Kiểu-người-thất-bại-mất-1000-năm-mới-ra-quyết-định

Bài học thất bại: Mất 1000 năm để ra quyết định – Trần Việt

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt, là một blogger viết về những điều mình trải nghiệm và suy nghĩ trên hành trình phát triển bản thân. Ngày hôm nay, mình xin được chia sẻ với các bạn về một chủ để đó là những kiểu người thất bại, dành 1000 năm để ra quyết định cho cuộc đời mình.

  1. Câu chuyện về sự ra quyết định của cả hai con người

Mình có hai bạn nữ, đều thuộc thế hệ 8x, thu nhập một tháng của mỗi người khoảng 6 triệu đồng, cả hai đều chủ động tìm đến mình để xin vào làm việc trong cộng đồng chuyên gia tài chính, bảo hiểm TrustMB. Và cả hai qua khoảng thời gian nói chuyện, mình đã quyết định chấp nhận, cả hai có những nét tính cách đặc biệt sau:

Kiểu-người-thất-bại-mất-1000-năm-mới-ra-quyết-định
  • Người A: Hỏi han rất kỹ, suy nghĩ rất lâu, lâu đến mức không thể lâu hơn để có một quyết định chính xác.
  • Người B: Hỏi han những điều cơ bản, ra quyết định nhanh, thực hiện quyết liệt.

Và chúng ta hãy lấy một mốc thời gian để đánh giá kết quả nhé. Đó là sau kỳ thị của BTC để cấp chứng chỉ hành nghề bảo hiểm thì kết quả như sau:

  • Người A: Sau khi làm xong hết hồ sơ, còn khoảng 2 ngày là bắt đầu học, người A xin rút lui vì có chuyện gia đình. Và hẳn mọi người cũng biết lý do tại sao, có thể do áp lực gia đình, có thể do có việc thật, có thể do bạn ý không đủ thời gian, rồi có thể là bất kỳ lý do nào khác.
  • Người B: Sau ngày quyết định sẽ theo đuổi trở thành một tư vấn viên bảo hiểm, ngày thứ 4 gửi hồ sơ xuống, ngày thứ 6 đi học, và ngày thứ 11 thì thi đỗ tất cả các môn thi và bắt đầu sự nghiệp chuyên viên tài chính và trở thành đồng nghiệp của tôi.

Hai con người, đều có những nét tương đồng về thu nhập, đều cùng có những cơ hội như nhau, cùng đã ra quyết định về việc sẽ thay đổi bản thân để trở thành một con người mới hơn. Nhưng kết quả lại hoàn toàn khác. Lý do vì sao lại như vậy? Đây là một vài suy nghĩ của Việt, đó có thể là góc nhìn chưa đầy đủ, hoặc có thể đầy đủ với một số người, nhưng bất chấp đúng sai, mỗi bài học sẽ đem đến những giá trị khác nhau

  1. Cơ hội đôi khi không thật rõ ràng, nhưng đó mới là cơ hội tiềm năng

Trên thực tế, mình nhận ra rằng các cơ hội xung quanh chúng ta nếu ngon ăn một cách bất thường hoặc quá ngon ăn thì sẽ không đến lượt chúng ta hưởng nó. Thầy Lê Thẩm Dương thường nói với chúng tôi, những học trò của thầy đó là:”Miếng pho mai có sẵn chỉ có trong bẫy chuột mà thôi”. Điều đó có nghĩa là, nếu như có một kho báu dọn sẵn cho các bạn, thì đó là kho báu tẩm chất độc. Kho báu – Hay các cơ hội ngon ăn chỉ xuất hiện khi bạn theo đuổi, đam mê và sẵn sàng lao động quyết liệt để hướng đến nó. Đó là thành quả, là trái ngọt, và vinh quang mà bạn sẽ dành được trên con đường hướng đến thành công.

Những cơ hội thực sự tuyệt vời đôi khi thường ẩn mình dưới mình những tưởng chừng như rất bình thường, chúng vô thanh, vô ảnh, chúng chỉ là những thay đổi nhỏ mà bản thân chúng ta phải lựa chọn một cách bớt suy nghĩ ? Dấn thân hay không? Vậy thôi.

Cơ hội, đôi khi là việc bạn làm những điều mới để nhận về những kết quả mới, là khi bạn thử sức mình với những điều mới mẻ của cuộc sống. Thế giới rộng lớn lắm bạn ạ, hãy bước ra ngoài và đem thân mình trải nghiệm, bạn sẽ lớn lên mỗi ngày. Không có thất bại thì làm sao có thành công. Không bỏ mồ hôi làm sao xây xong tòa lâu đài của cuộc đời mình.

2. Cơ hội luôn mang tính thời điểm, nó không tồn tại mãi mãi. Đó là bài toán của sự sàng lọc tự nhiên.

Có lẽ, trong suy nghĩ của người A ở thời điểm ra quyết định, đó chính là việc mình nghỉ khóa học này, mình có thể học khóa học khác, cơ hội luôn luôn đầy rẫy. Có thể bạn đó đúng, nhưng cái giá để bạn có cơ hội tiếp theo sau lại xuất phát từ chính tư duy của bạn, cứ mãi giữ suy nghĩ đó, đến bao giờ bạn ý thay đổi ? 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm. Tôi không biết, tôi chỉ chắc chắn một điều, người A sẽ tiếp tục mất rất nhiều cơ hội bởi chần chừ, do dự đã là một thói quen. Cơ hội sẽ tiếp tục đến, và họ sẽ tiếp tục bỏ qua. Trong khi đó, tôi tin với sự quyết liệt của mình, người B sẽ thành công.

Giá của việc bỏ lỡ cơ hội chính là thời gian để có một cơ hội tiếp theo sau. Nhưng liệu còn ai chấp nhận bạn ý, còn ai đưa cho bạn ý cơ hội? Điều đó rất khó để có thể nói.

3. Cơ hội luôn dành cho một số người nhất định

Kết quả luôn dành cho những người dám từ bỏ sự ổn định để tìm kiếm những thời điểm bấp bênh, đối mặt với những lo âu, căng thẳng, những mâu thuẫn, đấu tranh. Họ có thể vất vả ngày hôm nay, nhưng ngày hôm sau chắc chắn họ sẽ là những con người khác.

Tôi luôn nhớ một câu nói:’Ổn định là nghèo bền vững” . Từ ngày đó đến nay, câu nói này là kim chỉ nam để tôi luôn quyết liệt theo đuổi những ước mơ, khát vọng của bản thân mình. Chúng ta sinh ra không trên vạch đích, nhưng chúng ta sẽ chết trên vạch đích. Bao nhiêu người sẽ nói câu nói trên.

Những người thành công luôn mang trong mình sự mạnh mẽ và quyết liệt để biến những điều chỉ có trong suy nghĩ, thành hiện thực. Đó là những con người luôn hành động liên tục, bất chấp khó khăn, sợ hãi và những lời rèm pha của người xung quanh

Không đau đớn thì không có thành công. Bạn sẽ nhận về những điều mà bạn đã chịu đựng.

Khổ trước, sướng sau. Quy luật muôn đời vẫn như thế

Một vài lời chía sẻ, một vài tâm sự dành cho những bạn trẻ. Những người đang băn khoăn, làm hay không làm, thay đổi hay không thay đổi, ổn định mãi mãi hay thay đổi để ổn định mãi mãi.

Trần Việt MB – Luôn tận tâm – Luôn hoàn thiện

Xin chúc các bạn có một gia đình hạnh phúc, ấm êm và chủ động trước những rủi ro trong cuộc sống. Nếu cần liên hệ để được hỗ trợ, hãy liên hệ với Việt qua các kênh sau nhé.

Fanpage: Trần Việt MB – Chuyên gia Bảo hiểm nhân thọ Quân đội

Youtube: Trần Việt MB Ageas

SĐT: 0902261286 / Email: tranviet.mbageas@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *