quy-etf

16 điểm cần đặc biệt lưu tâm về quỹ ETF – Quỹ hoán đổi danh mục?

16 điểm cần đặc biệt lưu tâm về quỹ ETF – Quỹ hoán đổi danh mục?

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt MB – Chuyên gia Tài chính – Bảo hiểm, thuộc Công ty bảo hiểm nhân thọ Quân đội. Quỹ ETF – Quỹ hoán đổi danh mục là một sự lựa chọn trong danh mục đầu tư mà bạn nên tìm hiểu? Ngày hôm nay, mình sẽ thực hiện việc phân tích 15 điểm đặc biệt cần lưu tâm về quỹ ETF

  1. Quỹ ETF – Quỹ hoán đổi danh mục là gì ?

Mỗi một nhà đầu tư hoàn toàn có thể lựa chọn việc tự đầu tư hoặc đầu tư gián tiếp qua các Quỹ. Việc đầu tư gián tiếp này hiểu đơn thuần là khi bạn không có đủ kiến thức, kinh nghiệm và thời gian theo dõi trên thị trường, thì bạn sẽ tìm đến những quỹ có những điều mà bạn còn thiếu để uỷ thác cho họ thực hiện việc đó. Đây là cũng là một cách làm khôn ngoan và thường dành cho các nhà đầu tư mới còn non kinh nghiệm hoặc các nhà đầu tư lâu năm thực hiện đa dạng hoá danh mục. 
Mặc dù vậy, việc uỷ thác đầu tư này sẽ thông qua 2 hình thức chính: 
  • Đầu tư chủ động – Quỹ Tương Hỗ ( Mutual Fund) : Các nhà quản lý quỹ chủ động lựa chọn tài sản, cổ phiếu theo phân tích của Quỹ
  • Đầu tư thụ động – Quỹ Hoán đổi Danh mục ( ETF) – Quỹ chỉ số: Quỹ thụ động mua bán theo danh mục chỉ số.

Trong đó, Quỹ ETF là quỹ hoạt động thụ động (có nghĩa là chạy theo biến động của thị trường) mô phỏng theo sự biến động của một chỉ số tham chiếu cụ thể như chỉ số rổ cổ phiếu, trái phiếu hoặc một ngành cụ thể. Danh mục của ETF gồm một rổ chứng khoán có cơ cấu như cơ cấu của chỉ số mà nó mô phỏng.

Quỹ ETF mang đặc điểm của một quỹ đầu tư thông qua việc được nhà đầu tư uỷ thác với mong muốn sinh lời từ hiệu suất hoạt động. Đồng thời cũng mang đặc điểm của Cổ phiếu khi một số quỹ cũng được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

Ví dụ: Quỹ ETF VFM (E1VFVN30) đang mô phỏng theo chỉ số VN30.

quy-etf

2. Những lợi ích khi đầu tư vào Quỹ ETF

A. Đa dạng hoá danh mục đầu tư

Đa dạng, đa dạng, và đa dạng là câu thần chú kinh điển của những nhà đầu tư lọc lõi. Và khi bạn mua chứng chỉ quỹ ETF thì khi đó bạn đang mua một rổ cổ phiếu chứ không phải một cổ phiếu. Bởi mỗi quỹ ETF sẽ thực hiện việc lựa chọn các rổ danh mục khác nhau theo ngành nghề, vốn hoá, đặc điểm riêng như VN 30, VN50 để thực hiện việc đo lường chỉ số chạy theo rổ cổ phiếu này. Và chính vì thế việc này sẽ giúp cho bạn giảm thiểu rủi ro của mình.

danh-muc-vfmvn30

B. Phí quản lý và vận hành quỹ ETF thấp hơn Quỹ mở

Điểm thứ hai được đánh giá là ưu điểm của Quỹ đó chính là việc do hình thức đầu tư là bị động, mô phỏng theo một rổ chỉ số chứng khoán, nên chính vì vậy phí quản lý của loại quỹ này có thể nói là thấp nhất trong các loại quỹ đầu tư. Như hiện tại trung bình phí quản lý quỹ chỉ số của VFMVN30 là 0.65%/NAV/ năm (Trong đó NAV là tổng giá trị đầu tư, tổng giá trị tài sản)

C. Minh bạch rổ danh mục đầu tư.

Quỹ hoán đổi danh mục ETF sẽ luôn minh bạch các cổ phiếu nằm trong rổ danh mục của mình trên website hoặc trong các bảng cáo bạch. Ví dụ như rổ cổ phiếu VN30 thì chúng ta sẽ dễ dàng hiểu giá biến động của quỹ VFMVN30 sẽ đi theo sự biến động của VN30, đồng thời cũng dễ dàng biết được những mã cổ phiếu trong VN30 là những mã nào. Tuy vậy, đối với các quỹ tương hỗ thì lại hoàn toàn khác, bởi họ sẽ có sự điều chỉnh tỷ trọng của từng mã cổ phiếu với tần suất cao hơn, nên việc minh bạch liên tục là điều khó có thể thực hiện (hoặc họ sẽ chỉ minh bạch với những cổ đông sở hữu và nắm giữ chứng chỉ quỹ)

D. Chi phí vốn đầu tư thấp

Đối với hình thức quỹ chung thì cơ bản Việt thấy rằng không có yêu cầu quá cao về số tiền để có thể tham gia đầu tư. Bạn có thể bắt đầu với một số vốn nhỏ để cảm nhận rõ hơn sự biến động của thị trường.

E. Mua bán và giao dịch dễ dàng

Quỹ ETF giao dịch như một cổ phiếu niêm yết, bạn có thể dễ dàng thực hiện việc mua bán. Tuy vậy, có một điểm hơn khác với cổ phiếu đại chúng đó là hiện tại ở Việt Nam, mỗi loại quỹ sẽ cần phải giao dịch thông qua một công ty chứng khoán đối tác. Các bạn phải lựa chọn rất kỹ vì mỗi công ty chứng khoản chỉ có thể giao dịch một số ETF nhất định. VD có thể giao dịch cả 7 Quỹ trên là SSI, BVSC, Maybank Kim Eng, VNDirect,… Nhưng cũng có một số Cty chỉ giao dịch được một số quỹ như CTS chỉ giao dịch (4/7 quỹ là 2 quỹ của Dragon E1VFVN30 + FUEVFVND, 2 quỹ SSIAM là FUESSVFL và FUESSV50). Do đó nếu đã có tài khoản ở 1 công ty chứng khoán nhưng chưa giao dịch được loại ETF bạn mong muốn thì phải mở tài khoản của công ty chứng khoán khác.

F. Đỡ tốn thời gian theo dõi thị trường

Mua quỹ ETF có nghĩa là bạn hoàn toàn dựa vào biến ngẫu nhiên của thị trường thông qua việc đã chấp nhận lựa chọn một quỹ có rổ danh mục mà bạn mong muốn. Nên chính vì vậy bạn không cần phải bỏ quá nhiều thời gian cho việc này. Thực ra thì từ kinh nghiệm tham khảo và tìm hiểu của mình, thì quỹ chỉ số là một hình thức đầu tư có độ an toàn cao và khả năng sinh lời đều đặn là khá ổn định. Bạn nên có trong danh mục của mình.

3. So sánh quỹ ETF và Quỹ mở – Quỹ tương hỗ

Giống: Cùng là … quỹ 🙂 . Điểm giống nhau chính là hình thức đều là uỷ thác đầu tư thông qua việc các quỹ sẽ phát hành chứng chỉ quỹ không giới hạn. Tức là việc định giá một chứng chỉ quỹ là căn cứ vào kết quả đầu tư, còn việc nhà đầu tư muốn sở hữu bao nhiêu chứng chỉ quỹ là căn cứ vào … số tiền của họ có trong tài khoản

Khác:

so-sanh-quy-etf-va-quy-mo

 

4. So sánh Quỹ ETF với Quỹ mở Bảo hiểm nhân thọ

Về cơ bản thì điểm điểm chung giữa quỹ tương hỗ và quỹ mở của bảo hiểm nhân thọ giống nhau nên khi so sánh 80% là sẽ giống với nội dung trên. Tuy vậy, có một số điểm mà quỹ mở bảo hiểm nhân thọ có thể làm được mà bạn cần nắm được như sau:

  • Có thể chuyển đổi linh hoạt giữa các quỹ cổ phiếu và quỹ trái phiếu. Tức là khi thị trường rơi vào giai đoạn thấp điểm, đi xuống thì nhà đầu tư có thể thực hiện việc chuyển đổi sang quỹ an toàn hơn và ít rủi ro hơn. Còn đối với quỹ mở thông thường, thì thời gian chuyển đổi quá lâu để mình nắm bắt cơ hội. Việc chuyển đổi trong quỹ mở không khớp lệnh mua bán đồng thời như bảo hiểm ILP, mà phải đợi bán xong cổ phiếu, đợi ngân hàng giám sát trả tiền và đợi ngày khớp lệnh mua trái phiếu.
  • Phí chuyển đổi giữa các quỹ của quỹ mở bảo hiểm nhân thọ so với quỹ mở thông thường thì thấp hơn.
  • Quỹ mở của bảo hiểm nhân thọ có phí quản lý quỹ cao hơn 1-2.5% nhưng đối với phí chuyển quỹ hoặc phí rút tiền thì lại rất thấp.

5. So sánh Quỹ ETF nội và Quỹ ETF ngoại

  • Quỹ nội (niêm yết trên sàn HOSE, HNX).

Đối với nhà đầu tư trong nước, thì bạn chỉ nên quan tâm đến các quỹ ETF nội được niêm yết trên thị trường là đủ. Còn đối với các quỹ ngoại bạn sẽ phải thực hiện việc mở tài khoản ở sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài.

danh-sach-quy-etf-noi

  • Quỹ ngoại (thành lập ở nước ngoài nhưng tập trung giải ngân toàn bộ/một phần vào thị trường chứng khoán Việt Nam)

 

6. Các loại phí của quỹ ETF

  • Phí mua phí bán: khác với quỹ tương hỗ, quỹ mở trên thị trường tính phí theo thời gian nắm giữ, nắm giữ càng dài thì phí càng thấp thậm chí là miễn phí. Còn ETF giao dịch như 1 loại cổ phiếu nên phí sẽ theo quy định của từ công ty chứng khoán (0.15%-0.35%/giá trị giao dịch cho mọi thời gian nắm giữ)
  • Phí lưu ký chứng khoán: 0.27 đồng/CP, CCQ, CW/tháng
  • Phí chuyển khoản ngân hàng và công ty chứng khoán: Có thể miễn phí 1 hoặc cả 2 chiều. Còn nếu trường hợp ngân hàng và công ty chứng khoán chưa liên kết thì Mức thu vào khoảng 0.022% *giá trị chuyển khoản, Tối thiểu: 11,000 đồng/giao dịch hoặc 22.000đ tùy công ty chứng khoán và ngân hàng.

Nhận xét: Nói chung trong các hình thức đầu tư quỹ hiện tại, thì phí của quỹ ETF là thấp nhất.

7. Số tiền tối thiểu có thể đầu tư quỹ ETF

Khi tiến hành rà soát 7 chứng chỉ quỹ nêu trên hiện đang giao dịch trên HOSE, thì bạn cần lưu ý khối lượng giao dịch tối thiểu là 100 CCQ. Nếu quy đổi theo giá trị trên thị trường thì số tiền đầu tư tối thiểu là từ khoảng 1tr7 – 2tr6 chưa tính phí mua theo quy định của từng Công ty chứng khoán. Và số tiền tối thiểu này có thể tăng khi giá của quỹ tăng lên có thể 4.000.000 hoặc hơn thế nữa. 
Còn đối với các quỹ mở, quỹ tương hỗ thì số tiền đầu tư tối thiểu không yêu cầu một số tiền lớn, khoảng 100.000 đồng cho chương trình định kỳ và 200.000 đồng cho chương trình linh hoạt.

8. Thời gian giao dịch của quỹ ETF

  • ETF được giao dịch như 1 cổ phiếu do đó phải tuân thủ thời gian giao dịch trên sàn giao dich chứng khoán mà nó niêm yết. Khi đó, mua ETF thì phải đợi đến cuối giờ chiều ngày T+2 số lượng CCQ mới về tài khoản chứng khoán và bán ETF cũng vậy, tiền bán về tài khoản là T+2.
  • Nếu trong trường hợp NĐT bán ETF nhưng rút tiền sớm hơn, nhà đầu tư phải sử dụng dịch vụ ứng trước tiền bán hay nói cách khác là vay từ công ty chứng khoán và phải trả phí cho dịch vụ này tương đương lãi suất cho vay.
Một điểm nữa mà bạn cần lưu ý trong quá trình lựa chọn cho mình một quỹ ETF để đầu tư đó chính là lựa chọn ETF có thanh khoản tốt (tức là có số lượng giao dịch nhiều) , hiện tại trên thị trường Việt Nam thì có hai quỹ là E1VFVN30 và FUEVFVND của Dragon là 2 quỹ có thanh khoản cao nhất với KLGD bình quân 1 ngày trên 1 triệu CCQ, các ETF còn lại có thanh khoản chỉ ở mức trung bình và dưới trung bình.
khoi-luong-giao-dich-quy-etf

9. Những rủi ro khi đầu tư quỹ ETF

Có hai loại rủi ro chính:
  • Rủi ro thị trường

ETF tập trung vào một danh mục hoặc một ngành nên nếu cả danh mục hoặc ngành đó gặp rủi ro sẽ khiến ETF bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu. Ví dụ có những quỹ sẽ tập trung vào ngành tài chính như Finlead và có những quỹ tập trung vào VN30. Còn đối với quỹ chủ động các nhà quản lý quỹ có thể thay đổi danh mục (hoặc là tìm cổ phiếu thay thế hoặc gia tăng tỷ trọng tiền) để né tránh sự đi xuống của thị trường nhưng với ETF thì không được thay đổi danh mục. Do đó khi chỉ số thị trường xấu thì ETF mô phỏng chỉ số đó cũng xấu theo.

  • Rủi ro danh mục:

Danh mục đầu tư của quỹ ETF có thể sai lệch so với danh mục chứng khoán cấu thành chỉ số tham chiếu (vì những lý do khác nhau như kỹ thuật mô phỏng chỉ số, biến động giá của các chứng khoán trong danh mục). Điều này khiến cho mức sinh lời của quỹ chênh lệch (cao hơn hoặc thấp hơn) so với mức sinh lời của chỉ số tham chiếu. Đây là nguyên nhân vì sao cùng mô tả VN30 nhưng các quỹ khác nhau sẽ cho lợi nhuận khác nhau.

Tuy vậy, trên thực tế thì dù bạn là nhà đầu tư cá nhân, hay bạn uỷ thác đầu tư thông qua quỹ mở thì hai dạng rủi ro này cũng luôn nằm trong số những rủi ro khi tham gia thị trường. Và trong số các loại hình quỹ thì ETF mang lại việc quản trị rủi ro tốt hơn (tức là biên độ rủi ro thấp)

10. So sánh kết quả đầu tư của quỹ mở và ETF trong một giai đoạn cụ thể

Trên thực tế trong quá trình tìm hiểu và tham khảo ở nhiều nguồn, thì mình thấy quỹ chủ động (tương hỗ, mở) ở Việt Nam đều thu quỹ bị động ETF. Nếu xét yếu tố xếp theo hệ số CAGR (Quỹ chủ động cổ phiếu ở Việt Nam đều THUA Quỹ bị động ETFs, cụ thể là xếp theo CAGR (tốc độ tăng trưởng kép hàng năm) thì trong khung thời gian từ một đến hai năm ( 2020 – 2021 ) thì kém quỹ ETFs Finlead và Diamond, và nếu xét trong khung thời gian 5 năm ( 2017 – 2021 ) thì thấp hơn ETFs Vn30 ( E1VFVN30 ). Những so sánh này còn chưa tính đến các chi phí như: Quản lý / Nạp / Rút của các Quỹ tương hỗ/ mở thường cao hơn ETFs

Chính vì thế, nên quy mô của các quỹ ETF vượt lên rất nhanh, có những quỹ vượt trên 1000 tỷ. Tạo ra khoảng cách NAV các Quỹ chủ động cổ phiếu đa phần đều nhỏ hơn 1000 tỷ. nên cá nhân mình nghĩ lựa chọn ETFs là giải pháp ưu việt hơn khi đầu tư Quỹ cổ phiếu.

11. Chiến thuật để mua ETF hiệu quả và thành công

  • Chiến thuật trung bình giá ETF (Average Down, Average Up Strategy): 

Trung bình giá đơn giản đó là bạn được mua được cổ phiếu với giá trung bình do đầu tư dàn trải nhiều lần, thay vì chỉ đầu tư một khoản to đùng ban đầu. Đây là chiến thuật cho các nhà đầu tư có thu nhập ổn định, thực hiện mua tài sản định kỳ, dù giá tăng hay giảm.  Chiến thuật này sẽ kéo giá trung bình mua xuống nếu thị trường đi xuống, và kéo giá trung bình mua lên nếu giá cổ phiếu tăng. Điều này đảm bảo NĐT hưởng những biến động của tổng quan thị trường. Chiến lược này là chiến lược kinh điển để giảm thiểu rủi ro thị trường.

chien-luoc-trung-binh-gia
Kết quả của việc đầu tư theo chiến lược trung bình giá và không có chiến lược

12. Review đánh giá các loại Quỹ ETF trên thị trường

Mình sẽ thực hiện tổng hợp và đánh giá vào khoảng thời gian tháng 10/2021 dựa theo các tiêu chí sau:

  • Chỉ số tham chiếu (mô phỏng rổ cổ phiếu nào)
  • Giá NAV / CCQ quy theo VNĐ
  • Tổng NAV (tổng giá trị quỹ)
  • Tăng trưởng trung bình 1 năm
  • Tăng trưởng trung bình 3 năm
  • Số lượng giao dịch hàng ngày

A. Quỹ E1VFVN30: Dragon Capital 

  • Chỉ số tham chiếu: VN30
  • Giá NAV / CCQ quy theo VNĐ (tháng 10/2021): 24.567 đồng
  • Tổng NAV (tổng giá trị quỹ): 10.163 tỷ 
  • Tăng trưởng trung bình 1 năm: 73.9%
  • Tăng trưởng trung bình 3 năm: 14.6%
  • Số lượng giao dịch ngày: Khoảng 1.016.350

B. Quỹ FUEMAV30: Công ty chứng khoán Mirea Asset

  • Chỉ số tham chiếu: VN30
  • Giá NAV / CCQ quy theo VNĐ (tháng 10/2021): 17.200 đồng
  • Tổng NAV (tổng giá trị quỹ): 197.34
  • Số lượng giao dịch ngày: Khoảng 111 nghìn
  • Kết quả đầu tư 2020:  + 10.9%

C. Quỹ FUESSV30: Công ty SSI 

  • Chỉ số tham chiếu: VN30
  • Giá NAV / CCQ quy theo VNĐ (tháng 10/2021): 18.155 đồng
  • Tổng NAV (tổng giá trị quỹ): 83.9 tỷ
  • Số lượng giao dịch ngày: Khoảng 100 nghìn
  • Kết quả đầu tư từ ngày thành lập:  + 77,45% (Tuy vậy, VN INDEX trong giai đoạn quỹ này thành lập có kết quả là 76.38%)
  • Mức sai lệch với chỉ số tham chiếu 0.26%

D. Quỹ FUESSV50 – SSI 

  • Chỉ số tham chiếu: Chỉ số VNX50 đại diện cho 75% vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • Giá NAV / CCQ quy theo VNĐ (tháng 10/2021): 21.440 đồng
  • Tổng NAV (tổng giá trị quỹ): 282 tỷ
  • Số lượng giao dịch ngày: Khoảng 35 nghìn
  • Kết quả đầu tư từ ngày thành lập:  109.5% (VN-Index: 111.04%)

E. Quỹ FUESSVFL (Finlead) – SSI

Là rổ chỉ số bao gồm tối thiểu 10 cổ phiếu, được lựa chọn từ các cổ phiếu thành phần thuộc chỉ số ngành tài chính – VNAllShare Financials index (viết tắt VNFIN)

  • Chỉ số tham chiếu: Chỉ số ngành tài chính
  • Giá NAV / CCQ quy theo VNĐ (tháng 10/2021): 19.463 đồng
  • Tổng NAV (tổng giá trị quỹ): 2.560 tỷ
  • Số lượng giao dịch ngày: Khoảng 102 nghìn
  • Kết quả đầu tư từ ngày thành lập:  98.67% (VN-Index: 101.08%)

 

muc-sinh-loi-của-etf-2020-2021

 

F. Quỹ FUEVFVND – ETF VFMVN DIAMOND (Dragon Capital)

  • Chỉ số tham chiếu: ETF VFMVN DIAMOND là mô phỏng gần nhất có thể về biến động (performance) của chỉ số VN DIAMOND
  • Giá NAV / CCQ quy theo VNĐ (tháng 10/2021): 26.027,05 đồng
  • Tổng NAV (tổng giá trị quỹ): 12.271 tỷ
  • Số lượng giao dịch ngày: Khoảng 2 triệu
  • Kết quả đầu tư từ ngày thành lập:  96,6% từ ngày thành lập.

Chỉ số VN Diamond sẽ lấy 10-20 cổ phiếu thành phần có giá trị vốn hóa tối thiểu từ 2.000 tỷ đồng và giá trị giao dịch khớp lệnh tối thiểu 5 tỷ đồng/ngày đối với cổ phiếu thuộc VNAllshare (hoặc giá trị vốn hóa tối thiểu 5.000 tỷ đồng và giá trị giao dịch khớp lệnh tối thiểu 15 tỷ đồng/ngày trong trường hợp cổ phiếu không thuộc VNAllshare).

Đồng thời, các cổ phiếu được xem xét vào chỉ số phải có tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài tối thiểu 95% hạn mức FOL được phép và giá trị vốn hóa còn lại mà nhà đầu tư nước ngoài có thể mua được không lớn hơn 500 tỷ đồng. Giới hạn tỷ trọng vốn hoá của các cổ phiếu trong VN-Diamond là 15% đối với từng cổ phiếu và 40% đối với các cổ phiếu có cùng nhóm ngành.

G. Quỹ FUEVN100 – VinaCapital

  • Chỉ số tham chiếu: Chỉ số VN100 là chỉ số thị trường được Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) xây dựng, bao gồm 100 mã cổ phiếu có giá trị vốn hóa, khả năng thanh khoản và tỷ lệ tự do chuyển nhượng hàng đầu đáp ứng điều kiện tham gia vào bộ chỉ số.
  • Giá NAV / CCQ quy theo VNĐ (tháng 10/2021): 18.413,00 đồng
  • Tổng NAV (tổng giá trị quỹ): 126 tỷ
  • Số lượng giao dịch ngày: 50.000 / ngày
  • Kết quả đầu tư từ ngày thành lập:  86,72% từ ngày thành lập.

Kết luận: Khi đánh giá một quỹ ETF có một số vấn đề rút ra như sau:

  • Thứ nhất về cơ bản thì quỹ ETF kết quả đầu tư là gần như chạy hoàn toàn theo thị trường, với hình thức là bị động. Nên việc khi bạn tham gia, cũng không cần phải theo dõi quá sát sao và chấp nhận lãi suất ăn theo sự tăng lên hoặc giảm đi của thị trường.
  • Thứ hai, khi đánh giá quỹ ETF cần nắm được về quy mô, số lượng giao dịch và lựa chọn rổ danh mục cổ phiếu theo tiêu chí phù hợp với khẩu vị rủi ro của mình.
  • Thứ ba, ETF nên có trong danh mục đầu tư như một kênh phòng thủ và được đầu tư dài hạn và theo trung bình giá.

Và trên đây là toàn bộ phân tích cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn, và cũng là những kinh nghiệm thực tế của Trần Việt. Xin chúc các bạn có thành công trong quá trình đầu tư của mình.

————————————

Về tớ – Trần Việt MB

———————————–

Lĩnh vực hoạt đông tại MB Bank

1. Tư vấn bảo hiểm nhân thọ Quân đội MB Ageas (BHNT Quân đội)(Tớ luôn cam kết nếu không tư vấn đầy đủ hoàn tiền 100%)

2. Tư vấn đầu tư chứng khoán tại Chứng khoán MB – MBS.

3. Tư vấn đầu tư quỹ mở MB Capital.

Bạn có thể chỉ dành 5 phút mở tài khoản MB Bank để nhận được chính sách:

  • Miễn 6 loại phí ngân hàng: Phí quản lý tài khoản; phí chuyển tiền trọn đời; Phí thông báo số dư biến động; Phí duy trì, Phí rút tiền, Phí phát hành
  • Miễn phí Số đẹp + Tài khoản số điện thoại

Mình gửi link đăng ký hỗ trợ mở tài khoản: Tại đây

4. Khoá học:” Money Game Winner – Chiến thắng trò chơi tiền bạc” , mình có xây dựng và triển khai khoá học ưu đãi 599.000 đồng trong 3 buổi học liên tục (Giá gốc 1.800.000 đồng). Bạn có thể xem tại đây

———————————–

Hỗ trợ miễn phí

  • Điều chỉnh tư vấn hợp đồng bảo hiểm lỗi.
  • Hỗ trợ quy trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm của 18 công ty trên thị trường

———————————–

Một số kênh liên hệ:

  1. Nhóm Zalo dành cho khách hàng đang tìm hiểu: Tại đây
  2. Nhóm Facebook hỗ trợ tư vấn viên” Tại đây  / Nhóm Zalo hỗ trợ tư vấn viên: Tại đây
  3. Nhóm Chia sẻ giá trị về Kỹ năng làm cha mẹ: Tại đây

Kênh mạng xã hội

1. Fanpage: Trần Việt MB 

2. Zalo: 090.226.1286

3. Email: info@tranvietmb.com / tranviet.mbageas@gmail.com.

4.Website: Trần Việt MB

5. Youtube: Trần Việt MB

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *