dạy-trẻ-vị-thành-niên-phòng-chống-ma-túy

Dạy trẻ vị thành niên phòng chống ma túy – Trần Việt Edu

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt – Một ông bố rất bình thường muốn cống hiến những giá trị tốt đẹp cho cuộc đời này, thế thôi. Ngày hôm nay, mình quyết định sẽ viết một bài rất, rất dài về phương pháp dạy trẻ vị thành niên phòng chống ma túy. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các ông bố, bà mẹ để mình có thêm kiến thức nhé.

  1. Định nghĩa về ma túy đối với trẻ vị thành niên

  • Ma túy là chất độc: Đó là loại chất mà người sử dụng sẽ bị hủy hoại hệ thần kinh, hê hô hấp, hệ tuần hoàn và hệ sinh dục. Tuy nhiên, khác với chất độc trong truyền thuyết mà chúng ta được xem ở trên tivi khi người sử dụng ngay lập tức ra đi mãi mãi không có cách nào cứu vãn, thì ma túy là một loại chất độc làm con người ta chết từ từ, chết trong đau đớn, chết khi đã hủy hoại hết sự nghiệp, gia đình, bạn bè và chính bản thân mình.
  • Ma túy là chất gây nghiện: Quằn quại đau khổ và không thể dứt ra được, lệ thuộc hoàn toàn và sự điều khiển của ma túy, đó là lý do vì sao ma túy được gọi là chất gây nghiện. Người dùng không thể làm chủ mình, mà định kỳ phải sự dụng lại ma túy theo một liều lượng nhất định. Một con số thống kê đáng để tham khảo, đó là 95% những người nghiện tái nghiện trở lại, chỉ có 5% cai nghiện thành công, hoặc cũng có thể nói 5% còn lại này là những người ra đi mãi mãi (nhìn theo góc cạnh tiêu cực). Rất nhiều người khi đã nghiện đồng thời còn trở thành kẻ , điều chế, tàng trữ, sử dụng và buôn bán chất ma túy, bị điều khiển bởi bàn tay của những kẻ bán ma túy và dính vào vòng lao lý
  • Ma túy là chất gây ảo giác: Người sử dụng ma túy dù bất kể loại nào đều rơi vào những trạng thái ảo giác với các mức độ khác nhau. Và hiện tại xã hội gọi chung về những người có hành vi bất thường này là ngáo đá, đang phê thuốc. Đó là những hành vi mà người sử dụng nhẹ thì nằm một chỗ hưởng thụ, nặng thì làm những hành vi độc ác theo những ảo tưởng mà mình tự vẽ ra trong đầu do tác dụng của thuốc. Rất nhiều trường hợp con giết cha, cháu giết ông, bố giết con và tự tử vì những hành vi ngáo này.

2. Phân loại các loại ma túy phổ biến hiện nay

  • Phân loại theo nguồn gốc:
    • Ma túy tự nhiên: Cần sa, Lá khát…
    • Ma túy tổng hợp và bán tổng hợp: Heroin, thuốc phiện, đá, thuốc lắc
  • Phân loại theo mức độ gây nghiện hoặc khả năng bị lạm dụng
    • Mức độ cao: Thuốc lắc, heroin, cần sa
    • Mức độ thấp: Thuốc lá, thuốc lào, shisha, bóng cười…
  • Phân loại theo tác dụng của ma túy
    • Nhóm an thần, ức chế hệ thần kinh trung ương: an thần, giảm nhịp tim, giảm hô hấp
    • Nhóm các chất gây kích thích: có tác dụng làm tăng sinh lực, gây hưng phấn, tăng hoạt động của cơ thể, tăng nhịp tim, hô hấp…
    • Nhóm các chất gây ảo giác: Việc sử dụng các chất này với lượng lớn có thể làm thay đổi nhận thức về hiện tại, về môi trường xung quanh; khiến cho người dùng có thể nghe thấy, nhìn thấy những sự việc không có thật (ảo thanh, ảo giác).

Nhận xét: Hiện nay việc phân loại ma túy dựa trên hình dáng, kích thước và màu sắc là cực kỳ khó khăn.

3. Những nơi ma túy thường xuất hiện:

  • Bar
  • Vũ trường
  • Điểm sinh nhật, tiệc tùng
  • Nhưng nơi ít người qua lại, góc khuất, ngõ cụt là nơi các đối tượng thường xuyên lui tới sử dụng

4. Các phương pháp sử dụng ma túy phổ biến

  • Hít: Heroin, cần sa, đá,
  • Chích: Heroin
  • Dán, ngậm: Tem giấy, bùa lưỡi
  • Đặt thuốc qua hậu môn, âm đạo: Heroin
  • Nuốt: Heroin

5. 10 loại ma túy phổ biến hiện nay:

  • Heroin: Chất bột màu trắng, có thể hút, chích, đặt thuốc qua hậu môn, âm đạo, nuốt
  • Ma túy đá: Hình dạng tinh thể đá li ti, gây phê và ham muốn quan hệ tình dục, Hình thức sử dụng là hút, hoặc thông qua bình lọc, ngoài ra có thể nuốt, tiêm. Lưu ý đập đá và xả đá
  • Cần sa: Tạo cảm giác phê, bay, hình thức sử dụng hút, hít
  • Thuốc lắc: Tê tay, muốn uốn éo theo nhạc, dẻo hơn. Hình thức sử dụng cắn tại các vũ trường.
  • Lá khát: Mức độ tàn phá gấp nhiều lần ma túy thông thường, hình thức sử dụng là nhai hoặc quấn thành điếu để hút
  • Nấm ảo giác: Gây ảo giác cao độ, hình thức sử dụng băm nhuyễn pha vào nước cam để uống.
  • Tem giấy, bùa lưỡi: Cho tem lên miệng ngậm ở đầu lưỡi
  • Ketamin : Ketamin có ở dạng chất lỏng, bột tinh thể, viên nén, viên nhộng hòa tan trong nước và rượu. Nếu tiêm qua đường tĩnh mạch chỉ sau một phút, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng vô thức.
  • Cỏ Mỹ: Cỏ Mỹ vốn là một hỗn hợp thực vật được sao khô, cắt nhỏ, được tẩm ướp một số hoá chất cho cảm giác giống như cần sa. Loại hỗn hợp này được cuốn vào giấy rồi hút như hút thuốc lá.
  • Bóng cười: Bóng cười không phải là một loại thuốc hay trò chơi nó thực chất chỉ là những quả bóng bay bình thường nhưng được bơm thêm khí nitrous oxide và công việc của người dùng chỉ là “thổi” và “hít” – “hít” và “thổi”.
  • Shisha tác động trực tiếp vào đường hô hấp. Nếu hút trong vòng 1h, lượng khói hút vào cơ thể sẽ cao hơn 150 lần lượng nicotin, cao hơn 70% so với hút thuốc lá. Từ đó, người hút shisha còn có nguy cơ hít độc chất từ hắc ín gồm monoxide carbon, các kim loại nặng và chất gây ung thư gấp 100 lần so với hút thuốc lá…Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Phan Minh, Phó Giám đốc Trung tâm, nếu chỉ hút shisha thì tác hại sẽ không quá lớn. Nhưng thông thường, đã là “dân chơi”, họ thường bỏ vào mỗi bình hút thêm các chất khác như heroin, rượu. Chính những chất này cộng với shisha mới gây ra những tác hại khôn lường.
  • Thuốc lá:
  • Rượu

6. Đặc điểm của người nghiện ma túy

  • Thay đổi bất thường giờ giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ít ngủ, dậy muộn, ngày ngủ nhiều.
  • Hay tụ tập, đi lại với những người không có công ăn việc làm, không lao động, không học hành, hay chơi thân với người nghiện ma túy.
  • Đi lại có quy luật, mỗi ngày cứ đến một giờ nhất định nào đó dù có đang bận việc gì cũng tìm cách kiếm cớ để “đi”.
  • Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người (kể cả người thân trong gia đình).
  • Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn, đôi khi nói nhiều, nói dối, hay có biểu hiện chống đối, cáu gắt.
  • Hay ngáp vặt, người lừ đừ, mệt mỏi, lười lao động, không chăm lo vệ sinh cá nhân, nếu là học sinh thì thường đi muộn, trốn học, lực học giảm sút, ngồi học trong lớp hay ngủ gà ngủ gật.
  • Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền không có lý do chính đáng, thường xuyên xin tiền người thân, hay bán đồ đạc cá nhân và của gia đình, nợ nần nhiều, ăn cắp vặt.
  • Túi quần, áo, cặp sách, phòng ở thường có nhiều thứ như: giấy bạc, thuốc lá, kẹo cao su, bật lửa ga, bơm xi lanh, kim tiêm, ống thuốc, thuốc phiện, gói nhỏ hêrôin.
  • Có dấu kim tiêm trên mạch máu ở mu bàn tay, cổ tay, mặt trên khủy tay, mặt trong mắt cá chân, bẹn, ở cổ.
  • Đối với người đã nghiện nặng, ngoài các dấu hiệu trên còn biểu hiện: sức khỏe giảm sút rõ rệt; thường xuyên ngáp vặt; mắt lờ đờ, da tái, môi thâm, cơ thể hôi hám, ít tắm giặt, ăn mặc luộm  thuộm.

7. Đặc điểm của người sắp nghiện ma túy

  • Không biết quản lý cảm xúc, dễ kích động nên thường không chịu được áp lực nhóm, áp lực từ bạn bè
  • Thiếu sự giám sát tự thân, và thiếu sự giám sát của chính cha mẹ
  • Tiền sử sử dụng chất: Rượu, thuốc, bóng cười, shisha, nấm ảo giác, …. Nâng dần từ nặng đến nhẹ
  • Mối quan hệ kém, gặp vấn đề với chính gia đình, hoặc chuyện tình cảm của mình.

8. Đặc điểm của người bán ma túy

  • Muốn khách hàng của mình lệ thuộc vào mình càng nhiều càng tốt, quay lại mua càng nhiều càng tốt
  • Muốn nhiều khách hàng nhất có thể
  • Muốn khách hàng sống lâu để sử dụng ma túy
  • Muốn bán được nhiều ma túy nên thường tim đến quán bar, vũ trường để kết nối với các dân chơi
  • Muốn giết những thằng giàu mà ngu

9. Năm yếu tố tăng khả năng sử dụng ma túy của trẻ vị thành niên phải hạn chế

  • Tính cách hung hăng, thích bạo lực, hay áp đặt và ra lệnh cho người khác.
  • Thiếu sự giám sát của cha mẹ
  • Tiền sử sử dụng chất kích thích
  • Môi trường có sẵn
  • Trục trặc trong một số mối quan hệ chính như bố mẹ với con cái, tình cảm với người yêu …

10. Năm yếu tố làm giảm khả năng sử dụng chất ma túy

  • Kỹ năng quản lý cảm xúc, sử dụng lý trí phân tích (Người yêu lôi kéo, bạn thân lôi kéo, thất tình, chán đời, buồn vì chuyện gia đình)
  • Giám sát từ cha mẹ, nhà trường, bạn tốt hay ở độ tuổi vì thành niên là cha mẹ phải biết cách sử dụng kỹ năng giao tiếp đúng với con cái của mình đó là tập trung vào hành vi hơn là con người, lắng nghe nhiều hơn là phán xét, động viên nhiều hơn là chỉ trích, phần thưởng nhiều hơn là hối lộ con cái
  • Kiến thức, kỹ năng và thái độ đúng đắn
  • Các quy tắc ở các môi trường khác nhau: Nhà, trường, nhóm bạn bè, nhóm nơi sinh sống
  • Kỹ năng xây dựng mối quan hệ.

11. Nguyên nhân dẫn đến việc bị lôi kéo, sử dụng chất ma túy

  • Lây lan tâm lý
  • Ám thị
  • Áp lực nhóm
  • Bắt chước

Liên hệ với diễn giả: Mr Trần Việt 0902261286

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *