Xin chào các bạn, mình là Trần Việt MB – Chuyên gia tài chính, bảo hiểm. Phương pháp đầu tư 4M của Phil Town được viết chính trong hai quyển sách nổi tiếng trong giới đầu tư chứng khoán và phân tích cơ bản là “Rule One Investing – Quy tắc số 1” và “Pay Back Time – Ngày đòi nợ” , đây có thể nói là quyển sách gối đầu giường của những nhà đầu tư giá trị. Vậy, các nội dung trong phương pháp đầu tư này là gì? Và chúng ta có thể hiểu như thế nào cho từng mục sẽ được mình phân tích dưới góc nhìn cá nhân như sau:
-
Khái quát về phương pháp đầu tư 4M
Phil Town cho rằng, để đánh giá được một cổ phiếu có thể có sự tăng trưởng về mặt lợi nhuận thì nhà đầu tư phải đi tìm và trả lời được 4 chữ M gồm:
- Meaning (Ý nghĩa): Công ty mà bạn muốn đầu tư có ý nghĩa gì với bạn hay không?
- Moat (Lợi thế cạnh tranh): Công ty mà bạn muốn đầu tư có lợi thế cạnh tranh lớn hay không?
- Management (Quản lý): Công ty mà bạn muốn đầu tư có được quản lý tốt hay không ?
- Margin Of Safety (Biên an toàn): Công ty mà bạn muốn đầu tư có biên độ an toàn lớn hay không?
Đối với Phil Town, một cổ phiếu của một công ty nếu đạt cả 4 tiêu chí này sẽ là một khoản đầu tư tuyệt vời và chúng ta cần tích lũy chúng để trở nên giàu có.
Và bây giờ thì mình sẽ đi vào phân tích từng yếu tố của phương pháp đầu tư 4M.
-
Meaning: Giá trị của phương pháp đầu tư 4M qua việc tìm những doanh nghiệp dễ hiểu
Một điểm mình nhận thấy từ các nhà đầu tư F0 đó chính là họ tham gia vào thị trường, lựa chọn một cổ phiếu và bỏ rất nhiều tiền ra để sở hữu nó nhưng lại thực sự không hiểu về nền tảng kinh doanh của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu này.
Chính vì vậy, điều đầu tiên trong phương pháp đầu tư 4M của Phil Town nói rằng, hãy đầu tư vào doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực mà bạn am hiểu, hoặc bạn dễ dàng hình dung ra môi trường kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá liệu ngành nghề đó có khả năng tăng trưởng ở trong tương lai hay không ?
Ví dụ, hiện tại Trần Việt MB đang hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng – bảo hiểm, thì mình sẽ biết được cách thức hoạt động của một doanh nghiệp tài chính về cấu trúc tài chính, đối tượng khách hàng và những đặc điểm, các dòng sản phẩm trên thị trường và xu hướng, hạ tầng của từng công ty, từ đó sẽ có những đánh giá sâu hơn trong lĩnh vực này.
Meaning chính là vòng tròn năng lực (Circle of Competence) hay nói cách khác đó chính là những kiến thức của bạn về ngành nghề kinh doanh này. Đi sâu vào thì bạn sẽ phải trả lời hai câu hỏi nhỏ:
- Một, bạn có am hiểu doanh nghiệp đó như cuộc sống của bạn hay không ?
- Hai, bạn có sẵn sàng nắm giữ doanh nghiệp như một người chủ hay không, nếu thị trường phải đóng cửa vào ngày mai?
Đối với hai câu hỏi trên, về mặt bản chất Phil Town đã đưa ra quan điểm xuất phát từ câu nói kinh điển của Warren Buffet liên quan đến ngành nghề để bạn lựa chọn cổ phiếu đó chính là Quy tắc 10 – 10.
“Nếu bạn suy nghĩ 10 phút mà vẫn không sẵn sàng nắm giữ công ty trong 10 năm, thì đừng mua nó”
Vòng tròn năng lực được xây dựng và thiết kế ra nhằm giữ chân các nhà đầu tư luôn tập trung vào những giá trị cốt lõi của mình, không bước ra khỏi vòng tròn để sở hữu các cổ phiếu mà ở đó bạn thực sự không có sự hiểu biết.
- Đam mê: Là điều mà bạn thực sự cảm thấy yêu thích, có thể dành hàng giờ liền để tìm hiểu về nó.
- Tài năng – Sở trường: Là cái mà bạn làm được, người khác không thể hoặc rất khó để có thể làm được như bạn
- Tiền bạc – hiệu suất: Những công việc hiện tại đang mang đến thu nhập cho bạn.
Khi kết hợp cả ba vòng tròn này lại, bạn sẽ tìm được lĩnh vực có những tiềm năng mà chưa nói đến doanh nghiệp, mà chỉ nói ở khía cạnh cá nhân của bạn thì đây chính là kim chỉ nam để bạn tìm ra được thành công của mình.
Còn đối với đánh giá liên quan đến một doanh nghiệp, Trần Việt xin phép nêu quan điểm dễ hiểu dưới góc độ nhà đầu tư như sau về Meaning (Ý nghĩa):
- Trải nghiệm: Những thương hiệu tiêu dùng mà bạn biết rõ và từng trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ của chúng chẳng hạn như hàng tiêu dùng thiết yếu, dụng cụ trong gia đình, dịch vụ du lịch, bán lẻ, giải trí, vận chuyển, công nghệ…
- Kinh nghiệm: Là những lĩnh vực nơi bạn có nhiều sự cọ xát nhất, là công việc hàng ngày giúp bạn tạo ra tiền, nơi mà bạn am hiểu hơn ai hết.
- Đam mê: Là những lĩnh vực mà bạn thích thú khi tìm hiểu về chúng.
Ví dụ về Trần Việt MB: Mình có những trải nghiệm rất khác nhau đối với từng ngân hàng trong hệ thống ngân hàng tư và công, công việc hiện tại về tài chính – bảo hiểm cũng đem đến cho mình nhiều góc nhìn, kinh nghiệm về sự phát triển của các tổ chức tài chính, đồng thời mình thực sự thích và mê khi nghiên cứu về các công ty ngành tài chính. Chính vì vậy, mình xác định thế mạnh của mình là ngành tài chính – ngân hàng.
Những nhà đầu tư không có sự gắn bó với lĩnh vực mình am hiểu, có ý nghĩa với bản thân sẽ không tìm ra được các công ty tốt với độ bền vững cao. Ngược lại những nhà đầu tư đi ra khỏi vùng an toàn đến với các lĩnh vực mình không am hiểu sẽ có những rủi ro khó lường.
2. Moat – Lợi thế cạnh tranh theo định nghĩa phương pháp đầu tư 4M
Lợi thế cạnh tranh hay còn gọi là con hào kinh tế, tức là những lợi thế giúp bạn bảo vệ thành trì, tạo ra lợi nhuận và ngăn cản những kẻ khác xâm nhập.
Dưới góc nhìn của người đang hoạt động trong các doanh nghiệp, thì lợi thế cạnh tranh được hiểu là những gì mà doanh nghiệp A làm được, mà doanh nghiệp B không làm được, hay những gì mà Doanh nghiệp A tập trung xây dựng và phát triển, phải khác Doanh nghiệp B để tạo ra những lợi thế trên thị trường.
Lợi thế cạnh tranh cũng có thể hiểu, đó là xây dựng cho mình những bản sắc riêng để tạo ra rào cản đối với các doanh nghiệp khác khi xâm nhập thị trường.
Phil Town có đưa ra 5 lợi thế định tính và 5 biểu hiện định lượng để chúng ta đánh giá doanh nghiệp dễ dàng hơn.
- 5 Lợi thế định tính
- 5 lợi thế định lượng:
Lưu ý: Những lợi thế cạnh tranh cần phải tạo ra những kết quả thực sự và duy trì nó theo nhiều năm. Đôi khi chúng ta thấy các công ty nói về lợi thế, nhưng nếu như lợi thế đó không đủ mạnh thì sẽ không thể tạo thành một kết quả thực tế và lâu dài. Chính vì thế, khi đánh giá lợi thế cạnh tranh cần kèm theo việc đánh giá các con số thể hiện lợi thế cạnh tranh đó.
3. Management – Ban lãnh đạo có phù hợp với phương pháp 4M
Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng khi bạn đánh giá một doanh nghiệp, trên thực tế có thể thấy một số tồn tại để nêu lên tầm quan trọng của ban lãnh đạo như sau:
- Bạn lãnh đạo vì lợi ích cá nhân, nhóm, lợi ích của chính mình mà bỏ qua lợi ích của cổ đông. Cổ tức bằng tiền mặt tăng trưởng đều qua nhiều năm là một dấu hiệu cụ thể có thể cho vào tiêu chí đánh giá. Đó là khi lãnh đạo thực sự muốn đồng hành cùng cổ đông lâu dài thì sẽ thực hiện việc chia cổ tức bằng tiền mặt. Đồng thời, một yếu tố quan trọng của người lãnh đạo là nói được, làm được, làm quyết liệt, khi bạn tham dự đại hội đồng cổ đông thường niên, được nghe ban lãnh đạo trình bày và những kết quả sau đó sẽ nói lên rất nhiều điều.
- Ban lãnh đạo được những người quan trọng đánh giá như thế nào? Trong phương pháp đánh giá “Lời đồn đại” của cuốn sách Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường có nói về việc đánh giá ban lãnh đạo thông qua mức độ hài lòng của nhân viên trong doanh nghiệp đó, lời bình luận của đối thủ cạnh tranh và các đối tác kinh doanh thường xuyên sẽ nói lên nhiều điều về Ban lãnh đạo công ty
- Ban lãnh đạo có tập trung vào hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh được xây dựng để tạo rào cản, và mỗi một doanh nghiệp khi được đánh giá cao cũng luôn rất tập trung vào hoạt động kinh doanh chính, cốt lõi vì đó là cách duy trì và phát triển tiếp tục lợi thế cạnh tranh. Nếu lãnh đạo phát triển quá đa ngành, các hạng mục được đầu tư theo chiều ngang, thay vì chiều dọc thì có thể có những lợi nhuận ngắn hạn, nhưng vô hình chung tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp khác công phá thành trì.
- Ban lãnh đạo có tinh thần cầu tiến và đặt mục tiêu cao hay không ? Chỉ khi doanh nghiệp có mục tiêu đủ lớn, đủ thách thức thì mới tạo ra những kết quả tuyệt vời. Hãy thử tưởng tượng nếu ban lãnh đạo chỉ có tư tưởng cầu hòa, ổn định, đổ lỗi thì doanh nghiệp luôn chỉ phát triển trong một vùng vừa phải đã định trước chứ không có những hoạt động giúp đột phá và duy trì doanh thu cho toàn công ty.
4. Margin Of Safety – Biên an toàn để mua một cổ phiếu theo phương pháp 4M
Bạn có thể hiểu về điều này đơn giản như sau:
- Giá trị thực của doanh nghiệp là giá trị mà từ việc đánh giá nội tại của doanh nghiệp, nhà đầu tư đưa ra được một mức giá cụ thể của doanh nghiệp đó, có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với giá thực tế (giá thị trường). Nếu giá thị trường cao hơn giá trị thực, không mua. Nếu giá trị trường thấp hơn giá trị thực, đánh giá biên độ chênh giữa hai mức giá từ 25 – 50% thì mua.
- Giá thị trường – Giá hiện tại của doanh nghiệp: Là mức giá trên bảng điện tử mà bạn xem hàng ngày, mức giá này phụ thuộc vào đội lái, môi giới, cảm xúc dẫn dắt, phân tích kỹ thuật từ các chuyên viên để đánh giá. Mức giá này đặc trưng là lên xuống thất thường theo từng giai đoạn cụ thể.
Vậy, Phil Town nói gì?
- Chờ đợi khi giá thị trường của doanh nghiệp thấp hơn giá trị thực từ 25- 50%
- Nếu bạn mua cổ phiếu vào lúc thị trường có chỉ số P/E điều chỉnh thấp hơn 10, thì khả năng rất cao bạn sẽ đạt mức sinh lợi trên 20% trong 5 năm tiếp theo. (Ở VN thì PE từ 10 – 15 lần là phù hợp)
Thời điểm bán là khi nào?
Khi đã tìm được công ty tuyệt vời, hầu như suy nghĩ về việc bán ra cổ phiếu không nên hiện hữu. Tuy nhiên, với môi trường và sự đầu cơ khá hỗn loạn tại Việt Nam (cũng giống như Trung Quốc), chúng tôi cho rằng việc nắm giữ vĩnh viễn là rất khó. Nhà đầu tư cá nhân nên cân nhắc bán ra với 3 trường hợp mà ngài Phil Town liệt kê như sau:
- Giá cổ phiếu vượt cao hơn 25% so với giá trị thực: Nhà đầu tư cá nhân cần có nguyên tắc bán – không được để cảm xúc lấn át đi lý trí.
- Lợi thế cạnh tranh hoặc tình hình tài chính của công ty không còn duy trì: Sự sụt giảm thị phần, xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh có chi phí thấp hơn, tiền mặt dần cạn kiệt, nợ vay chồng chất là những dấu hiệu cho việc con hào (moat) của công ty đang từ từ biến mất.
- Khi ta tìm được công ty tuyệt vời khác đáp ứng 4M tốt hơn: Chúng tôi nghĩ rằng trường hợp này thường xuyên xảy ra, nhà đầu tư nên cân nhắc bán một phần để thu hồi vốn (chỉ giữ lại phần lợi nhuận), tái đầu tư vào công ty tuyệt vời mới đó.
3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đầu tư giá trị 4M
A. Ưu điểm:
- Khi nghiên cứu và đánh giá phương pháp này, thì có thể nói đây là phương pháp khá là đơn giản, dễ hiểu và đi vào trọng tâm của doanh nghiệp. Rất phù hợp với những nhà đầu tư mới chưa có nhiều công cụ cũng như chưa có nhiều kiến thức khi gia nhập thị trường.
- Đồng thời, phương pháp đầu tư 4M cũng cho nhà đầu tư một bức tranh toàn cảnh trong việc đánh giá một cổ phiếu. Từ đó, nhà đầu tư có một cái sườn rất chắc chắn để bám vào trước khi ra các kết quả đầu tư.
Hiện tại, các nhà đầu tư Việt Nam cũng như các trung tâm đào tạo về Chứng khoán vẫn coi phương pháp đầu tư 4M là một trong những phương pháp thực chiến nhiều nhất và hiện tại họ đang xây dựng xung quanh các bảng tính Excel áp dụng các tư duy của Phương pháp đầu tư 4M. Nên trong thời gian tới, Trần Việt sẽ chia sẻ thêm cho các bạn các ưu điểm và nhược điểm khi áp dụng phương pháp này.
Quý anh chị có thể gửi các câu hỏi hoặc các vấn đề thắc mắc vào các kênh liên hệ phía dưới. Ngoài ra, Có nhiều anh chị hỏi Trần Việt về việc nên lựa chọn công ty chứng khoán nào để giao dịch thì mỗi công ty sẽ có một điểm mạnh, nhưng riêng mình thì lựa chọn TCBS (Techcombank) vì phí giao dịch thấp nhất trên thị trường là 0.1%, và TCBS thì không hướng đến xây dựng đội môi giới riêng, mà hướng đến việc cung cấp đầy đủ các công cụ để nhà đầu tư tự chủ động nghiên cứu và quyết định mà không phải thông qua môi giới, đồng thời nếu như bạn có không nhiều kiến thức đầu tư có thể lựa chọn các quỹ mở ví dụ quỹ trái phiếu của TCBS là Top 1 thị trường, quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu linh hoạt để ủy thác đầu tư. Mình gửi link đăng ký hướng dẫn mở tài khoản trực tuyến không cần qua quầy của Tech: Tại đây
Ngoài việc tích lũy và gia tăng tài sản, mình cũng đang trên hành trình bảo vệ rất nhiều khách hàng thông qua các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đúng và đủ. Mình chia sẻ thêm cho các bạn về kinh nghiêm để sở hữu một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ xuất sắc tại đây
————————————
Về tớ – Trần Việt MB
———————————–
Lĩnh vực hoạt đông tại MB Group
1. Tư vấn bảo hiểm nhân thọ Quân đội MB Ageas (BHNT Quân đội) – (Tớ luôn cam kết nếu không tư vấn đầy đủ hoàn tiền 100%)
2. Tư vấn đầu tư chứng khoán tại Chứng khoán MB – MBS.
3. Tư vấn đầu tư quỹ mở MB Capital.
4. Coaching Tư vấn Tài chính
Bạn có thể chỉ dành 5 phút mở tài khoản MB Bank để nhận được chính sách:
- Miễn 6 loại phí ngân hàng: Phí quản lý tài khoản; phí chuyển tiền trọn đời; Phí thông báo số dư biến động; Phí duy trì, Phí rút tiền, Phí phát hành
- Miễn phí Số đẹp + Tài khoản số điện thoại
Mình gửi link đăng ký hỗ trợ mở tài khoản: Tại đây
4. Khoá học:” Money Game Winner – Chiến thắng trò chơi tiền bạc” , mình có xây dựng và triển khai khoá học ưu đãi 599.000 đồng trong 3 buổi học liên tục (Giá gốc 1.800.000 đồng). Bạn có thể xem tại đây
———————————–
Hỗ trợ miễn phí
- Điều chỉnh tư vấn hợp đồng bảo hiểm lỗi.
- Hỗ trợ quy trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm của 18 công ty trên thị trường
———————————–
Một số kênh liên hệ:
- Nhóm Zalo dành cho khách hàng đang tìm hiểu: Tại đây
- Nhóm Facebook hỗ trợ tư vấn viên” Tại đây / Nhóm Zalo hỗ trợ tư vấn viên: Tại đây
- Nhóm Chia sẻ giá trị về Kỹ năng làm cha mẹ: Tại đây
Kênh mạng xã hội
1. Fanpage: Trần Việt MB
2. Zalo: 090.226.1286
3. Email: info@tranvietmb.com / tranviet.mbageas@gmail.com.
4.Website: Trần Việt MB
5. Youtube: Trần Việt MB