Xin chào các bạn, mình là Trần Việt – Chuyên gia tài chính, bảo hiểm, đầu tư. Ngày hôm nay, mình xin được chia sẻ với các bạn chủ đề:” Người thành công và chủ nghĩa hoàn hảo”. Và để bắt đầu chúng ta hãy cùng đến với một số ví dụ về những người theo chủ nghĩa hoàn hảo.
VD1; Tôi có một anh bạn làm trong nhà nước, anh này có một cái tính làm gì cũng vô cùng tỉ mỉ, chau chuốt đến mức mà làm tôi cảm thấy rất nể phục. Ví dụ như thế này, cùng một việc ghi sổ công tác ngày, mà các bạn biết sổ công tác ngày ở nhà nước là nó như thế nào rồi đấy, hình thức, chiếu lệ và không thể áp dụng được. Thì anh ý tỉ mẩn từng nét bút, từng nội dung trong quyền sổ. Lắm khi tôi trộm nghĩ, nếu như cùng khoảng thời gian đó, mình đã làm được rất nhiều việc.
VD2: Tôi có một cô bạn, cô này thì hay suy tư, sống nội tâm, đợt rồi tôi có nhờ cô này làm một việc mà cô ý chưa từng làm, đó cũng là một việc rất đơn giản thôi, nhưng cô ấy mất thời gian gấp đôi người thường, khi nói chuyện thì cô ấy chia sẻ bởi phải nghiên cứu từng bước một, đánh giá nguyên nhân – hậu quả, lựa chọn phương án tốt nhất rồi mới làm. Tôi lại thầm nghĩ, giá mà tôi làm luôn cho xong
Hai câu chuyện trên, chỉ là hai trong số vô vàn những câu chuyện nhỏ mà bạn đã gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên, nó cũng đã cho bạn thấy một vài nét rất cơ bản về những người theo chủ nghĩa hoàn hảo. Và bây giờ chúng ta hãy cùng phân tích nhé.
- Người theo chủ nghĩa hoàn hảo là người như thế nào?
Người theo chủ nghĩa hoàn hảo là người mà từ việc to đến việc nhỏ đều mong muốn mọi thứ đạt 100% yêu cầu, họ muốn tự mình làm mọi thứ, luôn tìm ra những sai sót đầu tiên trong mọi công việc. Người theo chủ nghĩa hoàn hảo coi sai sót như một vết nhơ, sự nhục nhã trong sự nghiệp.
Ưu điểm của chủ nghĩa hoàn hảo: Chuẩn, ngưỡng của họ luôn rất cao. Nếu bạn được ở cạnh những người này, và học được cách làm việc của họ, bạn sẽ có những lợi thế lớn trong cách làm việc.
Nhược điểm: Mất quá nhiều thời gian cho một việc khiến hiệu suất kém, luôn chỉ trích và thiếu tin tưởng người khác, đôi khi lại quá trì hoãn trong công việc để chờ một giải pháp hoàn hảo. Chủ nghĩa hoàn hảo sẽ rất khó để có bạn bè thân thiết, họ cũng kém trong việc giao tiếp trong các mối quan hệ, họ luôn nhìn nhận mọi vấn đề dưới góc nhìn của sự hoàn hảo, khó có niềm vui, không có nỗi buồn, hiếm khi tận hưởng cuộc sống và những thành quả. Người hoàn hảo luôn cố gắng lý giải mọi thứ thật logic, vì vậy những thứ như tình cảm là điều gì đó xa xỉ với họ.
Thất bại đối với người theo chủ nghĩa hoàn hảo là sự nhục nhã, còn đối với những người khác là bài học để thành công hơn.
2. Chủ nghĩa hoàn hảo có thể bóp chết hiệu suất của bạn
Giả sử bạn làm một công việc trong 4 tháng hoàn hảo đến mức mang về 15% doanh thu cho công ty. Nhưng cùng công việc đó người khác làm mất 1 tháng và đem về 7% doanh thu nhưng 3 tháng tiếp theo đều đặn thì sẽ đem về 28% doanh thu cho công ty. Như vậy, cùng là 4 tháng nhưng hiệu suất và kết quả làm việc hoàn toàn khác nhau
3. Chủ nghĩa hoàn hảo có chỗ đứng hay không?
Nếu chủ nghĩa hoàn hảo có thể bóp chết hiệu suất của bạn khi xét về những việc cần hiệu quả trong ngắn hạn, thì chủ nghĩa hoàn hảo có thể nâng bạn lên một đỉnh cao mới nếu như bạn đang làm trong những lĩnh vực đòi hỏi sự nghiên cứu, tỉ mỉ như kiến trúc sư, nhà khoa học, kế toán ….
Chủ nghĩa hoàn hảo sẽ thực sự tuyệt vời nếu như không còn là chủ nghĩa hoàn hảo. Nói thì nghe rất khó hiểu, nhưng nếu như người hoàn hảo có thể đặt cho mình một điểm mốc khoảng 70-80% yêu cầu của mình, thì sẽ rất tuyệt. Có nghĩa là cuộc sống luôn có sai số đúng không nào?
Chúng ta là một phần của cuộc sống, và hãy nhìn sang những người xung quanh xem, chẳng có ai là hoàn hảo cả. Những bậc thiên tài cũng không phải là người hoàn hảo, họ có thể thành siêu nhân ở lĩnh vực A, nhưng là người tâm thường ở lĩnh vực B. Vậy nên, cuộc sống sẽ chỉ tuyệt vời khi bạn khớp được mới những mảnh ghép không hoàn hảo khác.
Nếu có ai đó sai một điều gì đó, không có nghĩa là họ sẽ tiếp tục sai, mà đó là cơ hội tuyệt vời để họ có thể trưởng thành nhanh hơn.
4. Một số lưu ý để có thể chặn đứng chủ nghĩa hoàn hảo
- Biết cách xác định sự hoàn hảo
- Thừa nhận người khác không hoàn hảo và giúp họ hoàn hảo
- Thừa nhận có những người tài năng và giỏi giang hơn mình
- Đừng chờ hoàn hảo hãy làm, hãy làm mọi thứ hoàn hảo khoảng 70%
- Đặt mục tiêu thực tế, vừa sức với mình
- Học cách lắng nghe sự góp ý của người khác, và công nhận nó dù đúng hay sai.
Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau
Ví dụ cuối cùng mình muốn nói: Nếu như bạn làm 100% các việc để đạt mức lương 30 triệu, vậy sao bạn không làm chỉ 70% và san bớt công việc cho người khác, để doanh thư lên 100 triệu và bạn trả cho 30% còn lại là 20 triệu (3 người). Bạn tự suy ngẫm thêm nhé !!!
Trần Việt MB – Luôn tận tâm – Luôn hoàn thiện
Xin chúc các bạn có một gia đình hạnh phúc, ấm êm và chủ động trước những rủi ro trong cuộc sống. Nếu cần liên hệ để được hỗ trợ, hãy liên hệ với Việt qua các kênh sau nhé.
Fanpage: Trần Việt MB – Chuyên gia Bảo hiểm nhân thọ Quân đội
Youtube: Trần Việt MB Ageas
SĐT: 0902261286 / Email: tranviet.mbageas@gmail.com