bao-hiem-lien-ket-don-vi

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt – Chuyên gia tài chính, bảo hiểm. Thời gian qua thị trường bảo hiểm rất sôi động vì xuất hiện một dòng sản phẩm liên kết đầu tư mới là dòng bảo hiểm liên kết đơn vị (IPL). Đây là dòng sản phẩm tạo ra rất nhiều những sự hào hứng, thổi một luồng gió mới cho những người mua bảo hiểm mà mong muốn đồng tiền của mình sẽ sinh lời cao, nhưng đồng thời cũng tạo ra những lo lắng khi đây là dòng sản phẩm mà có những rủi ro cao đến từ đơn vị quản lý quỹ. Vậy hiểu như thế nào cho đúng?  Thì ngày hôm nay, Trần Việt sẽ phân tích giúp cho bạn hiểu những điều này nhé ! 

  1. Nội dung bài viết

    Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì ? Có mấy loại bảo hiểm liên kết đầu tư?  

Để Trần Việt phân tích cho bạn hiểu nhé, nếu như trước đây, khi nhắc đến bảo hiểm, thì khách hàng luôn hiểu rằng “Mua bảo hiểm để phòng ngừa rủi ro, chứ lời thì mấy” , tức là các dòng bảo hiểm trước đây chỉ thuần nhằm mục đích bảo vệ, còn mục đích sinh lời thì gần như không đáng kể. Chính vì vậy, nhiều người còn băn khoăn, chần chừ khi tham gia bảo hiểm.  Nắm bắt được nhu cầu đó, các công ty bảo hiểm cho ra đời dòng sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, đây là dòng sản phẩm có thể làm hài lòng khách hàng ở cả hai mục đích, bảo vệ và tiết kiệm, đầu tư. Có nghĩa là các sản phẩm không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa bảo vệ, mà còn có những sự lựa chọn khác giúp khách hàng gia tăng tài sản.  Trong dòng sản phẩm liên kết đầu tư sẽ có 2 dòng sản phẩm cơ bản, đó là bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị. Để cho dễ hiểu, bạn cứ tưởng tượng như thế này: 

  • Dòng sản phẩm bảo hiểm liên kết chung là dòng sản phẩm bảo vệ và mang tính đầu tư có mức rủi ro thấp, an toàn cao, khi dòng tiền của khách hàng được đưa vào những kênh đầu tư an toàn như trái phiếu chính phủ, gửi tiết kiệm ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp. Dòng sản phẩm này phù hợp với những khách hàng có một kế hoạch tài chính rất rõ ràng, tập trung cho bảo vệ và giữ an toàn nguồn vốn của mình qua nhiều năm. Hoặc bạn có thể hiểu đơn giản, trong một danh mục tài sản là 100% của bạn, thì trong đó bạn sẽ phân bổ vào các kênh rủi ro cao, lợi nhuận cao như cổ phiếu, quỹ mở, trái phiếu doanh nghiệp là 50%, còn lại 50% và các kênh an toàn cao như gửi tiết kiệm ngân hàng, bảo hiểm, trái phiếu chính phủ. Tức là dòng sản phẩm này sẽ nằm trong 50% các kênh an toàn cao, bảo vệ nguồn vốn của bạn trước những biến động có thể không tốt của các kênh rủi ro cao. Thường đối với dòng sản phẩm này, bạn có thể cân đối trong khoảng 10% thu nhập để tham gia song song gửi tiết kiệm ngân hàng, trái phiếu. 
  • Dòng sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị thì lại khác, đây là dòng sản phẩm đem đến cho khách hàng những cơ hội tài chính với mức lãi suất cao hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Cụ thể, trong một sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị, thì khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn đối với mục tiêu tài chính của mình, Các sự lựa chọn này được thể hiện dưới dạng nhiều các quỹ đầu tư với những mức độ rủi ro khác nhau. Tức là giờ đây, khách hàng có thể có những cơ hội sinh lời cao cùng với những biến động của thị giá, của thị trường chứ không cần phải than vãn là đồng tiền mất giá, mua bảo hiểm thua mua vàng nữa. Mà là đi cùng với biến động giá cả của thị trường, của nền kinh tế thông qua kết quả đầu tư thực tế của công ty bảo hiểm nhân thọ. Hoặc cũng có thể lựa chọn các kênh đầu tư an toàn như sản phẩm bảo hiểm liên kết chung mà mình đã phân tích ở trên. 

Tuy nhiên, ngày hôm nay thì Trần Việt sẽ tập trung phân tích sự tích cực và rủi ro của sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị này. Và mình sẽ tập trung vào quỹ có khả năng tăng trưởng cao (Phần lớn vào cổ phiếu) , còn các quỹ an toàn khác bản chất là giống sản phẩm bảo hiểm liên kết chung nên mình sẽ không bàn đến nữa. 

Sự tích cực của sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị 

  1. Bảo hiểm liên kết đơn vị đem đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn phù hợp với khẩu vị rủi ro 

Trên thực tế, một trong những yếu tố dẫn đến khách hàng không thích, hoặc từ chối bảo hiểm chính là ở tỷ suất sinh lời không đạt được theo kỳ vọng của họ. Ví dụ, một khách hàng tham gia ở mức 30 triệu đồng, họ mong muốn sau 15 năm đóng phí không phải là một khoản lãi là 30 – 70 triệu, mà phải là một khoản lợi nhuận với mức cao hơn để họ nhanh chóng đạt được mục tiêu tài chính của mình, thì đây là một dòng sản phẩm có thể đem cho họ được điều đó và đồng thời đảm bảo hỗ trợ được gia đình họ trước những rủi ro trong cuộc sống. 

2. Bảo hiểm liên kết đơn vị hỗ trợ tốt cho những khách hàng không có nhiều kiến thức về đầu tư 

Đầu tư thì chưa bao giờ là một việc dễ dàng, đó là một quá  trình kết tinh của tri thức đầu tư. Và đây là điểm mà nhiều khách hàng không có được. Quá trình làm nghề tư vấn bảo hiểm nhân thọ, Trần Việt thấy rất rõ nhiều khách hàng không am hiểu về đầu tư, tự mình đầu tư và gánh chịu những thua lỗ trên thị trường cổ phiếu. Nên việc xuất hiện sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị có thể giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro đầu tư khi việc đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trên lĩnh vực này. 

3. Bảo hiểm liên kết đơn vị phù hợp với tài chính của nhiều đối tượng với tài chính khác nhau

Quỹ đầu tư trong bảo hiểm mà bạn tham gia có thể hiểu là một quỹ mở, đây là một trong những cách an toàn mà vẫn sinh lời dành cho những người mới tham gia vào thị trường chứng khoán. Khi đầu tư vào quỹ, bạn sẽ sở hữu chứng chỉ quỹ (CCQ) do Công ty Quản lý Quỹ đại diện phát hành cho nhà đầu tư. Đây là một loại chứng khoán nhằm xác nhận quyền sở hữu một phần vốn góp trong quỹ đại chúng của Nhà đầu tư. Hiểu đơn giản là bạn đem một phần vốn của mình góp cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp, và họ sẽ quản lý tiền, đầu tư tiền và đem lại kết quả tốt hoặc không tốt cho bạn 🙂 .  Có một vài thuật ngữ cơ bản bạn bắt buộc phải biết khi đầu tư quỹ như sau:  – NAV là từ viết tắt của Net Asset Value, có nghĩa là giá trị tài sản hiện tại đang có của quỹ mở. – NAV/CCQ chính là giá chứng chỉ quỹ. Giá chứng chỉ quỹ bằng tổng giá trị thị trường của tài sản của Quỹ trừ đi tổng nợ của quỹ chia cho tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành.  tcbs   Như ví dụ hình trên là kết quả phân tích của Quỹ trái phiếu TCBF của Techcombank (Quỹ trái phiếu lớn nhất trên thị trường ở thời điểm hiện tại – Bạn có thể đăng ký miễn phí theo link: https://iwp.tcbs.com.vn/105C261286 ) thì bạn có thể nhận thấy NAV – Tổng tài sản là 27.365 tỷ, sau khi trừ đi các khoản nợ (có thể là không) thì chia cho tổng số chứng chỉ quỹ đang phát hành sẽ ra giá của một chứng chỉ quỹ TCBF.  Vậy khi bạn đầu tư vào một quỹ của sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị, thì khi đó giá trị tài sản của bạn cũng được tính bằng số chứng chỉ quỹ bạn nắm giữ nhân với giá trị của một chứng chỉ quỹ.  Vậy lợi nhuận của một chứng chỉ quỹ là đến từ đâu? Hiện tại có 4 khoản lợi nhuận sau đây.  – Sự tăng giá  của các cổ phiếu mà các quỹ đang nắm giữ. – Những cổ tức của các cổ phiếu mà các quỹ đăng nắm giữ. – Lãi suất của các trái phiếu. – Lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn. Như vậy, giả sử giá của một chứng chỉ quỹ là 10.000 đồng/ CCQ, thì sẽ phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng tham gia, người có nhiều đầu tư nhiều, người có ít sẽ đầu tư ít, và hoàn toàn linh hoạt. 

4. Bảo hiểm liên kết đơn vị có tính thanh khoản cao. 

Khi bạn đầu tư tiền vào quỹ mở hay quỹ của các sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị, thì đặc trưng là các quỹ này sẽ có tính thanh khoản cao, tức là yếu tố chuyển đổi thành tiền mặt rất cao hoặc yếu tố luân chuyển các quỹ sẽ rất thuận lợi cho các khách hàng. Bạn sẽ không phải lo ngại dòng tiền của mình sẽ nằm im như các sản phẩm truyền thống mà có thể điều chỉnh, thay đổi nhằm tối ưu hiệu quả đầu tư cũng như kỳ vọng mục tiêu tài chính của mình trong từng giai đoạn. 

5. Danh mục đầu tư của bảo hiểm liên kết đơn vị có sự chọn lọc. 

Dĩ nhiên, cầm tiền của một người đã phải có sự tính toán, cầm tiền của 1000 người hoặc 100.000 người thì sự tính toán lại ở một mức độ khác. Nên đa phần danh mục đầu tư của bảo hiểm liên kết đơn vị tập trung vào các cổ phiếu đã có sự khẳng định ở trên thị trường, tức là các cổ phiếu có mức tăng trưởng đều đặn hàng năm, cũng như các yếu tố đánh giá khác mà mình sẽ làm rõ ở những bài viết sau. Đa phần danh mục quỹ của bảo hiểm liên kết đơn vị tập trung vào Bluechip – Cổ phiếu dẫn dắt thị trường và danh mục VN30 – VN50, Top những cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường. Nên tính an toàn cũng không phải là không có.  Rồi, vừa xong mình đã review cho các bạn những mặt thuận lợi của sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị. Nhưng nếu chỉ gồm những mặt thuận lợi thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ có mức sinh lời cao mà chẳng phải chịu một rủi ro gì ? Nhưng trên thực tế, nguyên tắc rủi ro cao và lợi nhuận cao luôn đúng trong mọi trường hợp, vì vậy bạn cần phải có một sự xem xét, đánh giá kỹ càng trước khi lựa chọn sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị. 

Bạn có thể tham khảo Review về Bảo hiểm liên kết đơn vị, đầu tư của MB Ageas hợp tác cùng MB Capital đem đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt tại đây

bao-hiem-lien-ket-don-vi

Rủi ro của sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị 

  1. Bảo hiểm liên kết đơn vị có lợi nhuận cao ở hiện tại không đồng nghĩa sẽ luôn chiến thắng thị trường. 

Đây là một sự thật, nguyên tắc rủi ro cao, lợi nhuận cao luôn đúng. Dù cho có thể vào từng giai đoạn bạn sẽ cảm nhận rằng mình là người chiến thắng, nhưng thị trường thì luôn biến động. Có một câu nói mà Trần Việt luôn rất nhớ, không có cổ phiếu nào tăng mãi mãi, và ngược lại cũng không có cổ phiếu nào giảm mãi mãi. Khi bạn chấp nhận đầu tư vào quỹ mở của sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị, bạn cũng phải sẵn lòng chấp nhận những rủi ro thua lỗ, cũng như những cơ hội có mức sinh lời cao.  Công ty quản lý quỹ không có nghĩa vụ cam kết chắc chắn là hoạt động đầu tư sẽ có lãi, mà chỉ có nghĩa vụ thực hiện tốt nhất các hoạt động quản lý chuyên nghiệp và luôn đề cao lợi ích của nhà đầu tư. Chính vì thế, để hạn chế rủi ro mức thấp nhất nên lựa chọn công ty quản lý quỹ uy tín, chất lượng là việc quan trọng.

2. Bảo hiểm liên kết đơn vị cũng có những rủi ro tồn tại trong việc quản lý quỹ 

Thực ra, việc bạn đầu tư vào quỹ mở trong bảo hiểm liên kết đơn vị, hay một cổ phiếu cụ thể thì bản chất cũng khá giống nhau. Tức là lợi nhuận của bạn sinh ra từ kết quả đầu tư của quỹ hay kết quả đầu tư của công ty mà bạn mua cổ phần. Và trong đó sẽ luôn có rủi ro từ chính nội tại của Quỹ và Công ty bạn lựa chọn 

  • Rủi ro từ việc thiếu minh bạch trong quỹ (Ban lãnh đạo, người thực thi không làm đúng vai trò của mình với nhà đầu tư) 
  • Rủi ro trong quá trình vận hành quỹ (Ví dụ khi nhà đầu tư ồ ạt rút tiền khỏi quỹ, thì quỹ trữ bao nhiêu tiền mặt, bán những tài sản nào, và mỗi một nhà đầu tư lại có một khẩu vị và cách đầu tư, suy nghĩ khác nhau, nên quỹ càng lớn, càng nhiều thách thức. Trong giai đoạn thị trường tăng, thì ai ai cũng vui, nhưng thị trường giảm, mới biết ai vui ai buồn) 

Vì vậy, khi đánh giá một quỹ, bạn cũng cần phải dành thời gian để nghiên cứu về quỹ, như khi bạn đánh giá một công ty để mua một cổ phiếu vậy, chứ hoàn toàn không phải bạn chỉ cần nhắm mắt xuống tiền là xong. Cụ thể, để đánh giá một quỹ cần xem xét 3 yếu tố cơ bản sau (Lưu ý là cơ bản thôi nhé) 

  • Chiến lược đầu tư: quỹ đang tập trung vào danh mục đầu tư (tỷ trọng phân bổ của quỹ như thế nào). 
  • Đội ngũ chuyên gia đầu tư của quỹ: nghiên cứu các tài liệu công bố của quỹ, mục tiêu đầu tư, kinh nghiệm công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát.
  • Lợi nhuận của quỹ trong quá khứ: dựa vào báo cáo hoạt động của các quỹ (cập nhật theo tháng, năm)

Bên cạnh đó, bạn cần cân nhắc yếu tố chi phí quản lý khi quyết định mua chứng chỉ quỹ. Chi phí bạn phải trả bao gồm phí quản lý thường niên, chi phí trả cho ngân hàng giám sát, thuế thu nhập phát sinh và chi phí khác (bán lại chứng chỉ). 

3. Bảo hiểm liên kết đầu tư tồn tại rủi ro về tính thời điểm 

Thời điểm bạn tham gia thị trường sẽ quyết định phần lớn kết quả đầu tư của bạn. Điều này có nghĩa rằng việc lên hay xuống của thị trường sẽ phụ thuộc chu kỳ kinh tế, vào chu kỳ tăng thì giá tăng, vào chu kỳ giảm thì giá giảm. Việc của các quỹ có thể làm trong chu kỳ giảm là lỗ ít hơn thị trường hoặc lỗ ngang thị trường, hoặc bạn phải thực hiện việc luân chuyển sang các quỹ an toàn để bảo toàn nguồn vốn của mình.  Vậy nên, nếu như năm 2021, 2022 bạn đang ở chu kỳ lên của thị trường, và bạn mua giá ở mức đỉnh, thì những rủi ro có thể hiện hữu. Bản thân Trần Việt cũng không dám nói hay đoán, mà điều đó sẽ phụ thuộc thị trường quyết định. Bởi chẳng ai biết được chắc chắn tương lai thế nào? 

4. Bảo hiểm liên kết đầu tư có rủi ro từ chính tư vấn viên. 

Với những phân tích ở trên, bạn có thể thấy rõ rằng sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư đòi hỏi tính chuyên môn tài chính rất cao ở người tư vấn để thực hiện việc tư vấn nên mua đỉnh bán đáy, hay mua đáy bán đỉnh cũng như thực hiện việc luân chuyển giữa các quỹ với các mức độ rủi ro khác nhau cho khách hàng.  Chưa kể, thị trường Việt Nam vẫn là thị trường bảo hiểm đang phát triển, việc mở rộng quy mô, tuyển ồ ạt các tư vấn viên mới, nhà nhà làm bảo hiểm, người người làm bảo hiểm, thì yếu tố chất lượng và vận hành, chăm sóc sau bán của sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư sẽ còn phải đặt ra nhiều câu hỏi? 

5. Bảo hiểm liên kết đầu tư và các khoản phí trong đó 

Một trong những sai lầm của những nhà đầu tư đó là luôn bị cuốn vào lãi suất cao mà không để ý đến các khoản phí ẩn sau đó. Tỷ suất sinh lời cao là lời hứa của các công ty quản lý quỹ, nhưng các loại phí đi kèm cũng không bao giờ là thấp. Đó có thể là 

  • Chi phí ban đầu (subscription fees)
  • Phí mua.
  • Phí bán
  • Phí quản lý. 
  • Phí luân chuyển quỹ. 

Thông thường, phí của các quỹ này tùy từng công ty sẽ dao động 1-3%. Giả sử trong chu kỳ kinh tế lên, lợi nhuận của quỹ đem về nhà đầu tư là 20%, thì 1-2% phí đâu có là gì ? Nhưng nếu vào chu kỳ kinh tế xuống, kết quả lợi nhuận chỉ còn 3-6% thì phí quản lý từ 1-2% thực sự là một vấn đề rất lớn.

6. Bảo hiểm liên kết đầu tư và rủi ro trong quản trị danh mục 

“Không bỏ trứng vào một giỏ” là nguyên tắc của quản trị danh mục đầu tư. Tuy nhiên, việc quản lý danh mục với số ít so với việc quản lý danh mục với số đông sẽ tồn tại rủi ro về tính am hiểu, đánh giá đối với từng cổ phiếu trong danh mục đó. Việc không bỏ trứng vào một giỏi là không phải nói về số lượng cố phiếu đang nắm giữ mà muốn nói đến việc hạn chế những biến động cùng chiều của cổ phiếu. 

7. Rủi ro của bảo hiểm liên kết đầu tư là thời điểm dòng tiền vào quỹ. 

Một trong những vấn đề rất khó khăn của các nhà quản lý quỹ, là thường khi thị trường lên cao, thì các nhà đầu tư, các khách hàng lại lũ lượt tham gia với ước mơ rằng sẽ cao nữa, cao mãi. Và đây là bài toán khó đối với những người cầm tiền của bạn, bởi khi thị trường đã lên quá cao thì dư địa tăng giá không còn nhiều (Đôi khi có tý nghịch lý ở thị trường Việt Nam giai đoạn tháng 5-6/2021 khi có một dòng tiền mới quá lớn vào thị trường lấn át đi yếu tố vĩ mô, ngành, thời điểm nên chỉ có tăng và tăng 🙂 ) . Vậy, nếu dư địa tăng giá không còn nhiều, nhà quản lý quỹ sẽ giữ tiền, hoặc giải ngân, nếu không giải ngân cũng dở vì tiền mặt quá nhiều không đầu tư sẽ pha loãng lãi suất, mà giải ngân cũng nhiều lo lắng vì có thể thị trường giảm bất kỳ lúc nào. 

8. Rủi ro kép khi phí rủi ro của sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị tăng cao cùng sự không thuận lợi của thị trường 

Ngoài chịu các khoản phí chung của quỹ, cũng như hưởng kết quả đầu tư của quỹ, thì bạn đừng quên rằng, mỗi năm các công ty bảo hiểm sẽ thu phí rủi ro để tiếp tục duy trì hợp đồng của bạn và các khoản phí rủi ro này sẽ tăng cao khi tuổi tác bạn cao, nghề nghiệp nguy hiểm, khi bạn không đủ số tiền duy trì dài hạn trong tài khoản hợp đồng. 

Lời khuyên đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị của Trần Việt MB 

  1. Lựa chọn đúng tư vấn viên có kiến thức về tài chính để phân bổ danh mục. 

  2. Cân nhắc các phương án khác để đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn (Ví dụ như các quỹ hoạt động riêng biệt của TCBS, MBCapital… ) .

  3. Lựa chọn bảo hiểm với mục đích chính là bảo vệ tài sản và bảo vệ rủi ro liên quan đến sức khỏe. 

  4. Chỉ đầu tư tiền vào quỹ của sản phẩm liên kết đầu tư ở phần phí đóng thêm. 

  5. Cân đối mức bảo vệ hợp lý. 

————————————

Về tớ – Trần Việt MB

———————————–

Lĩnh vực hoạt đông tại MB Group

1. Tư vấn bảo hiểm nhân thọ Quân đội MB Ageas (BHNT Quân đội)(Tớ luôn cam kết nếu không tư vấn đầy đủ hoàn tiền 100%)

2. Tư vấn đầu tư chứng khoán tại Chứng khoán MB – MBS.

3. Tư vấn đầu tư quỹ mở MB Capital.

4. Coaching Tư vấn Tài chính

Bạn có thể chỉ dành 5 phút mở tài khoản MB Bank để nhận được chính sách:

  • Miễn 6 loại phí ngân hàng: Phí quản lý tài khoản; phí chuyển tiền trọn đời; Phí thông báo số dư biến động; Phí duy trì, Phí rút tiền, Phí phát hành
  • Miễn phí Số đẹp + Tài khoản số điện thoại

Mình gửi link đăng ký hỗ trợ mở tài khoản: Tại đây

4. Khoá học:” Money Game Winner – Chiến thắng trò chơi tiền bạc” , mình có xây dựng và triển khai khoá học ưu đãi 599.000 đồng trong 3 buổi học liên tục (Giá gốc 1.800.000 đồng). Bạn có thể xem tại đây

———————————–

Hỗ trợ miễn phí

  • Điều chỉnh tư vấn hợp đồng bảo hiểm lỗi.
  • Hỗ trợ quy trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm của 18 công ty trên thị trường

———————————–

Một số kênh liên hệ:

  1. Nhóm Zalo dành cho khách hàng đang tìm hiểu: Tại đây
  2. Nhóm Facebook hỗ trợ tư vấn viên” Tại đây  / Nhóm Zalo hỗ trợ tư vấn viên: Tại đây
  3. Nhóm Chia sẻ giá trị về Kỹ năng làm cha mẹ: Tại đây

Kênh mạng xã hội

1. Fanpage: Trần Việt MB 

2. Zalo: 090.226.1286

3. Email: info@tranvietmb.com / tranviet.mbageas@gmail.com.

4.Website: Trần Việt MB

5. Youtube: Trần Việt MB

 


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

About

Công ty Tư vấn đầu tư và Quản lý Tài sản FIDT

CHỦ ĐỀ

Gọi cho Việt nhé