review-co-phieu-thuong-loi-nhuan-phi-thuong

13 Điều quan trọng để lựa chọn “Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường”

13 Điều quan trọng để lựa chọn “Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường”

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt MB – Chuyên gia tài chính và bảo hiểm. Thời gian gần đây, nhiều bạn mong muốn mình chia sẻ về những phương pháp lựa chọn cổ phiếu và đánh giá doanh nghiệp. Quá trình làm thực tiễn, mình quyết định sẽ kết hợp những kinh nghiệm thực tiễn của mình và những điểm hay nhất của cuốn sách “Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường” của Phillip A. Fisher, tổng hợp và viết lên bài này. Đây là một cuốn sách cũng đã ăn nằm với Trần Việt nhiều năm và cũng đem đến cho mình nhiều điều ưng ý khi trải nghiệm nó và bây giờ xin chia sẻ với các bạn. 

  1. Hãy nhìn vào tiềm năng tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp

Lời nhắc đầu tiên trong cuốn sách :”Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường” chính là việc nhà đầu tư khi đánh giá một doanh nghiệm niêm yết trên sàn chứng khoán cần nhìn vào sự tăng trưởng dài hạn ở trong tương lai chứ không phải tập trung vào những yếu tố trong ngắn hạn như tin tắc, mua bán, tạo lợi nhuận đột biến .. Những công ty có tiềm năng tăng trưởng dài hạn và ở thời điểm hiện tại đang bị định giá thấp hơn thực tế chính là điểm cốt lõi trong cuốn sách này, bởi có như vậy thì giá cổ phiếu mới có thể có sự đi lên gấp nhiều lần giá hiện tại và gia tăng khoản lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

Khi đánh giá một cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng phi thường cần có những đặc điểm cụ thể mà Phillip A. Fisher đã chia sẻ trong cuốn sách náy và mình sẽ review ở phần dưới. Tuy nhiên, có một số vấn đề xuyên suốt mà bất kỳ một chương nào cũng nêu đó là:

  • Lòng kiên nhẫn: Làm việc theo đám đông, tâm lý hành vi đám đông có thể may mắn kiếm được lợi nhuận trong ngắn hạn, nhưng đa phần thì sẽ thua lỗ. Điều quan trọng khi là một nhà đầu tư bạn cần kiên nhẫn với sự lựa chọn của chính mình.
  • Đầu tư là dài hạn, không phải là ngắn hạn: Khi thực hiện việc đầu tư, thì những nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bạn mua đi bán lại, đầu tư theo các chỉ báo kỹ thuật ngắn hạn và phải chịu các khoản phí cho mỗi vòng đầu tư sẽ không hơn, thậm chí là thua sút so với việc đầu tư dài hạn.
  • Quy mô công ty không quan trọng bằng ban lãnh đạo có công ty có quyết tâm đạt được tăng trưởng mạnh mẽ hơn hay không và có đủ khả năng để hiện thực hóa điều đó hay không?

2. Đánh giá ban lãnh đạo của một doanh nghiệp bằng phương pháp lời đồn đại. 

Trong bất kỳ một cuốn sách nào về đầu tư tài chính hay cuốn “Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường”, thì điều đầu tiên cần phải nhớ đó là điều mà họ nói trên báo chí chưa chắc đã phản ánh sự thật. Để có thể đánh giá khách quan về ban lãnh đạo của công ty, thì cần hỏi những người mà họ đang trực tiếp ảnh hưởng. Bởi những người này trực tiếp có sự va chạm hoặc nghiên cứu về doanh nghiệp và ban lãnh đạo của doanh nghiệp.

Đó là:

  • Nhân viên và cựu nhân viên: Những người làm việc trong công ty sẽ luôn bị ảnh hưởng bởi các quyết sách của ban lãnh đạo hàng ngày. Một ban lãnh đạo coi trọng quyền con người sẽ luôn có những hoạt động hướng đến điều đó và có được sự tận tụy và phản hồi tốt từ phía nhân viên
  • Đối thủ cạnh tranh: Để hiểu đối thủ thì phải nghiên cứu đối thủ, các công ty cạnh tranh với nhau luôn có sự nghiên cứu và theo dõi nhau, qua đó họ có thể đánh giá được đối thủ của mình có những ưu nhược điểm gì ? Triết lý, văn hóa và khả năng ra sao?
  • Nhà cung cấp của công ty – Đối tác: Việc giao dịch để tạo ra sản phẩm được thực hiện bởi các đối tác hay nhà cung cấp của công ty. Việc đối xử với những nhà cung cấp như thế nào sẽ nói lên nhiều điều về ban lãnh đạo và cách hành xử của họ. Việc tôn trọng, đúng hẹn, uy tín đối với nhà cung cấp sẽ là một tiêu chí đánh giá ban lãnh đạo.
  • Khách hàng: Những người trực tiếp sử dụng sản phẩm của công ty sẽ có những đánh giá cụ thể về cách thức phục vụ và chất lượng sản phẩm. Giả sử như khi bạn bước chân vào Thế giới di động (MWG), bạn sẽ luôn thấy một thái độ phục vụ trân trọng của nhân viên, điều này chính là văn hóa doanh nghiệp được đưa từ ban lãnh đạo xuống chứ không phải đơn thuần mà có thể có được.

3. Các tiêu chí để đánh giá cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường. 

A. Sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu thị trường, và tiềm năng thị trường. 

Một công ty có sản phẩm tốt nhưng tiềm năng phát triển của thị trường không tốt thì doanh thu và lợi nhuận không thể tạo nên sự đột biến. Khi thực hiện việc đánh giá một doanh nghiệp, thì đừng chỉ nhìn vào một năm mà cần hình dung trong suốt một chu kỳ phát triển của doanh nghiệp.

Một công ty có sản phẩm tốt và có một thị trường rộng lớn thì sẽ có nhiều tiềm năng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Trên thực tế, có những doanh nghiệp chiếm thị phần thị trường quá lớn đến 60 – 70% thị trường thì dư địa để phát triển sẽ không còn cao ví dụ như Vinamilk (VNM), mặc dù họ vẫn có lãi và chi trả cổ tức đều đặn nhưng dư địa đột biến không còn dẫn đến giá cổ phiếu hạ trong 6 tháng đầu năm 2021

Như vậy, khi đánh giá một doanh nghiệp dựa trên tiêu chí một thì nhà đầu tư cần xem xét:

  • Một, thị trường có đủ lớn để hấp thụ sản phẩm hay không ? Nếu thị trường còn 50 – 70% chưa khai thác toàn thị trường thì đây là một thị trường tiềm năng, và đương nhiên những công ty chiếm ưu thế ở giai đoạn đầu sẽ có lợi thế để chiếm lĩnh thị trường này.
  • Hai, sản phẩm để thâm nhập có đáp ứng được nhu cầu thị trường hay không? Thị trường rộng và một sản phẩm tồi là vớ vẩn. Một sản phẩm chiếm được ưu thế trong thị trường cần có sự khác biệt về cả chất lượng và dịch vụ cung cấp. Sản phẩm cần đáp ứng được ba vòng là công năng sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường, mẫu mã, nguyên liệu, chất lượng cần có sự khác biệt và đa dạng và cuối cùng là chính sách để thu hút người mua hàng cũng như trải nghiệm về dịch vụ.

Quá trình nghiên cứu, Phillip cũng chỉ ra rằng, một công ty tăng trưởng qua hàng thập kỷ có thể có may mắn hoặc không may mắn về ngành, về thị trường nhưng năng lực quản lý của ban lãnh đạo là sống còn.

co-phieu-thuong-loi-nhuan-phi-thuong

B. Doanh nghiệp có các hoạt động phát triển lâu dài 

Bất kỳ một dòng sản phẩm nào cũng sẽ có vòng đời của sản phẩm theo từng giai đoạn nên nếu doanh nghiệp không thực hiện R&D – Hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu thay đổi hoặc nhu cầu tăng thêm của khách hàng. Nên chính vì vậy, khi đánh giá một doanh nghiệp cần xem xét yếu tố đầu tư khai thác các dòng sản phẩm mới.

Một lưu ý ở tiêu chí này đó chính là việc R&D này cần phải tập trung xung quanh hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Là một nhà đầu tư, bạn có thể nghiên cứu thêm về việc tỷ lệ phần trăm mà các doanh nghiệp chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm và doanh thu của công ty

C. Hệ thống bán hàng và phân phối sản phẩm của công ty. 

Điểm đặc biệt trong cuốn sách “Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường” đó chính là đặc biệt lưu tâm đến cách để phân phối sản phẩm đến thị trường. Nếu một sản phẩm đại diện cho một công ty, thì công ty đó có thành công hay không phụ thuộc vào việc sản phẩm đó có đến được tay của nhiều người tiêu dùng hay không? Chính vì thế, nhiều nhà đầu tư thực hiện việc tự mình trải nghiệm về hoạt động bán hàng của doanh nghiệp để đánh giá khả năng truyền tải hàng đến tay người tiêu dùng.

D. Biên lợi nhuận của công ty 

Biên lợi nhuận của công ty thể hiện rằng với một đồng doanh thu thì làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu như công ty có nhiều doanh thu nhưng không thể kiểm soát được các chi phí giá thành thì công ty sẽ không có lợi nhuận. Nên theo Phillip thì cần tránh xa các công ty có biên lợi nhuận thấp hoặc bằng không trừ trường hợp các công ty đem phần lợi nhuận đầu tư các hoạt động nền tảng như R&D.

Đồng thời nhà đầu tư nên chú trọng đến việc doanh nghiệp đang làm gì để gia tăng tỷ lệ biên lợi nhuận. Cụ thể chúng ta thấy công thức biên lợi nhuận là:

Biên lợi nhuận = (Doanh thu – Chi phí)/ Doanh thu 

Như vây, để gia tăng được biên lợi nhuận, thì doanh nghiệp cần tăng doanh thu hoặc giảm chi phí. Tăng doanh thu có thể bằng việc tăng giá bán, khuyến mãi …. . Giảm chi phí bằng việc có những ý tưởng mới giảm chi phí sản phẩm. hoặc cắt giảm được các khâu đầu vào, chi phí hoạt động v..v .

Có một điểm lưu ý ở đây mà nhà đầu tư cần quan tâm đó chính là chuỗi chu trình hoạt động của doanh nghiệp, để tạo ra lợi nhuận thì doanh nghiệp phải thực hiện quy trình gì, đi qua mấy bước, và mỗi bước này ảnh hưởng như thế nào để tạo ra lợi nhuận. Khi đã hiểu được cách tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp thì chúng ta sẽ dễ dàng đánh giá được các hoạt động tối ưu hóa lợi nhuận của doanh nghiệp và tạo ra biên lợi nhuận tốt hơn.

Trung bình biên lợi nhuận gộp của Top200 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường Việt Nam là 22%.

E.  Mối quan hệ giữa ban lãnh đạo và nhân viên 

Tiêu chí này được hiểu, khi một nhân viên hài lòng, có niềm tin với công ty, có những cơ chế đãi ngộ tốt thì nhân viên sẽ cống hiến và tận tâm hơn. Một chỉ số tham khảo đó chính là mức lương của nhân viên so với mặt bằng chung của ngành. Đồng thời, khi xem xét đánh giá một doanh nghiệp, có thể quan tâm đến yếu tố xây dựng văn hóa doanh nghiệp và khả năng hiện thực hóa điều đó. Văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo nên một tinh thần lao động và làm việc nhất quán cho toàn bộ công ty.

Ngoài ra, quá trình theo dõi thị trường thì Việt thấy nhiều công ty cũng thường xuyên sử dụng cổ phiếu thưởng cho nhân viên công ty, điều này tốt cho môi trường lao động và tinh thần của nhân viên. Tuy nhiên, lạm dụng cổ phiếu thưởng vào sai mục đích cũng sẽ tiềm ẩn nhiều vấn đề trong đó, cụ thể là việc không cân bằng được quyền lợi của cổ đông sở hữu cổ phiếu và quyền lợi của nhân viên, hoặc việc lãnh đạo lạm dụng cổ phiếu thưởng để phân phối mà ở đó quyền lợi lại thuộc về họ. Khi phát hành cổ phiếu thưởng thường với mức giá thấp hơn giá thị trường sẽ dẫn đến việc pha loãng cổ phiếu, giá cổ phiếu sẽ bị sụt giảm, điều này có thể ảnh hưởng đến lợi ích cổ đông.

F. Trình độ và mối quan hệ giữa các thành viên ban lãnh đạo. 

Có mấy điểm quan trọng để đánh giá tiêu chí, và dễ thấy nhất đó chính là các doanh nghiệp nhà nước:

  • Doanh nghiệp nhà nước được nhà nước bao thầu, hậu thuẫn thậm chí cứu trợ để không phá sản làm cho tinh thần cầu tiến của ban lãnh đạo sẽ không mạnh mẽ bằng các doanh nghiệp tư nhân. Một lãnh đạo hài lòng và một lãnh đạo luôn khát khao tăng trưởng sẽ tạo ra hai kết quả hoàn toàn khác nhau.
  • Doanh nghiệp nhà nước tính quan liêu và hình thức sẽ nặng hơn so với doanh nghiệp tư nhân, tư bản.

Nếu là doanh nghiệp tư nhân, thì cần lưu ý mô hình gia đình trị, mô hình này tiềm ẩn yếu tố không có sự công bằng trong trọng dụng và đãi ngộ người tài. Hoặc quá trình nghiên cứu ở thị trường Việt Nam có casestudy điển hình khi lãnh đạo thành lập các công ty con để cung cấp cho công ty mẹ, thậm chí lấy luôn thị phần công ty mẹ thì điều này ảnh hưởng đến cổ đông cực lớn.

G. Bộ máy quản lý của công ty 

Một công ty hoạt động hiệu quả là một công ty có chiều sâu về bộ máy quản lý. Nếu như lãnh đạo hoặc ban lãnh đạo công ty chỉ tập trung các hoạt động hành ngày, tiểu tiết thì sẽ không có cái nhìn bao quát toàn bộ doanh nghiệp. Nên việc phân cấp quản lý hợp lý sẽ đem đến những hiệu quả rất tốt.

H. Hoạt động báo cáo tài chính có minh bạch 

Đối với bản thân của doanh nghiệp, thì việc minh bạch báo cáo tài chính và các hoạt động của công ty tạo nên một văn hóa tôn trọng từ trên xuống dưới và giúp người lao động cũng như ban lãnh đạo nhìn thấy rõ được vị trí hiện tại của mình. Còn đối với một nhà đầu tư, một báo cáo tài chính minh bạch giúp nhà đầu tư an tâm về các số liệu cũng như tin tưởng vào công ty nhiều hơn.

Viêc minh bạch báo cáo tài chính đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn là yếu tố cần và đủ để đánh giá doanh nghiệp qua các số liệu. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp thực hiện các chiêu trò để làm tăng lợi nhuận, doanh thu không thực chất, hoặc quyết toán các khoản lợi nhuận mà tiền chưa về đến công ty để làm đẹp báo cáo tài chính, điều đó gây ra sự hiểu lầm và làm hoang mang cho các cổ đông.

I. Lợi thế cạnh tranh và con hào kinh tế với các đối thủ cùng ngành. 

Theo phương pháp 4M của Phil Town, thì lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đó đứng vững và tạo rào cản gia nhập đối với các đối thủ khác. Theo ông, thì có 2 cách đánh giá là định tính và định lượng

  • Định tính: 

dau-tu-4m

  • Định lượng

dau-tu-4m-la-gi

K. Các hoạt động tăng vốn nhưng không mang lại lợi nhuận cho công ty. 

Một doanh nghiệp niêm yết trên sàn có thể thực hiện được nhiều hoạt động để huy động vốn như quyền mua cổ phiếu, phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng như nhiều hoạt động để pha loãng cổ phiếu trên thị trường bằng việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu Esop… tất cả các hoạt động này luôn có hai mặt xấu và mặt tốt. Nếu sử dụng đúng mục đích thì sẽ đem lại hiệu quả cao, nhưng nếu sử dụng không đúng mục đích thì sẽ chỉ là cách để làm ảnh hưởng đến các cổ đông hiện hữu. Ví dụ tăng vốn nhưng không thể đem lại lợi nhuận tương xứng thì việc tăng vốn đó là hoạt động cần phải đánh giá lại.

Trên đây là 13 điểm mà mình rất tâm đắc trong quá trình thực tiễn áp dụng các điều hay của cuốn sách Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường. Hy vọng những nội dung này sẽ đem đến cho bạn những góc nhìn mới cũng như những trải nghiệm tốt hơn trong quá trình đánh giá và lựa chọn một cổ phiếu phi thường.

————————————

Về tớ – Trần Việt MB

———————————–

Lĩnh vực hoạt đông tại MB Group

1. Tư vấn bảo hiểm nhân thọ Quân đội MB Ageas (BHNT Quân đội)(Tớ luôn cam kết nếu không tư vấn đầy đủ hoàn tiền 100%)

2. Tư vấn đầu tư chứng khoán tại Chứng khoán MB – MBS.

3. Tư vấn đầu tư quỹ mở MB Capital.

4. Coaching Tư vấn Tài chính

Bạn có thể chỉ dành 5 phút mở tài khoản MB Bank để nhận được chính sách:

  • Miễn 6 loại phí ngân hàng: Phí quản lý tài khoản; phí chuyển tiền trọn đời; Phí thông báo số dư biến động; Phí duy trì, Phí rút tiền, Phí phát hành
  • Miễn phí Số đẹp + Tài khoản số điện thoại

Mình gửi link đăng ký hỗ trợ mở tài khoản: Tại đây

4. Khoá học:” Money Game Winner – Chiến thắng trò chơi tiền bạc” , mình có xây dựng và triển khai khoá học ưu đãi 599.000 đồng trong 3 buổi học liên tục (Giá gốc 1.800.000 đồng). Bạn có thể xem tại đây

———————————–

Hỗ trợ miễn phí

  • Điều chỉnh tư vấn hợp đồng bảo hiểm lỗi.
  • Hỗ trợ quy trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm của 18 công ty trên thị trường

———————————–

Một số kênh liên hệ:

  1. Nhóm Zalo dành cho khách hàng đang tìm hiểu: Tại đây
  2. Nhóm Facebook hỗ trợ tư vấn viên” Tại đây  / Nhóm Zalo hỗ trợ tư vấn viên: Tại đây
  3. Nhóm Chia sẻ giá trị về Kỹ năng làm cha mẹ: Tại đây

Kênh mạng xã hội

1. Fanpage: Trần Việt MB 

2. Zalo: 090.226.1286

3. Email: info@tranvietmb.com / tranviet.mbageas@gmail.com.

4.Website: Trần Việt MB

5. Youtube: Trần Việt MB

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *