thue-thu-nhap-ca-nhan

Đánh giá 12 điểm Full A-Z về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam ?

Đánh giá 12 điểm Full A-Z về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam ?

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt MB – Chuyên gia Tài chính – Bảo hiểm, thuộc công ty bảo hiểm nhân thọ Quân đội. Có rất nhiều khách hàng đề nghị mình thực hiện một phân tích về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam có những điểm gì tốt, điểm gì chưa tốt, có những điểm gì cần lưu ý. Thì ngày hôm nay, mình sẽ thực hiện việc review đánh giá 12 điểm Full A-Z về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

  1. Thuế thu nhập cá nhân là gì ? 

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ.

Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, do đó, khoản thu này sẽ công bằng với mọi đối tượng trong, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.

Một định nghĩa khác mang tính trực diện hơn về loại thuế này là:

“Thuế TNCN là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh”. 

Với định nghĩa này, chúng ta sẽ thấy rõ thuế thu nhập cá nhân sẽ chịu ảnh hưởng bởi 2 yếu tố chính:

  • Thu nhập miễn thuế
  • Các khoản giảm trừ gia cảnh.

2. Những đối tượng nào phải nộp thuế thu nhập cá nhân 

Có hai đối tượng phải chịu thuế là những người cư trú trên lãnh thổ Việt Nam và những người không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam, hai đối tượng này sẽ được xác định qua loại thu nhập mang lại cho họ đúng như tên gọi của thuế.

  • Với người cư trú tại Viêt Nam thì thu nhập tính thuế là thu nhập trong và ngoài lãnh thổ
  • Với người không cư trú tại Việt Nam thì thu nhập tính thuế là thu nhập tại Việt Nam

Ngoài ra, các chủ thể để tính thuế thuế thu nhập sẽ gồm:

  • Tiền lương, tiền công
  • Thu nhập ngoài tiền lương, tiền công.

Ở vấn đề này, thì theo Trần Việt thì bạn nên lưu ý rõ ràng hai khái niệm này, khi tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công thì có nghĩa là bạn được doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động trả tiền, tính theo số tiền thực thu do doanh nghiệp trả bạn mỗi năm hay mỗi tháng. Còn đối với thu nhập cá nhân từ các nguồn khác thì sẽ tính trên doanh thu (giá bán X số lượng bán) chứ không tính trên lợi nhuận của bạn. Nên về cơ bản, nếu không hiểu và vận dụng hai vấn đề này thì bạn sẽ không tối ưu dòng tiền. Và hãy nhớ một nguyên tắc mà sau khi đọc hết bài bạn cần nắm đó là tiền thuế của người làm công ăn lương cao hơn tiền thuế của làm tự doanh hoặc tự sản xuất (vì sao mình ko đào sâu thêm nhưng đây là điểm bạn phải nắm)

A. Thu nhập từ tiền lương, tiền công 

Là Tổng các khoản thu nhập cá nhân người lao động nhận được từ người sử dụng lao động chi trả ngoại trừ:

  • Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại.
  • Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
  • Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
  • Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc.
  • Phụ cấp đặc thù ngành nghề. 
  • Khoản tiền thuê nhà, điện nước, và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.
  • Khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam).
  • Phí hội viên theo diện tập thể và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cá nhân theo yêu cầu nhưng không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động.
  • Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục, … không vượt quá mức quy định hiện hành của Nhà nước.
  • Khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại theo quy chế của đơn vị.
  • Khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động.
  • Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân (bố, mẹ, vợ/ chồng, con) của người lao động.
  • Khoản tiền ăn giữa ca chi bằng tiền không vượt quá định mức quy định của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội là 730.000[*] đồng/người/tháng.
  • Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần.
  • Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.
  • Khoản thanh toán mà người sử dụng lao động trả để phục vụ việc điều động, luân chuyển người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại hợp đồng lao động, tuân thủ lịch lao động chuẩn theo thông lệ quốc tế của một số ngành như dầu khí, khai khoán.
  • Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định.

Nếu nhìn vào quy định trên, thì cùng với Việt bạn sẽ thấy nếu bạn không thực sự để ý những vấn đề này thì chỉ một dòng chữ thừa ra trên hợp đồng lao động cũng sẽ khiến số tiền thuế của bạn tăng lên, và đồng nghĩa thu nhập của bạn giảm sút.

B. Các khoản thu nhập ngoài tiền công, tiền lương 

  • Doanh thu từ 100 triệu trở lên đối với hoạt động sản xuất kinh doanh có doanh thu hàng hóa, dịch vụ; hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định.
  • Đầu tư vốn gồm tiền lãi cho vay; lợi tức cổ phần và dưới các hình thức đầu tư khác theo quy định.
  • Chuyển nhượng vốn gồm chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế, chuyển nhượng chứng khoán và các hình thức khác theo quy định.
  • Chuyển nhượng bất động sản gồm chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở; quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước; các hình thức chuyển nhượng bất động sản khác.
  • Trúng thưởng gồm trúng thưởng xổ số; cá cược; khuyến mại; các trò chơi cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.
  • Bản quyền gồm chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ.
  • Nhượng quyền thương mại.
  • Thừa kế.
  • Nhận quà tặng

Loại thu nhập ngoài tiền công tiền lương này, chính là loại thu nhập có thể giúp bạn trở nên giàu có hoặc cực kỳ giàu có (ví dụ trúng số chẳng hạn), tuy vậy, bạn cần tìm hiểu rõ về từng loại để lựa chọn đúng hình thức và cách làm có lợi nhất. Ở phần dưới bài viết, mình có để biểu thuế suất của từng loại thu nhập cụ thể để các bạn nghiên cứu và tham khảo nhé.

3. Thế là nào thu nhập miễn thuế 

Căn cứ pháp lý:

– Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007

– Khoản 2 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012

– Khoản 3 Điều 2 Luật về thuế sửa đổi 2014

– Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP

Đến năm 2021 theo update mới nhất thì có 16 loại thu nhập miễn thuế như sau:

1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa những người trong hàng thừa kế thứ nhất (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau.

2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau.

5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.

6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.

7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

8. Thu nhập từ kiều hối (Kiều hối là tiền bạc được di chuyển từ những người đang trú ngụ hay là lao động ở nước ngoài đến thân nhân của họ tại quê hương)

9. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.

10. Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện. Cá nhân sinh sống, làm việc tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu do nước ngoài trả.

11. Thu nhập từ học bổng

12. Tiền bồi thường bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, tiền bồi thường tai nạn lao động, các khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.

13. Thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích thu lợi nhuận.

14. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

15. Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.

16. Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ.

4. Thế nào là các khoản giảm trừ gia cảnh 

Giảm trừ gia cảnh (Giảm trừ GC) là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.

  • Trước ngày 01/7/2020:
Đối tượng Mức giảm trừ
– Đối với người nộp thuế 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm)
– Đối với mỗi người phụ thuộc 3,6 triệu đồng/tháng
  • Từ ngày 01/7/2020:

Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 02/6/2020:

Đối tượng Mức giảm trừ
– Đối với người nộp thuế 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm)
– Đối với mỗi người phụ thuộc 4,4 triệu đồng/tháng

Mức giảm trừ mới nêu trên được áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020; tức là:

Lưu ý: Giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công. Theo Việt, hãy đặc biệt lưu ý để thấy rằng giảm trừ gia cảnh chỉ áp dụng với người làm thuê, làm công, nên khi làm kinh doanh, hãy xác định tâm thế thực sự mạnh mẽ để chấp nhận ….. không cần giảm trừ gia cảnh nhé bạn.

Bản thân người nộp thuế nghiễm nhiên được giảm trừ và chỉ được giảm trừ cho người phụ thuộc nếu đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.

Ngoài ra, đối với trường hợp người lao động

5. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân 

Thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính trên thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất

Thu nhập tính thuế được xác định như sau:

Thu nhập tính thuế TNCN = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập miễn thuế – Các khoản giảm trừ gia cảnh

6. Thuế suất tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công

Trần Việt MB xin chia sẻ với các bạn rằng tuỳ theo căn cứ mức lương quy năm, hoặc mức lương quy tháng mà sẽ có mức thuế suất khác nhau. Tuy vậy, hiểu đơn giản là thu nhập càng cao thì thuế suất càng cao.

Thuế suất thuế TNCN

Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2021 từ tiền lương, tiền công

7. Cách tính thuế cho cá nhân không ký HĐLĐ hoặc ký dưới 3 tháng

Điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân”.”

Trong đó, tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác trả cho cá nhân bao gồm:

– Tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.

– Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.

Như vậy, thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này sẽ được tính như sau:

Thuế thu nhập bị khấu trừ = 10% x Thu nhập

Lưu ý: Nếu đáp ứng đủ điều kiện và làm cam kết 02 để gửi cho nơi trả thu nhập thì tạm thời không bị khấu trừ 10% thuế.

thu-nhap-tinh-thue

8. Phương pháp tính thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

Định nghĩa phương pháp khoán: Là việc cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán là cá nhân kinh doanh có doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên tất cả các lĩnh vực đạt mức nhất định, trừ 03 trường hợp sau:

– Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh.

– Cá nhân cho thuê tài sản.

– Cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp.

  • Nếu thu nhập dưới 100 triệu đồng/ năm thì không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

Tỷ lệ thuế TNCN tính trên doanh thu

Anh chịu lưu ý ở đây doanh thu có nghĩa là bằng giá bán nhân với sản lượng (số lượng hàng hoá)

Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:

    • Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%.
    • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%.
    • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%.
    • Hoạt động kinh doanh khác: 1%

9. Phương pháp tính thuế Thu nhập cá nhân từng lần phát sinh 

Thu nhập cá nhân từng lần phát sinh là thu nhập từ hoạt động kinh doanh không thường xuyên được xác định tuỳ theo đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng lĩnh vực, ngành nghề và do cá nhân tự xác định để lựa chọn hình thức khai thuế theo phương pháp khoán

  • Thu nhập dưới 100 triệu không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

Về phương pháp tính thuế này cũng áp dụng theo công thức chung, tuy vậy mỗi ngành nghề cụ thể lại có mức thuế suất khác nhau. Nên bạn có thể tham khảo tại đây

10. Phương pháp tính thuế cá nhân đối với cho thuê tài sản

Cá nhân cho thuê tài sản là cá nhân có phát sinh doanh thu từ cho thuê tài sản bao gồm: cho thuê nhà, mặt bằng, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi không bao gồm dịch vụ lưu trú; cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển; cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ.

Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê tài sản là 5%.

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN 5%

11. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý sổ xố, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp

Là cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp, là cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp theo hình thức đại lý bán đúng giá.

Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân tính trên doanh thu đối với cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp là 5%.

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN 5%

12. Thuế thu nhập cá nhân từ thừa kế và trao tặng

Thu nhập tính thuế từ thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận.

Thuế suất thuế TNCN trong trường hợp này được áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 10%. (Quá chát)

Trên đây là một số phân tích và tổng hợp của Trần Việt MB đối với xác định và nộp thuế thu nhập cá nhân. Có thể nói rằng, nếu như bạn không biết vận dụng linh hoạt về thuế và các quản lý thuế, thì có thể số tiền bạn phải nộp vào ngân sách nhà nước thực tế nhiều hơn rất nhiều bạn nghĩ. Trong khi đó, bạn hoàn toàn có thể tận dụng các chính sách để phân bổ chi phí phù hợp vừa tốt cho cá nhân mà vừa tối cho việc thực hiện trách nhiệm công dân.

————————————

Về tớ – Trần Việt MB

———————————–

Lĩnh vực hoạt đông tại MB Bank

1. Tư vấn bảo hiểm nhân thọ Quân đội MB Ageas (BHNT Quân đội)(Tớ luôn cam kết nếu không tư vấn đầy đủ hoàn tiền 100%)

2. Tư vấn đầu tư chứng khoán tại Chứng khoán MB – MBS.

3. Tư vấn đầu tư quỹ mở MB Capital.

Bạn có thể chỉ dành 5 phút mở tài khoản MB Bank để nhận được chính sách:

  • Miễn 6 loại phí ngân hàng: Phí quản lý tài khoản; phí chuyển tiền trọn đời; Phí thông báo số dư biến động; Phí duy trì, Phí rút tiền, Phí phát hành
  • Miễn phí Số đẹp + Tài khoản số điện thoại

Mình gửi link đăng ký hỗ trợ mở tài khoản: Tại đây

4. Khoá học:” Money Game Winner – Chiến thắng trò chơi tiền bạc” , mình có xây dựng và triển khai khoá học ưu đãi 599.000 đồng trong 3 buổi học liên tục (Giá gốc 1.800.000 đồng). Bạn có thể xem tại đây

———————————–

Hỗ trợ miễn phí

  • Điều chỉnh tư vấn hợp đồng bảo hiểm lỗi.
  • Hỗ trợ quy trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm của 18 công ty trên thị trường

———————————–

Một số kênh liên hệ:

  1. Nhóm Zalo dành cho khách hàng đang tìm hiểu: Tại đây
  2. Nhóm Facebook hỗ trợ tư vấn viên” Tại đây  / Nhóm Zalo hỗ trợ tư vấn viên: Tại đây
  3. Nhóm Chia sẻ giá trị về Kỹ năng làm cha mẹ: Tại đây

Kênh mạng xã hội

1. Fanpage: Trần Việt MB 

2. Zalo: 090.226.1286

3. Email: info@tranvietmb.com / tranviet.mbageas@gmail.com.

4.Website: Trần Việt MB

5. Youtube: Trần Việt MB

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *