cach-dinh-gia-co-phieu-theo-p---e

Hướng dẫn toàn tập 10 vấn đề trong cách định giá cổ phiếu theo P/E?

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt MB – Chuyên gia tài chính bảo hiểm, thuộc công ty bảo hiểm nhân thọ Quân đội. Trong quá trình đầu tư trên thị trường chứng khoán, cá nhân mình đánh giá một trong những điểm khiến các nhà đầu tư mới băn khoăn, trăn trở nhiều nhất đó chính là về cách định giá cổ phiếu. Và ngày hôm nay, mình xin được chia sẻ với các bạn cách định giá cổ phiếu theo P/E, đây là một cách định giá được nhiều nhà đầu tư lựa chọn trong quá trình phân tích, đánh giá một cổ phiếu

À trước hết, các bạn đừng quên like, share để ủng hộ mình viết nhiều bài và kênh Youtube của mình nha (link tại đây)

Rồi mình sẽ bắt đầu ngay

  1. Cách định giá cổ phiếu theo P/E là gì? Ý nghĩa Chỉ số P/E? 

Bất kỳ một nhà đầu tư nào nếu muốn thành công trên thị trường chứng khoán thì cần có sự phân tích để định giá chính xác giá trị nội tại / giá trị thực của một cổ phiếu so với giá hiện tại trên thị trường. Nếu giá trị hiện tại trên thị trường thấp hơn giá trị định giá với một mức biên an toàn phù hợp với bạn, thì khi đó hãy cân nhắc nắm giữ cổ phiếu này.

Hiện tại trên thị trường có nhiều phương pháp định giá khác nhau. Tuy vậy, định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E là phương pháp dễ dùng, dễ tính nên được nhiều nhà đầu tư sử dụng. Vậy P/E là gì ? và Phương pháp định giá cổ phiếu theo P/E là gì?

Ý nghĩa Chỉ số P/E (Price to Earning Ratio) 

  • Đối với nhà đầu tư dài hạn thì P/E nói lên số năm mà nhà đầu tư hòa vốn khi đầu tư vào doanh nghiệp, nếu lợi nhuận không đổi.
  • Cách hiểu đơn giản hơn thì P/E là phương pháp đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập trên một cổ phiếu (EPS). Tức là giá thị trường đang cao hơn, thấp hơn hay ngang bằng đối với lợi nhuận mà doanh nghiệp đang thực sự tạo ra trên mỗi một cổ phiếu. Mình sẽ phân tích kỹ hơn điều này ở phần công thức tính P/E nhé!
  • Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu.
  • Chỉ số P/E cho thấy bạn sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho cổ phiếu của 1 doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận (thu nhập) của doanh nghiệp đó

2. Công thức tính chỉ số P/E và ví dụ cụ thể ?

  • Công thức tính chỉ số P/E?

P/E = P (Giá thị trường) / EPS

Các tham số trong công thức:

P = Price = Market Price: Giá thị trường tại thời điểm giao dịch.

EPS =  Earning Per Share: Chỉ số EPS nói lên phần lợi nhuận thu được trên một cổ phiếu. Đây có thể coi như là phần lợi nhuận thu được trên mỗi khoản đầu tư ban đầu. Nên nó được coi là chỉ số xác định khả năng sinh lợi của một công ty hay một dự án đầu tư nào đó. Đây là một chỉ số quan trọng hàng đầu mà các bạn cần phải nắm, bởi hầu chỉ số này đều xuất hiện trong các hệ số đánh giá doanh nghiệp quan trọng như ROE (Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) và hệ số P/E mà chúng ta đang phân tích trong bài viết này.

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành)

  • Ví dụ về công thức tính P/E:

Giả sử,giá cổ phiếu MBB là 28.000đ/ Cổ phiếu; Chỉ số giá EPS cho thấy lợi nhuận sau thuế trên một cổ phiếu là 3.729đ/ cổ phần. Khi đó P/E = 28.000/ 3.729 = 7.5.

PE-la-gi
Minh hoạ P/E và EPS của một doanh nghiệp trong phương pháp định giá cổ phiếu theo P/E

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cách định giá cổ phiếu theo P/E 

Dựa theo công thức tính P/E thì chúng ta có thể thấy rõ một số chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến chỉ số này như sau:

  • EPS (lợi nhuận sau thuế trên một cổ phiếu) phản ánh kết quả, hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Từ khoá bạn cần nhớ đó là tính hiệu quả, bởi chỉ có hoạt động tốt thì chỉ số EPS mới gia tăng và ngược lại. Chỉ số P/E và chỉ số EPS có mối liên hệ chặt chẽ  khi định giá một cổ phiếu vì EPS là thành phần cấu tạo nên P/E, đóng vai trò mẫu số trong công thức tính P/E.
  • Hệ số đòn bẩy tài chính: Đòn bẩy tài chính là cách sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần thường (EPS). Hệ số đòn bẩy tài chính có quan hệ chặt chẽ tạo nên kết quả của EPS (Lợi nhuận sau thuế trên một cổ phiếu). Nếu hệ số đòn bẩy lớn, doanh nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận nhưng ngược lại cũng có nguy cơ giảm lợi nhuận nếu sử dụng đòn bẩy không hiệu quả. Từ đó tác động đến chỉ số EPS và ảnh hưởng đến P/E.
  • Hệ số P/E của các cổ phiếu cùng ngành: Ở cùng một ngành nghề, cổ phiếu của các công ty thường có xu hướng dao động cùng chiều do có cùng đặc điểm kinh doanh, tương đồng về mô hình kinh doanh. Khi đó, bạn cũng có thể so sánh P/E của công ty với P/E trung bình ngành để biết cổ phiếu của công ty trong ngành cao hay thấp một cách nhanh nhất.
PE-nganh
Chỉ số PE ngành ngân hàng (phân tích chiều ngang)
  • Hệ số P/E của toàn thị trường (VN-Index): Là chỉ số P/E trung bình có trọng số của tất cả các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, Những công ty có vốn hóa lớn hơn thì sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn, ví dụ Vinamilk (VNM) có vốn hóa 10 tỷ USD, thì sẽ ảnh hưởng lớn gấp khoảng 50 lần cổ phiếu FLC vốn hóa 200 triệu USD. P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam được tính là  P/E của sàn HOSE làm đại diện, vì HOSE chiếm tới 70% – 80% vốn hóa và khối lượng giao dịch của cả Việt Nam. P/E toàn thị trường có ảnh hưởng rất lớn tới P/E riêng lẻ của từng loại cổ phiếu. Cụ thể, ở thị trường chứng khoán Việt Nam, khi thị trường điều chỉnh tăng hay giảm thì đa số các công ty đơn lẻ cùng tăng hoặc cùng giảm. Điều này dẫn đến P/E của các công ty này tăng, giảm theo.
  • Lãi suất của thị trường: Đây là yếu tố làm tăng hoặc giảm lợi nhuận của một công ty, lý do chính xuất phát từ việc để gia tăng doanh thu các công ty phải thực hiện đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, khi có sự điều chỉnh lãi suất của thị trường thì sẽ làm các doanh nghiệp gia tăng chi phí lãi vay, từ đó làm giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, và làm giảm chỉ số EPS là mẫu số của công thức tính P/E.

4. Hai loại P/E bạn cần biết 

• Trailing P/E: Lấy từ thu nhập của 4 quí trước đó.
• Forward P/E: Dự báo thu nhập 4 quí tiếp theo (còn gọi là P/E dự phòng ) được tính dựa trên tổng lợi nhuận sau thuế ước lượng tại 1 thời điểm trong tương lai.

5. Ý nghĩa của chỉ số P/E thấp hoặc cao là gì? 

Từ quan điểm cá nhân của Trần Việt MB, thì cùng một chỉ số P/E được đánh giá là thấp hay là cao có thể mang nhiều nghĩa hiểu khác nhau. Nên khi phân tích chỉ số này, cần phải có quá trình kết nối cùng các chỉ số, hoặc các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để đánh giá chính xác. Cụ thể, khi xuất phát từ công thức P/E, chúng ta sẽ thấy chỉ số này sẽ phản ánh trực tiếp giá thị trường và lợi nhuận trên một cổ phiếu. Vậy hai biến số này sẽ phản ánh điều gì ?

Khi P/E thấp

    • Cổ phiếu đang bị định giá thấp so với giá trị thực của chính nó, so với trung bình các công ty khác của ngành. Tức là giá trên thị trường của cổ phiếu so với lợi nhuận đem lại thì đang thấp. Tức là phần tử số, giá thị trường đang thấp, khi đó nếu kết quả kinh doanh tốt điều đó cho thấy là giá trị thực của cổ phiếu có thể hơn thế. Hoặc cũng có thể, do cổ phiếu giữ lợi nhuận ổn định tuy vậy đã đạt vào giai đoạn bão hoà, khó có thể tăng trưởng khi đó kỳ vọng của thị trường thấp dần, khi đó giá cổ phiếu thị trường sẽ sụt giảm, lúc đó P/E sẽ thấp.
    • Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh…): Mặt khác, P/E thấp còn phản ánh vào phần mẫu số là EPS khi lợi nhuận sau thuế của công ty đem về không như kỳ vọng. Ở đây muốn nói bạn nên tách riêng, độc lập EPS để đánh giá thực sự kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lúc này có thể lợi nhuận này cũng sẽ phản ánh vào giá cổ phiếu, khiến P/E thấp.
    • Công ty xuất hiện lợi nhuận đột biến, do bán tài sản chẳng hạn. Tuy vậy, chỉ số P/E không cố định và sẽ thay đổi sau mỗi quý (Do cách tính P/E 4 quý liên tiếp hoặc P/E dự phòng tương lai với những kỳ vọng lợi nhuận). Nên khi đánh giá chỉ số này, cần phải hiểu thêm về những kỳ vọng về đột biến lợi nhuận, hoặc hiểu hơn về cách đọc và nghiên cứu báo cáo tài chính doanh nghiệp để đề phòng những trường hợp gian lận BCTC. Đối với trường hợp P/E thấp của từng quý đánh giá lại, bạn cần xem xét lợi nhuận có đột biến hay không và nguồn đột biến đó từ đâu?
    • Công ty ở vùng đỉnh chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ: Cổ phiếu chu kỳ vận hành theo chu kỳ của một nền kinh tế từ mở rộng, đỉnh cao, suy thoái và phục hồi. Hầu hết các cổ phiếu chu kỳ đại diện cho các công ty bán các mặt hàng sản xuất hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng thường sử dụng khi nền kinh tế đang hoạt động tốt, ví dụ như nhà hàng, chuỗi khách sạn, nhà sản xuất ô tô… Đây cũng là những hàng hóa và dịch vụ mà mọi người có xu hướng từ bỏ khi khó khăn. Cổ phiếu chu kỳ đạt đỉnh thì lợi nhuận là tốt nhất, khi đó P/E sẽ giảm về mức kỳ vọng và phù hợp. Tuy vậy, bạn cần lưu ý thời điểm chốt lời đối với cổ phiếu chu kỳ.

Khi P/E cao

      • Cổ phiếu đang định giá cao. Ngược lại ở trên, thì P/E sẽ cao khi định giá cổ phiếu có thể cao hơn nhiều so với lợi nhuận thực tế mang lại, từ là kỳ vọng của nhà đầu tư vào cổ phiếu này là lớn. Hoặc thị trường còn rộng mở đối với ngành nghề kinh doanh này, khi đó số lượng giao dịch và kỳ vọng lớn mang lại dòng tiền cho mã cổ phiếu này sẽ đẩy P (tử số) lên cao, và nguy cơ ở đây là giá quá cao so với thực tế, nên nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ càng khi P/E cao.
      • Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt: Câu chuyện tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận luôn có hai mặt, kỳ vọng đúng tức là những kỳ vọng tăng trưởng thành sự thật, kỳ vọng sai có nghĩa là những ảo tưởng không có thật. Nên khi P/E cao phản ánh hai mặt của vấn đề, kỳ vọng và có thể đi ngược lại. Tuy vậy, khi định giá P/E (chỉ số P/E) quá cao thì vẫn là lời khuyên nên cân nhắc.
      • Lợi nhuận ít nhưng mang tính tạm thời: Lợi nhuận có thể biến động theo từng giai đoạn, có những lúc doanh nghiệp tập trung vào việc xây dựng nhà xưởng, nên chi phí dở dang có thể cao, dẫn đến lợi nhuận sụt giảm trong giai đoạn này, tuy vậy sau đó sẽ bật tăng khi nhà xưởng được đưa vào hoạt động. Nên khi đánh giá lợi nhuận cần gắn với các hoạt động hiện tại của doanh nghiệp cùng với các kỳ vọng trong tương lai.
      • Công ty ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ: Có thể hiểu là vùng đáy của nền kinh tế suy thoái, hoặc vùng đáy của chu kỳ về sản phẩm.

6. Cách định giá cổ phiếu theo P/E 

Cách định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E là cách phổ biến nhất và có thể áp dụng cho cổ phiếu ở hầu hết các ngành nghề. Tỷ số giá trị thị trường trên thu nhập P/E (Price-to-Earnings) là quan hệ tỷ lệ giữa giá thị trường một cổ phiếu với thu nhập (lợi nhuận sau thuế) của một cổ phiếu.

Hai cơ sở của cách định giá cổ phiếu theo P/E

  • Đánh giá tương quan P (giá thị trường) và EPS (Lợi nhuận trên một cổ phần) của chính doanh nghiệp đó để tìm ra điểm hợp lý và điểm bất hợp lý.
  • So sánh tỷ số P/E của doanh nghiệp “tương tự” hoặc “có thể so sánh” để tìm ra giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định giá.

Khi các điều kiện kinh doanh, tài chính, vĩ mô như nhau, thì chỉ số P/E càng thấp càng tốt.

Một số lưu ý khi đánh giá chỉ số P/E: 

  • Công ty phát triển nhanh hay không? Khi theo dõi tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty qua các kỳ, bạn sẽ có thể hình dung sơ bộ về tốc độ phát triển của công ty, nếu chỉ tăng trưởng 5-7% mà P/E vẫn cao, chứng tỏ giá cổ phiếu quá cao so với cơ sở lợi nhuận thực tế.
  • Chỉ số P/E của ngành? (so sánh P/E của một công ty điện lực với P/E của công ty kỹ thuật cao là điều vô nghĩa). Khi thực hiện so sánh chỉ số P/E thì cần phải đánh giá trên một hệ quy chiếu tương đồng trong cùng ngành, khi đó các yếu tố như ngành, đặc điểm, mô hình kinh doanh sẽ có cơ sở so sánh tương đối.
  • Mức độ lạm phát, lãi suất trái phiếu như thế nào? Chỉ số P/E sẽ ngược chiều với 2 yếu tố này.
  • Yếu tố rủi ro của doanh nghiệp: Cần đánh giá thêm nhiều yếu tố để xác định chính xác chỉ số P/E có phản ảnh đúng như những dự đoán của chúng ta về doanh nghiệp hay không? Như rủi ro về tài chính như Nợ, hay rủi ro về kinh doanh, Khả năng xâm nhập ngành, rủi ro về quản trị như sự trung thực…
  • Đây có phải là công ty theo chu kỳ không? Với hầu hết các cổ phiếu, tỷ lệ P/E thấp được coi là một điều tốt lành, nhưng với cổ phiếu chu kỳ thì điều này lại ngược lại. Chỉ số P/E của các công ty chu kỳ thấp là dấu hiệu cho thấy công ty đang ở khúc cuối của giai đoạn thịnh vượng. Nhà đầu tư không thận trọng sẽ giữ những cổ phiếu chu kỳ này vì tình hình kinh doanh vẫn tiến triển tốt và các công ty vẫn có mức thu nhập cao, nhưng điều đó sẽ sớm thay đổi. Nhà đầu tư thông minh lúc này sẽ bán cổ phiếu ra để tránh tình trạng bán cổ phiếu ồ ạt.
    • Khi đám đông đổ xô đi bán cổ phiếu, thì giá cổ phiếu chỉ có thể đi xuống. Khi giá giảm, tỷ lệ P/E cũng thấp giảm, đối với những nhà đầu tư không chuyên thì cổ phiếu chu kỳ lúc này trông hấp dẫn hơn trước. Điều này có thể là sự hiểu lầm tai hại. Không bao lâu, nền kinh tế sẽ biến động, thu nhập từ cổ phiếu chu kỳ này sẽ giảm với tốc độ chóng mặt. Vì có nhiều nhà đầu tư muốn thoát ra làm cho giá cổ phiếu bị tụt dốc. Thực tế cho thấy, mua cổ phiếu chu kỳ sau khi công ty đạt kỷ lục về lợi nhuận trong vài năm với tỷ lệ P/E ở mức thấp là phương pháp đầu tư sẽ khiến bạn lỗ một nửa số vốn chỉ sau thời gian ngắn.
    • Ngược lại, trong khi tỷ lệ P/E cao được coi là một tín hiệu không hay đối với hầu hết các cổ phiếu, thì nó có thể lại là tin tốt lành của một cổ phiếu chu kỳ. Thường thì điều này có nghĩa là một công ty chu kỳ đang vượt qua thời kỳ tồi tệ nhất, và hoạt động kinh doanh của nó sẽ nhanh chóng được cải thiện, lợi nhuận thu được sẽ vượt cả kỳ vọng của các nhà phân tích và các nhà quản lý quỹ bắt đầu sốt sắng mua cổ phiếu. Do đó, giá cổ phiếu sẽ tăng lên.

7. Ưu điểm của cách định giá cổ phiếu theo P/E

  • Dễ dàng nhận định và tính toán được chỉ số P/E
  • Phù hợp với những nhà đầu tư mới chưa có nhiều kinh nghiệm
  • Thước đo rất hiệu quả dựa trên yếu tố kì vọng, tâm lý của thị trường đối với cổ phiếu là chỉ số P; và hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua chỉ số EPS

8. Nhược điểm của cách định giá cổ phiếu theo P/E

  • P/E âm: Khi doanh nghiệp hoạt động thiếu hiệu quả và xảy ra lỗ (dẫn tới EPS âm) thì chỉ số P/E của doanh nghiệp đó sẽ không sử dụng được.
  • Chất lượng của EPS: Do EPS được tính dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp nên sẽ cực kỳ thiếu xót nếu bạn chưa đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp có bền vững không? Rất nhiều trường hợp doanh nghiệp sử dụng các nghiệp vụ kế toán để điều chỉnh hợp nhuận tăng (giảm) đột biến, phục vụ lợi ích của họ.

9. Khái niệm nghịch đảo chỉ số P/E trong cách định giá 

E/P (EPS/Giá thị trường): Năng suất thu nhập hay còn được gọi là Earning Yield cho bạn biết mức lợi tức mà doanh nghiệp kiếm được trong năm hiện tại.

Ví dụ: E/P của một cổ phiếu = 1/8,5 = 11,76%.

Điều này có nghĩa rằng, nếu bạn mua cổ phiếu này với giá 21,650 đồng/cổ phiếu, mỗi năm doanh nghiệp sẽ mang lại mức lợi tức khoảng 11,76%. Chỉ số này giúp cho bạn thực hiện việc so sánh với những chỉ số khác trong thực tế của doanh nghiệp như Lợi nhuận sau thuế, % tăng trưởng theo năm để đánh giá xem hiện tại doanh nghiệp có đang hoạt động thấp hơn hoặc lớn hơn kỳ vọng hay không?

10. Các bước thực hiện cách định giá cổ phiếu theo P/E 

  • Bước 1: Đánh giá chỉ số P/E nội tác xác định các yếu tố thị trường và nội tại của doanh nghiệp có điểm nào bất thường dẫn đến P/E không phản ánh đúng thực tế hay không? Nên thực hiện việc đánh giá trong 1 giai đoạn từ 3- 5 năm.
  • Bước 2: So sánh chỉ số P/E của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh (trong nước và khu vực). Cần quan tâm đến chỉ số này của các doanh nghiệp trung cùng ngành. Tuy rằng mỗi doanh nghiệp sẽ có một Moat (con hào kinh tế riêng) nhưng điểm chung là có những chỉ số nhất định liên quan đặc thù ngành.
  • Bước 3: Nếu chỉ số P/E trung bình ngành (lấy từ đối thủ cạnh tranh) cao hơn P/E hiện tại của cổ phiếu. Họ sẽ sử dụng chỉ số P/E trung bình ngành (có điều chỉnh) làm hệ số nhân để kết hợp với mức EPS đã dự phóng.
  • Bước 4: Kết quả của phép nhân giữa P/E (ngành) và EPS (dự phóng) là giá trị (tuyệt đối) của cổ phiếu đó.

Nguồn check P/E trung bình ngành

Một lưu ý trong quá trình định giá theo P/E đó chính là những tâm lý và hành động khó đoán trên thị trường. Thực tế có những giai đoạn thị trường tăng không lý do, và giảm cũng không cần nguyên nhân, đặc biệt là những cơn sốt ảo hoàn toàn có thể đẩy giá thị trường lên một mức mới mà không có căn cứ, dẫn đến chỉ số P/E không phản ánh chính xác.

Cách tính EPS dự phóng và những hệ luỵ của nó

EPS dự phóng (EPS Forward) là việc các nhà phân tích dựa vào % tăng trưởng EPS trong quá khứ để dự báo EPS trong tương lai để tính ra được giá trị của cổ phiếu trong tương lai.

EPS Growth Rate % = (EPS1 – EPS0)/EPS0

Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu được sử dụng trong đánh giá thị giá của doanh nghiệp, tỷ lệ này cao thì doanh nghiệp cũng được đánh giá cao và ngược lại. Tùy vào xu hướng của tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu mà mức tăng trưởng được đánh giá là bền vững, không ổn định, phi mã hay tuột dốc. Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu ổn định ở mức cao luôn được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.

Tuy nhiên, theo những nhà đầu tư huyền thoại, thì trên thực tế cách dự phóng EPS tương lai chỉ mang tính tương đối, thậm chí còn có nhiều người nói về nó với sự khó chịu rõ ràng. Bởi việc dự phóng trong tương lai là không thể bởi một doanh nghiệp hoạt động thành công dựa vào rất nhiều yếu tố định tính và định lượng. Chúng ta có thể dễ dàng xác định yếu tố định lượng, nhưng những yếu tố định tính thì thực sự không dễ dàng chút nào.

Vậy nên, lời khuyên của Trần Việt MB đến cuối cùng là việc chúng ta nắm vững những giá trị của doanh nghiệp và đánh giá nó tỉ mỉ, cẩn thận dưới nhiều góc độ ở thì hiện tại thì sẽ yên tâm nắm giữ lâu dài hơn là việc tưởng tượng, hoặc dự phóng, giả định mức lợi nhuận.

————————————

Về tớ – Trần Việt MB

———————————–

Lĩnh vực hoạt đông tại MB Bank

1. Tư vấn bảo hiểm nhân thọ Quân đội MB Ageas (BHNT Quân đội)(Tớ luôn cam kết nếu không tư vấn đầy đủ hoàn tiền 100%)

2. Tư vấn đầu tư chứng khoán tại Chứng khoán MB – MBS.

3. Tư vấn đầu tư quỹ mở MB Capital.

Bạn có thể chỉ dành 5 phút mở tài khoản MB Bank để nhận được chính sách:

  • Miễn 6 loại phí ngân hàng: Phí quản lý tài khoản; phí chuyển tiền trọn đời; Phí thông báo số dư biến động; Phí duy trì, Phí rút tiền, Phí phát hành
  • Miễn phí Số đẹp + Tài khoản số điện thoại

Mình gửi link đăng ký hỗ trợ mở tài khoản: Tại đây

4. Khoá học:” Money Game Winner – Chiến thắng trò chơi tiền bạc” , mình có xây dựng và triển khai khoá học ưu đãi 599.000 đồng trong 3 buổi học liên tục (Giá gốc 1.800.000 đồng). Bạn có thể xem tại đây

———————————–

Hỗ trợ miễn phí

  • Điều chỉnh tư vấn hợp đồng bảo hiểm lỗi.
  • Hỗ trợ quy trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm của 18 công ty trên thị trường

———————————–

Một số kênh liên hệ:

  1. Nhóm Zalo dành cho khách hàng đang tìm hiểu: Tại đây
  2. Nhóm Facebook hỗ trợ tư vấn viên” Tại đây  / Nhóm Zalo hỗ trợ tư vấn viên: Tại đây
  3. Nhóm Chia sẻ giá trị về Kỹ năng làm cha mẹ: Tại đây

Kênh mạng xã hội

1. Fanpage: Trần Việt MB 

2. Zalo: 090.226.1286

3. Email: info@tranvietmb.com / tranviet.mbageas@gmail.com.

4.Website: Trần Việt MB

5. Youtube: Trần Việt MB

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *