Năm bước thực hiện kỹ năng phanh khẩn cấp đối với xe máy

Năm bước thực hiện kỹ năng phanh khẩn cấp đối với xe máy

Nào, đầu tiên Chum và các bạn sẽ cùng nhau hệ thống một số tình huống và các bước chính để có thể thực hiện phanh xe được một cách an toàn nhé

Chúng ta có thể hệ thống đơn giản theo tình trạng mặt đường, thống kê cho thấy khi thực hiện thao tác phanh thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố tình trạng mặt đường, đặc biệt là ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều tình trạng đường khác nhau như đường rải nhựa, đường đất, đường đá răm và điều kiện thời tiết cũng thật bất thường khiến đường có thể trở nên trơn trượt bất kể lúc lào.

Như vậy, hãy tạm hiểu khi tham gia giao thông, sẽ có đường khô, và đường trơn, ướt và cát sỏi nhé

Vậy, vào chủ đề chính ngày hôm nay, nhưng trước hết, các bạn cần phải biết rằng, trong năm yếu tố tử huyệt khi tham gia giao thông, đó là quan sát, dự đoán tình huống nguy hiểm, giữ khoảng cách an toàn, nhường đường, làm chủ tốc độ. Thì việc bạn có thể làm chủ tốc độ là một trong những điều kiện cực kỳ quan trọng khi lái xe. Bạn có thể lựa chọn sử dụng phanh đúng cách để dừng xe lại, hoặc bạn cũng có thể chọn cách nhanh hơn, ngắn gọn hơn đó là kiếm một chướng ngại vật nào đó trên đường để dừng xe lại. Chum tin bạn hiểu ý Chum muốn nói gì

Và đây là Năm bước thực hiện kỹ năng phanh khẩn cấp đối với xe máy

Bước 1:  Để xe chạy thẳng.

Một điều tối kị của việc thực hiện phanh đó là thực hiện trong đường cua, đường vòng. Khi xe của bạn không ở trạng thái cân bằng và bạn thực hiện phanh, xe sẽ có xu hướng tịnh tiến lên phía trước và làm bạn bị tai nạn giao thông. Bạn thể thấy trên các chương trình đua xe, khi tay đua vào vòng cua và đổ xe, xe sẽ lao rất nhanh là khỏi góc cua đó và chuyển động tịnh tiến lên phía trước.

Bước 2: Về hết ga thật nhanh.

Về hết ga thật nhanh được thực hiện như sau:

Nhả ngay phanh ra các bạn nhé, Chum bảo thế

Nếu là xe số, và khi thực sự cần thiết có thể dồn và về số nhanh chóng, đây được gọi là phanh động cơ, tuy nhiên, phương pháp này có thể làm ảnh hưởng đến bộ côn và bộ số nên bạn không nên sử dụng chúng thường xuyên.

Bước 3: Phanh cả 2 phanh cùng một lúc.

Hãy nhớ những sai lầm sau khi phanh:

Sai lầm 1: Chỉ bóp phanh trước, khóa bánh là đi đấy nhé các bạn 🙂

Sai lầm 2: Chỉ sử dụng phanh sau, cũng có khả năng rê bánh sau, tuy nhiên vẫn điều chỉnh được hướng và bánh trước, nên cơ bản vẫn có thể sửa sai, tuy nhiên, hãy nhớ một điều, quãng đường phanh rất dài.

Sai lầm 3: Bóp nhả phanh liên tục, cách này từng được sử dụng nhiều, nhưng qua nhiều thí nghiệm thì không tối ưu nữa rồi nhé.

Chuẩn khi phanh, Chum đưa đến có các bạn là

Phanh bằng cả hai phanh, chia tỷ lệ lực bóp phanh là 70% phanh bánh trước và 30% phanh bánh sau. Hãy nhớ kỹ các bạn nhé.

Bước 4: Phanh từ từ và tăng dần lực phanh lên tới khi dừng hẳn 

Việc sử dụng lực phanh thường được đề cao quá, dẫn đến nhiều khi bạn bóp phanh bằng 100% công lực, tuy nhiên, chưa bao giờ chỉ phanh không là tối ưu. Hãy giữ một khoảng cách an toàn với MỌI THỨ xung quanh, đủ để bạn xử lý được mọi tình huống. Khi đó việc bạn phanh thực sự là công việc đơn giản.

Tuy nhiên, vào những tình huống mà bạn không còn cách nào khác, hay nâng lực phanh lên từ từ, đến khi bạn cảm nhận không còn cách nào khác, chắc chắn bạn sẽ có phản xạ bóp phanh sâu. Nên khuyến cáo ở đây là, hãy tập luyện cách phanh thường xuyên nhé.

Bước 5: Khi xe đã dừng hẳn: Chống chân trái xuống đất, chân phải giữ phanh.

Đến bước này rồi thì không còn gì để bàn nữa. Dựng xe, tắt máy, khóa cổ, khóa càng thôi bạn :)))

Bạn có thể tiếp tục tham khảo các bài viết về phanh

Cám ơn bạn đã quan tâm đến Chum và bài viết Năm bước thực hiện kỹ năng phanh khẩn cấp đối với xe máy

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *