CHIẾN LƯỢC CỦA MẸ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI CON – IBUKA VÀ NGUYÊN TẮC DẠY CON ĐỈNH CAO CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN, NHỚ VÀ TỰ LỚN LÊN
Xin chào các bạn
Tuần này Chum xin phép cùng các bạn bình một nguyên tắc dạy con kinh điển của người Nhật, đó là nguyên tắc Nhớ và tự lớn lên, được tác giả IBuka Masaru nhắc đến trong tác phẩm: Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con.
Rất nhiều bà mẹ Việt Nam hiện nay đang cùng quẫn trong việc giáo dục con trẻ, họ cùng quẫn bởi họ đã giải thích, giảng dạy cho con rất nhiều, mà không hiểu sao con vẫn không nghe lời. Đơn cử như con đầu của mình, mình thường xuyên thấy mẹ nhắc cháu khi người lớn đang nói chuyện điện thoại, con không được xen vào, giải thích nguyên nhân, lý do rồi doạ dẫm mẹ sẽ phạt con thật nặng, nhưng cháu chỉ nghe lúc đó rồi lại đâu vào đó. Và bà vợ của tôi cảm thấy bất lực.
Tôi lại tiếp tục quan quan sát, và nhận ra rằng, mặc dù giải thích rất nhiều, nhưng: – Khi bố cháu hoặc người khác nói chuyện điện thoại, mẹ cháu không dừng lại, vẫn luyên thuyên và lúc đó cháu cũng có mặt và nhìn thấy. Và xung quanh cháu, rất nhiều tấm gương khác nhau về hành vi đó, và những tấm gương đó không thể làm mẫu cho cháu, nó mâu thuẫn với những điều mà mẹ cháu đang cố gắng giải thích hàng ngày.
Sau khi họp gia đình, chúng mình thống nhất quan điểm cả gia đình hãy rèn thói quen khi ai có điện thoại, tất cả hãy im lặng, và nó được thực hiện ngay lập tức, thì sau khi áp dụng một thời gian ngắn, mình thấy cháu dần dần không nói leo khi mẹ cháu nghe điện thoại nữa.
Vậy, câu chuyện này hàm chứa ý nghĩa gì? Ý nghĩa ở đây chính là việc thay đổi tư duy giáo dục con từ việc Dạy và nuôi dưỡng sang Nhớ và tự lớn lên. Nghĩa là thay vì giải thích nhiều, thì bạn hãy làm gương cho chúng bằng việc lặp đi lặp lại những hành vi tốt, và liên tục tạo ra những hoàn cảnh để thực hiện những hành vi tốt.
Nguyên tắc này chứa các nội hàm sau:
+ Một là, chúng ta không còn dạy con với ý nghĩa là một người thầy, một người ra mệnh lệnh để gò ép bắt buộc con vào một khuôn khổ nhất định, mà chúng ta chuyển dần sang là một người bạn, cùng con tạo ra những hoàn cảnh để thực hiện và lặp lại những hành vi tốt. Như vậy là chúng ta tôn trọng trẻ hơn và tạo ra giá trị sống cho trẻ
+ Hai là, chúng ta không còn can thiệp quá sâu vào cuộc đời của trẻ một cách thô bạo hoặc bao bọc quá mức nữa, chúng ta chú trọng hơn vào việc tạo hình mẫu cho trẻ và để trẻ tự nguyện làm theo
Tuy nhiên, rất nhiều cha mẹ hỏi tôi rằng:
Tôi không có cơ hội, hoặc thời gian để làm gương cho cháu, vì có phải lúc nào cũng nghe điện thoại đâu mà để cháu nói leo. Vậy, bạn đừng đẻ con nữa, tại sao lại cứ lôi công việc ra để làm lý do cho việc không dành thời gian dạy dỗ con cái. Một người cha mẹ tốt, là một người có lòng yêu thương và Ý CHÍ MÃNH LIỆT NUÔI DẠY CON TRƯỞNG THÀNH – Bạn đã có được tinh thần nuôi dạy con như thế này chưa
Một lưu ý nhỏ là bạn hãy cân nhắc khi sử dụng sự đe dọa và mệnh lệnh trong quá trình dạy con, theo nghiên cứu và thống kê, sự đe dọa, mệnh lệnh chỉ mang đến cho đứa trẻ sự ỷ lại, chúng mất đi hoàn toàn tính tự chủ, và chúng chỉ làm khi có sự đe dọa và mệnh lệnh đến từ người khác.
Vậy, bạn nên làm như thế nào, bạn nên giải thích cho trẻ. Nhưng giải thích thì có mâu thuẫn với hành động lặp đi lặp lại ở trên không.. Không hề, nó là sự kết hợp qua lại giữa giải thích và hành động lặp lại. Tuy nhiên, 7 lần bạn hành động thì bạn hãy nên giải thích một lần, đó là tỷ lệ mà tôi muốn khuyên các bạn. Nếu chúng ta nhai đi nhai lại một vấn đề, chúng ta sẽ thấy vô cùng nhàm chán. Nhưng nếu chúng ta hành động 7 lần thì cả 7 lần trong quá trình đó, chúng ta đều có thể làm khác đi một việc một cách độc đáo
Cuối cùng, bạn hãy lặp lại theo một nguyên tắc từ thấp đến cao.
Khi suy nghĩ về những giá trị của nguyên tắc này trong cuốn sách Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con , Chum thấy phương pháp này có những ý nghĩa sau:
Một là, giúp trẻ định hình những khuôn mẫu, hay khung hành động cho những công việc cụ thể đây sẽ là nền tảng cho những quyết định đúng của trẻ ;
Hai là, một đứa trẻ khi mới tiếp cận việc lặp lại, đơn thuần chúng chỉ là bắt chước, tuy nhiên, lâu dần, cùng với sự lớn lên của trẻ, chúng bắt đầu hiểu bản chất của hành vi cụ thể đó, tìm được giá trị lõi của công việc.
Ba là, nhờ nó, bạn sẽ giúp trẻ dần dần học được cách tự lập, tự mình ra những quyết định đúng đắn. Bạn hãy cứ lặp lại, cứ làm xong lại quay lại điểm thấp hơn, lặp lại, khi thấy kết quả, tiếp tục nâng mức lên.
Đó là một chút tư vấn của mình đối với nguyên tắc nhớ và tự lớn lên. Có một lưu ý, tác giả Ibuka viết sách nhằm định hình khuôn mẫu cho trẻ từ 0-3 tuổi, vậy có thể áp dụng nguyên tắc này với trẻ lớn hơn hay không. Tôi nghĩ hoàn toàn có thể bởi tên của cuốn sách là Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con. Chiến lược bao gồm nội hàm xuyên suốt trong suốt quá trình nuôi dạy trẻ
Bạn có thể xem những bài Review sách sâu sắc Kênh Youtube Chumskills
Hoặc nhận ngay sơ đồ tư duy của cuốn sách trên khi inbox vào FB của Trần Việt
Tặng bạn