dạy-con-sử-dụng-điện-thoại-di-động-đúng-cách

Dạy con sử dụng điện thoại di động đúng cách – Trần Việt Edu

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt – Là một người bố như bao ông bố khác, yêu con và muốn nhìn thấy thành công của chúng. Mấy hôm vừa rồi mình có nhận được một số yêu cầu từ các thầy cô là:” Nếu được, phiền Trần Việt giúp chị một buổi hướng dẫn các con cách sử dụng điện thoại nhé ? Đây là một vấn đề thực sự nhức nhối đối với các thầy cô và chính bản thân các con hiện nay. Để đáp ứng mong mỏi đó, mình quyết định sẽ viết một bài phân tích sau đây

Trần-Việt-MB-Ageas-Life
Mình chỉ mong là một người bố tốt với các con

  1. Sự cần thiết của điện thoại di động, điện thoại thông minh đối với tính mạng con cái chúng ta.

Khi nhắc đến điện thoại di động, điều đầu tiên Trần Việt nhớ đến chính là vụ việc đau lòng tại trường tiểu học Gateway, Cầu Giấy, Hà Nội, khi một bạn nhỏ tiểu học đã bị bỏ quen trên xe 16 chỗ dẫn đến tử vong trên xe. Khi nhìn clip thi thể bạn nhỏ đó được mang ra khỏi xe, mình đã thao thức cả đem vì bị ám ảnh và trăn trở:”Nếu con chúng ta bị bỏ quên trên xe như vậy, liệu chúng cần có công cụ gì để có thể thoát ra khỏi xe và tự cứu lấy mạng sống của mình?” Câu trả lời đơn giản nhất đó chính là một phương tiện liên lạc có thể báo cho bố mẹ của mình biết nơi mình đang gặp nguy hiểm và đến cứu mình. Và đó co thể là chiếc điện thoại di động thông minh?

2. Sự cần thiết của điện thoại di động trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0 – Vạn vật kết nối

Trong bối cảnh của sự phát triển và tiến bộ của khoa học công nghê, việc sử dụng và tận dụng thiết bị di động thông minh là tất yếu. Một chiếc điện thoại di động hiện không còn chỉ mang ý nghĩa là phương tiện liên lạc nữa, mà cùng lúc đáp ứng nhiều nhu cầu khác của con người như giải trí, xem phim, nghe nhạc, chơi game, học tập, chỉ đường, gọi xe ôm, gọi giao hàng, giao tiếp trực tiếp qua facetime, và đặc biệt, thông qua một chiếc điện thoại thông minh, chúng ta có thể dễ dàng bày tỏ cảm xúc của mình và kết nối với nhiều người khác trên mạng xã hội.

Nhu cầu nhóm là nhu cầu không thể thay thế trong đời sống sinh hoạt cộng đồng của con người.

3. Một số hình ảnh đáng buồn khi lạm dụng điện thoại di động trong đời sống con người

  • Một nhóm bạn đi uống nước với nhau, mỗi người cắm mặt vào chiếc điện thoại của mình và không ai nói chuyện với ai.
  • Một số game thủ nhí có thể bỏ nhà ra đi để ngồi hàng net chơi game 10 – 12 tiếng thậm chí nhiều hơn thế, bên cạnh là bát mì tôm dang dở, cốc trà đá, cặp kính dày cộp, thân hình hao gầy và đôi mắt trắng dã như của người sắp chết
  • Những ông bố bỏ bê con cái của mình để bấm điện thoại, chơi game, khi nhà có việc cũng hời hợt ra tiếp khách, 5 phút lại quay lại cái điện thoại.
  • Một số bạn trẻ xem thông tin ở trên mạng một cách vô thức, vô bổ và vô giá trị. Họ lạm dụng các bộ phim online quá mức, lạm dụng game quá mức, hoặc xem các clip ngắn nhiều đến mức không phân biệt được đâu là thông tin cần và đâu là không cần.

4. Tư duy đúng và cách sử dụng điện thoại di động trong trẻ vị thành niên.

Trần Việt xin được khẳng định, việc có sở hữu một chiếc điện thoại di động thông minh trong thời đại ngày nay là tất yếu đối với xu thế phát triển của thời đại số hiện nay. Điện thoại di động vừa là công cụ mang lại giá trị như học tập, trao đổi bài, làm việc nhóm, liên lạc với gia đình và thậm chí là bảo vệ mạng sống. Nhưng mặt khác, cũng là nguyên nhân số một dẫn đến một số trẻ vị thành niên hư hỏng, học đòi, tiếp thu những điều không tốt trên mạng, mất kiểm soát và tàn phá chính sức khỏe và tinh thần của bản thân. Vậy, tư duy đúng trong việc sử dụng điện thoại di động là như thế nào?

Tư duy đó là:

  • Điện thoại là công cụ do con người điều khiển, không phải công cụ điều khiển con người
  • Điện thoại là để giúp con người thành công hơn, nâng cao thành tích trên mọi mặt, không phải để đưa chúng ta đến thất bại về cả sức khỏe lẫn tĩnh thần.
  • Quản trị thời gian sử dụng điện thoại cũng như quản trị thời gian cho công việc. Cần biết sử dụng điện thoại và đúng việc, đúng mục đích. Đó là những việc giúp học sinh hướng đến một kết quả tốt trong công việc.

Các nguồn tiếp cận độc hại trên mạng:

  • Chủ động: Khi trẻ và các bạn trò chuyện trong nhóm, đặc biệt là đối với trẻ vị thành niên thì sự tò mò là một đặc điểm luôn có. Chính vì thế, cha mẹ cần chủ động có định hướng cho con khi con tham gia môi trường mạng
  • Bị động: Các thông tin xấu tác động đến tâm sinh lý của trẻ hàng ngày theo từng cấp độ tiêu cực khác nhau:
    • Cấp độ 1: Thông tin cướp giết hiếp, những thông tin trên báo chí loa đài hàng ngày khiến trẻ nhìn thế giới tiêu cực
    • Cấp độ 2: Những thông tin được ngụy trang hướng dẫn những thử thách trên Youtube, được đưa lên và trẻ thì không đủ kiến thức để nhận định đúng hay sai dẫn đến bắt chước làm theo, dần dần bị đối tượng lợi dụng hoặc sẽ có suy nghĩ lệch chuẩn
    • Cấp độ 3: Quảng cáo trên mạng chủ động tìm đến trẻ khi sử dụng các trang web, ứng dụng sạch

5. Hậu quả của việc sử dụng điện thoại sai lầm

  • Sử dụng quá nhiều thời gian
    • Sức khỏe: Hỏng mắt, đau cổ, ảo giác, ảnh hưởng thần kinh
    • Tinh thần: Xì trét là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư
  • Tiếp cận các thông tin không giá trị hoặc không lành mạnh
    • Lời nói: Bỗ bã, thiếu văn hóa, là nguồn gốc của những xích mích leo thang
    • Hành động: Dung túng, phát triển bạo lực, dễ dẫn đến tù tội.

6. Quản trị thời gian sử dụng điện thoại di động như thế nào?

  • Hãy sử dụng điện thoại di động như một phần thưởng: Không ai cấm bạn sử dụng điện thoại, thoải mái đi nhưng hãy tự thưởng cho mình sau khi đã hoàn thành tốt các công việc giúp cho bản thân mình thành công hơn đó là
    • Tập luyện thể thao và não bộ
    • Chăm sóc gia đình
    • Học tập
    • Quan tâm đến bạn bè
  • Không sử dụng điện thoại làm ảnh hưởng đến tương lai: Hãy nhớ giờ nào làm việc đó, không thể cùng học và cùng sử dụng điện thoại được. Dùng điện thoại sau khi làm xong những việc quan trọng
  • Thời gian sử dụng điện thoại: Tối đa 1 tiếng / ngày hoặc khi thấy dấu hiệu của việc trí não hoạt động không nhanh nhậy, đờ đẫn thì phải dừng lại nghỉ ngơi.

7. Những nội dung xấu cần tránh và kỹ năng khai thác thông tin trên mạng.

  • Những nội dung xấu trên mạng xã hội:
    • Bạo lực và cổ xúy bạo lực: Đây là nguồn gốc của tù tội và nặng nề hơn là chết chóc
    • Tình dục/ xâm hại: Việc cho trẻ vị thành niên xem những nội dung khiêu dâm là cách đơn giản hóa vấn đề tình dục trẻ vị thành niên, để thực hiện hành vi xâm hại
    • Ma túy: 95% không thể cai sau khi đã sử dụng ma túy
    • Tai nạn: Tai nạn giao thông, tai nạn thương tích
    • Những comment tay nhanh hơn não, phán xét và chỉ trích người khác. Ai cũng có những mặt tốt và chưa tốt, phải động viên chứ không phải chửi bới họ. Đó được gọi là bắt nạt online
    • Mang lại cảm giác tiêu cực kéo dài
    • Định hướng trẻ vào các hành vi xấu ngoài đời như tự tử, bình thường hóa về tình dục, hoặc các hành vi bạo lực…
    • Hướng dẫn trẻ để lộ thông tin cá nhân thông qua giải thưởng về tiền, khuyến mại, xổ số,
  • Những nội dung tốt trên mạng xã hội
    • Đúng pháp luật
    • Đúng đạo đức
    • Có kiểm chứng, không một chiều
    • Mang lại cảm giác tích cực
  • Kỹ năng khai thác thông tin trên mạng:
    • Bước 1: Xác định vấn đề muốn khai thác
    • Bước 2: Lựa chọn đúng từ khóa
    • Bước 3: Nghiên cứu ít nhất 10 bài về cùng nội dung để có cái nhìn khách quan nhất. Lưu ý các nội dung cần được lấy từ nguồn uy tín
    • Bước 4: Kiểm chứng thông qua thầy cô, bạn bè, bố mẹ.
  • Kỹ năng tiếp cận, phân tích và lựa chọn thông tin
    • Bước 1: Lắng nghe đa chiều
    • Bước 2: Xác định đâu là điểm tốt, đâu là điểm xấu. Lưu ý không comment khi chưa xác định rõ thông tin, hoặc mới chỉ nghe một chiều . Tránh các nội dung chửi bới, phán xét, chụp mũ người khác. Tôn trọng mọi luận điểm
    • Bước 3: Đưa ra luận điểm của mình và rút ra bài học.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *