Trục-lợi-bảo-hiểm-nhân-thọ-trần-việt-mb

Suy ngẫm: Trục lợi từ bảo hiểm nhân thọ – Trần Việt MB

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt – Chuyên gia tài chính của Bảo hiểm nhân thọ Quân đội MB Ageas Life. Ngày hôm nay là một ngày đặc biệt khi Trần Việt sẽ quyết định tìm hiểu các từ khóa về hành vi gian lận bảo hiểm hoặc trục lợi bảo hiểm. Đào thật sâu vào các số liệu để tìm kiếm những sự thật qua chính những số liệu đó.

  1. Định nghĩa rõ trục lợi bảo hiểm nhân thọ là gì?

Trục lợi bảo hiểm nhân thọ là hành vi cố tình gian dối, lừa đảo có thể có chủ ý ngay từ khi tham gia bảo hiểm hoặc phát sinh sau khi đã xảy ra rủi ro cho đối tượng bảo hiểm nhằm chiếm đoạt một số tiền từ doanh nghiệp bảo hiểm mà đáng lý ra họ không được hưởng.

Mình sẽ lấy 2 ví dụ cụ thể đã xảy ra trong thực tế:

  • Ví dụ 1: Khách hàng phát hiện ra mình có bệnh nan y thông qua thăm khám, được người nhà làm bảo hiểm nói rằng cứ làm hồ sơ bảo hiểm đi, không được nhiều thì được ít, kiểu gì cũng được, Mà nếu trường hợp bảo hiểm phát hiện ra thì đi kiện, kiện xong kiểu gì cũng được hoàn tiền, thậm chí đem clip đăng lên mạng cho công ty bảo hiểm nó sợ
  • Ví dụ 2: Sau khi xảy ra tai nạn giao thông, chứng từ trong bệnh viện khi tham gia cấp cứu có kết quả xét nghiệm xác nhận nạn nhân có nồng độ Ethanol (cồn, rượu) trong máu. Gia đình nạn nhân thông đồng với bác sỹ, những người có chức năng để làm sai lệch kết quả trên nhằm trục lợi bảo hiểm nhân thọ.
  • Cá biệt trên thực tế còn có trường hợp thuê người tạo hiện trường giả, chặt tay chặt chân để lấy tiền bảo hiểm là 3,5 tỷ đồng. Đã bị cơ quan công an phát hiện và xử lý (Link tại đây)
Trục-lợi-bảo-hiểm-nhân-thọ-trần-việt-mb

Kết luận: Hành vi trục lợi bảo hiểm nhân thọ xuất phát từ chính đối tượng tham gia bảo hiểm, có thể đơn độc một cá nhân hoặc có sự giúp sức của nhiều cá nhân khác (tư vấn, bác sỹ, công an, người khác ….) . Nhưng mấu chốt vẫn là từ chính đối tượng tham gia bảo hiểm.

2. Số liệu khai báo, trục lợi bảo hiểm nhân thọ hiện nay được thống kê cụ thể như thế nào?

Trần Việt đã tìm hiểu rất kỹ càng từ những nguồn có uy tín. Cụ thể, theo số liệu của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), trong giai đoạn từ năm 2008-2017, có trên 78.000 vụ trục lợi bảo hiểm với số tiền bị trục lợi khoảng 1.100 tỷ đồng, trung bình tổn thất 110 tỷ đồng/năm. Thị trường bảo hiểm nhân thọ có từ 6-28% số vụ yêu cầu bồi thường bảo hiểm là trục lợi, tùy từng doanh nghiệp bảo hiểm. Trong đó: Bảo hiểm bổ trợ sức khỏe chiếm 93% số vụ trục lợi toàn thị trường; Bảo hiểm hỗn hợp: 4%, Bảo hiểm trọn đời: 1%

3. Các hình thức trục lợi bảo hiểm nhân thọ đã có kiểm chứng

Qua tìm hiểu, Trần Việt rút ra các hình thức trục lợi bảo hiểm chính sau đây:

  • Không đến khám chữa bệnh nhưng giả mạo chứng từ y tế để được hưởng tiền bảo hiểm
  • Cấu kết với cá nhân/tổ chức y tế như bác sĩ, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở kinh doanh dược phẩm,… để phát hành chứng từ y tế không đúng  với thương tật, bệnh tật, tình trạng sức khỏe thực tế
  • Cố tình gian dối, không kê khai trung thực tình trạng sức khỏe, mua với mệnh giá thấp để công ty bảo hiểm không đưa đi khám, hoặc đi khám nhưng câu kết với nhân viên y tế lấy chứng từ tốt để nộp cho bảo hiểm
  • Tạo hiện trường, chứng cứ giả nhằm mục đích trục lợi bảo hiểm.
  • Đại lý bảo hiểm có tình giữ hợp đồng của khách đến khi hết thời hạn cân nhắc nhằm hưởng hoa hồng bảo hiểm.
  • Đại lý bảo hiểm dựa trên thông tin cá nhân của khách hàng để làm khống hồ sơ bảo hiểm nhằm đạt kết quả thi đua, thưởng cao để trục lợi
  • Đại lý bảo hiểm lợi dụng yêu cầu hủy hợp đồng của khách hàng năm thứ hai, sau đó trả khách hàng một số tiền nhỏ, đến năm tiếp theo được nhận tiền thì nhận số tiền chênh lớn hơn.
Hãy là người có tâm và có tầm khi bán bảo hiểm nhân thọ

Ngoải ra từ năm 2017, Bộ Luật hình sự quy định về Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213 BLHS) bổ sung hình thức phạt tù và phạt tiền. Còn trước đó, người thực hiện hành vi trục lợi chỉ bị kết án tội “Lừa đảo” nếu đã nhận tiền bảo hiểm, nếu chưa kết án thì hành vi gian dối dừng lại ở mức hòa cả làng, công ty bảo hiểm tuyên hợp đồng vô hiệu, thậm chí một số công ty nhân văn hơn trả lại số tiền khách hàng đã đóng trừ đi các khoản phí theo quy định.

So-sánh-lừa-đảo-chiếm-đoạt-tài-sản-và-tội-trục-lợi-bảo-hiểm-nhân-thọ
Hiểu biết thực sự là không hề thừa đúng không các bạn

Hai hành vi đặc biệt cần lưu ý đối với tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm đó là:

  • Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm. (ví dụ như đã có trường hợp ở Thanh Hóa khách hàng tử vong có đến hai kết luận một là đột tử và hai là do bệnh, có tiền sử nghiện ma túy)
  • Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm trừ trường hợp luật quy định khác (Tiêu biểu một trường hợp ở Hải Dương, khách hàng mắc bệnh chân voi đã xin cắt, nhưng trước đó ngụy tạo hiện trường tai nạn giao thông để được cắt chân đó đi, sau đó nhận tiền bảo hiểm)

Trên đây là một số phân tích về các hành vi trục lợi, gian lận trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được tổng hợp và phân tích bởi Trần Việt MB. Hy vọng sẽ giúp được khách hàng và các tư vấn viên bảo hiểm.

Trần Việt MB – Luôn tận tâm – Luôn hoàn thiện

Xin chúc các bạn có một gia đình hạnh phúc, ấm êm và chủ động trước những rủi ro trong cuộc sống. Nếu cần liên hệ để được hỗ trợ, hãy liên hệ với Việt qua các kênh sau nhé.

Fanpage: Trần Việt MB – Chuyên gia Bảo hiểm nhân thọ Quân đội

Youtube: Trần Việt MB Ageas

Group Đào tạo, chia sẻ về nghề bán hàng của Trần Việt MB: https://bit.ly/2lVSKtP

SĐT: 0902261286 / Email: tranviet.mbageas@gmail.com

Một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Kiến tạo ước mơ sẽ bao gồm Combo 3 trong 1:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *