đánh giá và phục vụ chuyên nghiệp tại đây

Như vậy, mình vừa review thông tin của bảo hiểm thai sản khá cẩn thận và đầy đủ. Dưới đây là các thông tin liên hệ nếu trường hợp các bạn muốn hiểu rõ các dịch vụ nhé!

👉Tham gia Cộng đồng Yêu thương con cái và Quản lý tài chính gia đình và cá nhân hiệu quả: tại đây 

👉Đăng ký 30p tư vấn Hoạch định tài chính cùng chuyên gia: tại đây

Ngoài ra, bạn có thể xem các sản phẩm hiện tại chúng tôi đang support:

1. Bảo hiểm Ung thư –  Với mức đóng 5000 đồng/ ngày bảo vệ 750 triệu đồng  Tại đây

2. Bảo hiểm Bảo vệ thu nhập hàng tháng của người trụ cột trước mọi biến cố tại đây

Nếu bạn cần hiểu về các trường hợp loại trừ, không chi trả của bảo hiểm, bạn có thể xem Talkshow: tại đây

Một số bài báo có sự tham gia của mình:

1. Đừng để bảo hiểm trở thành gánh nặng

2. Sự nghiệp chuyển ngang sang Tư vấn tài chính cá nhân chuyên nghiệp

👉Kết nối với Chuyên gia Trần Việt để tư vấn, hoạch định tài chính và xây dựng giải pháp tài chính:

👉Hotline: 090.226.1286

👉Website: https://tranvietmb.com/

👉Facebook: https://www.facebook.com/tranviet.mbageas

👉Fanpage: https://www.facebook.com/tranviet.trustlife

👉Tiktok: https://www.tiktok.com/@tranviet.mb

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *