Xin chào các bạn, mình là Trần Việt – Chuyên gia tài chính và bảo hiểm nhân thọ. Đợt rồi tranh thủ ngồi đọc các comment trên kênh Youtube Trần Việt MB Ageas của mình, thì mình thấy rất nhiều anh chị phản hồi ý kiến rằng:”Lúc mua bảo hiểm nhân thọ thì ngon ngọt, đến tận giường, nhưng lúc thanh toán thì lằng nhằng đủ kiểu?” – Và hôm nay, mình xin trả lời các anh chị đối với câu hỏi này như sau:
- Thủ tục thanh toán Quyền lợi bảo hiểm được quy định tại đâu?
Đầu tiên, trước khi phán xét và nhận định, Việt rất mong muốn anh chị mở quyền hợp đồng của mình ra và đọc về thủ tục thanh toán quyền lợi bảo hiểm. Một trong những nguyên tắc về kinh tế, giao dịch đó là đọc thật kỹ hợp đồng.
Anh chị có thể tham khảo Link các thủ tục do Việt chia sẻ như sau:
- Thủ tục chi trả của sản phẩm Kiến tạo ước mơ tại đây
- Thủ tục chi trả của sản phẩm bổ trợ:”Nằm viện và phẫu thuật” tại đây
- Thủ tục chi trả của sản phẩm bộ trợ “Bảo hiểm tai nạn” tại đây
- Thủ tục chi trả của sản phẩm bổ trợ”Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo” tại đây
2. Có phải công ty bảo hiểm nhân thọ chỉ đến khi nào thanh toán quyền lợi cho khách hàng mới làm chặt chẽ hay không?
Câu trả lời là không. Hãy hỏi những tư vấn viên chuyên nghiệp xem để ra một hợp đồng khó khăn như thế nào? Nếu khách hàng là người khỏe mạnh, câu chuyện thực sự là dễ dàng. Nhưng nếu như khách hàng đã có một bệnh trước đó, quy trình của một tư vấn để ra được hợp đồng sẽ là:
- Khai hồ sơ, điền đầy đủ thông tin về bệnh sử
- Nộp tiền bảo hiểm
- Đưa khách hàng đi khám
- Cho khách hàng ký thư chấp thuận bảo hiểm loại trừ bệnh sẵn có
- Ra hợp đồng cho khách hàng
Và nếu bạn hỏi những tư vấn viên bảo hiểm chuyên nghiệp, có quá nhiều khách hàng không thể tham gia được nữa do tình trạng bệnh đã bị chuyển biến xấu.
Vì vậy, đối với công ty bảo hiểm. Việc ra được 1 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã khó, chưa nói đến việc chi trả quyền lợi bảo hiểm.
3. Căn cứ nào để công ty bảo hiểm nhân thọ chi trả quyền lợi cho khách hàng.
Trước khi nói đến những thủ tục chi trả, Trần Việt muốn chia sẻ với các bạn một vài số liệu sau đây:
Cụ thể, theo số liệu của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), trong giai đoạn từ năm 2008-2017, có trên 78.000 vụ trục lợi bảo hiểm với số tiền bị trục lợi khoảng 1.100 tỷ đồng, trung bình tổn thất 110 tỷ đồng/năm. Thị trường bảo hiểm nhân thọ có từ 6-28% số vụ yêu cầu bồi thường bảo hiểm là trục lợi, tùy từng doanh nghiệp bảo hiểm. Trong đó: Bảo hiểm bổ trợ sức khỏe chiếm 93% số vụ trục lợi toàn thị trường; Bảo hiểm hỗn hợp: 4%, Bảo hiểm trọn đời: 1%
Điều này theo cá nhân Việt hiểu, nếu như trong trường hợp công ty bảo hiểm không cẩn thận trong việc thẩm định hồ sơ chi trả, sẽ dẫn đến tình trạng:
- Số vụ trục lợi tiếp tục gia tăng
- Bảo hiểm phá sản
- Số phận của những người không rủi ro là mất tiền
Ở một góc nhìn khác, mình muốn các bạn cùng nghĩ xem, khi bạn bỏ tiền ra cho ai đó kể cả khi cho vay, mua một món đồ, hoặc làm từ thiện, bạn có bao giờ nghĩ rằng số tiền đó mình bỏ ra là xứng đáng hay không? Tin chắc rằng là có. Vậy nên, đừng trách công ty bảo hiểm thẩm định chặt chẽ hồ sơ.
Căn cứ công ty bảo hiểm chi trả gồm có:
- Căn cứ rằng khách hàng không trục lợi: Rõ ràng nếu như bạn cố tình giả mạo hồ sơ, có nghi vấn trục lợi, việc công ty thẩm định kỹ càng là chuyện bình thường.
- Căn cứ vụ việc xảy ra là khách quan và đúng sự thực: Đó là những giấy tờ xác nhận của bệnh viện, công an, xã phường thị trấn
- Căn cứ việc chi trả đúng người: Người thụ hưởng, người ủy quyền hay người thừa kế.
Làm lỗi 1 trong 3 vấn đề này thì số tiền mất không biết bao nhiêu mà kể , đúng không nào?
Kết luận: Hãy tôn trọng công ty bảo hiểm, và tôn trọng chính mình. Khi đã ký một hợp đồng, hãy hiểu rõ về nó để đảm bảo mình được thanh toán đúng và đủ theo quy định.
Trần Việt MB – Luôn tận tâm – Luôn hoàn thiện
Xin chúc các bạn có một gia đình hạnh phúc, ấm êm và chủ động trước những rủi ro trong cuộc sống. Nếu cần liên hệ để được hỗ trợ, hãy liên hệ với Việt qua các kênh sau nhé.
Fanpage: Trần Việt MB – Chuyên gia Bảo hiểm nhân thọ Quân đội
Youtube: Trần Việt MB Ageas
SĐT: 0902261286 / Email: tranviet.mbageas@gmail.com