Review Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương – Kỹ thuật lùi bước

Review Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương – Kỹ thuật lùi bước

Xin chào các bạn
Chắc hẳn đa số các bạn cũng như tôi, khi tôi đẻ đứa con đầu tiên ra, tôi hoàn toàn mù mở về kiến thức dạy con. Lúc đó, trong đầu tôi là những mớ kiến thức vụn vặn được chắt lọc từ những câu chuyện những người bạn bè chia sẻ kinh nghiệm, từ những mẩu báo chí câu view là chính. Những mớ kiến thức đó rời rạc, không gắn kết lại thành một hệ thống, nên lúc thì tôi làm theo cách này, lúc thì bị ảnh hưởng bởi cách khác. Chẳng khác gì đẽo cày giữa đường. Khi con tôi ra đời, điều đầu tiên tôi quan tâm trong suốt 1-1,5 năm đầu đời của con mình đó chính là việc nuôi chúng lớn hơn là dạy chúng. Làm sao để con bớt ốm, bớt đi viện, làm sao để có tiền mua sữa cho con dường như là vấn đề được quan tâm nhiều nhất của tôi và bà xã. Trong thời gian đó, nói chúng tôi thờ ơ dạy con cũng không phải, nhưng như đã nói ở trên, tôi thật sự như người mù đi trong đêm tối.
Đến khi tôi được đọc và biết đến cuốn sách VÔ CÙNG TÀN NHẪN, VÔ CÙNG YÊU THƯƠNG, tôi đã nghiền ngẫm 3 ngày liên tục, vừa đọc vừa tóm tắt, tóm tắt xong lại lập sơ đồ tư duy để hệ thống hoá kiến thức theo cách hiểu của mình. Và khi phát triển sơ đồ tư duy ra theo cách của mình, kiến thức mà tôi gặt hái được từ cuốn sách này thực sự là không thể cân, đo, đong, đếm được. Trong đó, đặc biệt có một kỹ thuật mà tôi muốn chia sẻ với các bạn, nó là phiên bản 2, cũng có thể là 3 được rút ra từ cuốn sách thông qua những trải nghiệm khi áp dụng của tôi. Đó là kỹ thuật LÙI BƯỚC Đó là sự phân vai rất rõ ràng giữa vai trò của bố mẹ và con cái, đó là các bước để tạo lập cho con tinh thần tự giác học tập. Dĩ nhiên, để hoàn thiện 10/10 thực sự là việc bất khả thi, nhưng giá trị của nó đóng góp cho nhận thức của các bạn 7/10 đã là một điều vô cùng xuất sắc
Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương – Sara Imas
Kỹ thuật lùi bước khái quát như thế này: – Đối với bố mẹ: Không phải là đe doạ hay mệnh lệnh, không phải là bao bọc và nhu nhược, mà chính là thái độ và cách hành động của một quân sư. Nhắc đến quân sư, bạn có thể nghĩ ngay đến Gia Cát Lượng, nhưng được như anh Lượng thì cũng không ổn, thay anh Lưu Bị quyết định gần hết )) Quân sư chính là việc bạn thực hiện chuỗi hành động sau: Tham mưu, Quan sát và Nhắc nhở
            + Tham mưu: Đào sâu vào giai đoạn chuẩn bị của con để giúp con có cái nhìn nhiều chiều hoặc 1 chiều theo chủ quan của bạn. Nhưng, dù 1 hay n chiều, thì cái con nhận được cũng là những điều tốt đẹp nhất mà bố mẹ có thể giúp con
            + Quan sát: Sau khi làm quân sư, bạn hãy đóng vai trò xem tướng lĩnh thực thi, con có thể quyết định làm và bạn phải giữ một khoảng cách vừa đủ để có thể có những phương án can thiệp khi cần thiết. Cấm bạn kè kè bên con như hình và bóng.
            + Nhắc nhở: Điều này không có nghĩa bạn sẽ can thiệp bất kỳ khi nào, bạn sẽ chỉ được can thiệp khi con bạn nguy hiểm đến tính mạng, hoặc có thể bị tổn thương tâm lý sâu sắc. Trách nhiệm khi đó không còn là dạy, mà là cứu con của mình.
– Đối với con cái, chúng ta áp dụng kỹ thuật lùi bước nhằm rèn cho con 4 kỹ năng sau đây:
             + Đầu tiên, hãy sử dụng vai trò quân sư để giúp con xác định đúng bản chất sự việc. Bản chất là ví dụ con bạn tham gia giao thông, nhiều bậc cha mẹ coi việc né CSGT là bản chất, dẫn đến đào tạo những đứa con chỉ biết lách luật. Bản chất ở đây là an toàn, là đi xe làm sao cho an toàn. Bạn có thể đưa ra nhiều phản biện cho con, nhưng hãy khéo léo giúp con xác định giá trị lõi
            + Làm sao để con biết giá trị lõi, đó là việc bạn giúp con xây dựng một hình tượng đúng, đó có thể là idol bố mẹ, idol về người quen của bố mẹ, idol là một người nổi tiếng với những câu nói để đời. Xác định hình tượng là gián tiếp đưa trẻ một mục tiêu rõ ràng và cụ thể
            + Khả năng suy xét: Đó là việc con bạn tự nghĩ, biết cách đánh giá tính chất của vấn đề, phân biệt giữa cấp bách và quan tronng, phân biệt giữa ưu tiên và không ưu tiên. Ở kỹ năng này, nếu bạn làm tốt bước 1 và 2, bạn chỉ việc giúp trẻ cách suy nghĩ bằng cách đặt những câu hỏi Why: Vì sao con làm? What: Nội dung con làm? 3 W: When, Where, Who : Khi nào, ở đâu, ai thực hiện cùng con hoặc ai giám sát? Cuối cùng là How: Làm như thế nào?
             + Lựa chọn: Hãy tôn trong lựa chọn của trẻ, đó là cách trẻ rèn luyện phong cách ra quyết định. Có thể đúng hoặc chưa đúng (tôi nói chưa đúng vì khó có thể sai khi bạn làm tốt 3 bước trên) nhưng bạn hãy thể hiện sự tôn trọng và động viên với trẻ.
Tôi ước ao tôi có thể ra quyết định cho cuộc đời mình nhiều hơn, có lẽ đã thành một cái j đó ở một thế giới khác song song. Hãy nhớ, chỉ khi trẻ tự quyết định, chúng mới tìm thấy giá trị của cuộc đời mình. Thực sự cảm ơn bà Sara Imas – Mẹ triệu phú, bà mẹ Do thái, Bà mẹ không chồng nhưng vẫn thành công
Nếu bạn muốn sở hữu cuốn kinh thánh dạy con người Do Thái, bạn có thể lựa chọn giảm 29% khi mua cuốn sách trên từ mã giảm giá của Chum nhé: https://shorten.asia/7k6jQ8EH hoặc http://bit.ly/2mjD4xj
Chum xin được tặng kèm bạn sơ đồ tư duy về cách dạy con của người Do Thái, bạn có thể inbox Chum ở FB Cá nhân: Trần Việt 
Xin cảm ơn các bạn đã tin tưởng Chum nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *