he-so-beta-cua-co-phieu

Phân tích 7 lưu ý quan trọng trong cách tính hệ số Beta của cổ phiếu?

Phân tích 7 lưu ý quan trọng trong cách tính hệ số Beta của cổ phiếu?

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt MB – Chuyên gia Tài chính, Bảo hiểm, thuộc công ty bảo hiểm nhân thọ Quân đội. Trong quá trình đầu tư chứng khoán, hay đầu tư cổ phiếu thì đánh giá rủi ro của danh mục đầu tư hay một cổ phiếu cụ thể là một việc làm rất cần thiết và không hề thừa thãi một chút nào. Nên chính vì vậy, để giúp cho quý anh chị đầu tư, ngày hôm nay mình xin chia sẻ các phân tích và hướng dẫn cách tính hệ số beta của cổ phiếu – Đây là một hệ số đánh giá mức độ rủi ro của danh mục hoặc cổ phiếu của anh chị.

Trần Việt MB xin phép được bắt đầu nhé (Anh chị có thể xem thêm nhiều clip về đầu tư, tài chính, bảo hiểm tại kênh youtube Trần Việt MB tại đây)

  1. Hệ số Beta là gì? Vai trò của hệ số Beta với đầu tư chứng khoán

Hệ số Beta là thước đo mức độ biến động hay đo lường rủi ro hệ thống của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư. Hệ số Beta được sử dụng để so sánh mức độ biến động giá của cổ phiếu một công ty so với mức độ biến động chung trên thị trường.

Hệ số beta là một tham số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). Hệ số này phản ánh khuynh hướng và mức độ phản ứng của chứng khoán đối với những biến động của thị trường.

Vậy, để hiểu rõ hơn về định nghĩa của hệ số Beta, bạn cần nắm vững kiến thức căn bản về rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống

  • Rủi ro hệ thống: là rủi ro ảnh hưởng đến (gần như) tất cả các cổ phiếu trên thị trường như những ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô như GDP, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hoặc những chính sách của Chính phủ …. Nôm nay, rủi ro hệ thống nằm ngoài phạm vi quản lý của doanh nghiệp và ảnh hưởng lên toàn bộ danh mục, hoặc toàn bộ cổ phiếu trên thị trường. Có ba loại rủi ro hệ thống là rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát và rủi ro thị trường.
  • Rủi ro phi hệ thống loại rủi ro chỉ tác động đến một cổ phiếu hay một nhóm ngành cổ phiếu. Ví dụ giá dầu giảm ảnh hưởng đến nhóm dầu khí, nhưng lại có lợi cho công ty vận tải và ngược lại. hay sự tăng giảm lợi nhuận, của doanh nghiệp A chỉ tác động đến cổ phiếu doanh nghiệp A.

rui-ro-he-thong

Bởi lý do đó, nếu danh mục dù nắm 1 cổ phiếu hay 100 cổ phiếu có hệ số beta bằng nhau thì sẽ có mức độ rủi ro hệ thống như nhau, nhưng danh mục 100 cổ phiếu thì có mức độ rủi ro phi hệ thống ít hơn. Một nguyên tắc trong đầu tư mà bạn cần phải nắm rõ đó là:

Đa dạng hoá làm giảm rủi ro phi hệ thống (ngược chiều của ngành nghề) và không làm giảm rủi ro hệ thống

2. Hệ số Beta và chỉ báo các mức độ rủi ro 

Hệ số Beta thường được so sánh với 1 để xác định rủi ro  hệ thống của cổ phiếu. Nếu:

  • Beta =1: cho thấy biến động giá chứng khoán ngang bằng với mức biến động của thị trường.
  • Beta >1: cho thấy biến động giá chứng khoán cao hơn mức biến động của thị trường (các ngành công nghệ cao, nghành Bất Động Sản)
  • Beta <1: cho thấy biến động giá thấp hơn biến động của bị trường (các ngành dịch vụ công ích, các ngành mang tính thiết yếu của xã hội như Sữa Vinamilk…)
  • Beta = 0 thì không phụ thuộc biến động của thị trường
  • Beta < 0 thì biến động ngược chiều với thị trường

Nếu 1 cổ phiếu có Beta lớn hơn 1, nghĩa là có khả năng sinh lợi cao hơn, những cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao hơn. (High Risk, High Return).

3. Công thức tính hệ số Beta của Cổ phiếu 

À, thực ra thì mình nghĩ bạn không cần phải tính toán hệ số này nếu như bạn không định theo ngành phân tích, thống kê. Bởi các hệ số này hầu như đã được tính toán trên mọi trang dữ liệu phân tích rồi. Cụ thể ví dụ như cổ phiếu FPT thì khi bạn nghiên cứu các thông số thì thường hệ số này đã nằm trong phân tích của công ty chứng khoán hoặc các phần mềm phân tích chứng khoán rồi.

he-so-beta-cua-co-phieu
Hệ số Beta của cổ phiếu FPT

Tuy vậy, để đảm bảo chất lượng bài viết và cung cấp nhiều thông tin hơn, mình vẫn sẽ thực hiện việc phân tích công thức của hệ số Beta cho các bạn nhé.

Cong-thuc-tinh-beta

Trong đó:

Cov (Stock, Market): Hiệp phương sai tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu và tỷ suất sinh lợi của thị trường.

Var (Market):  Phương sai tỷ suất sinh lợi thị trường.

Phương sai:  là giá trị trung bình tính theo phương pháp bình quân gia quyền của các bình phương chênh lệch giữa giá trị thực tế so với giá trị kỳ vọng.

4. Hệ số Beta của toàn bộ danh mục là gì? 

Hệ số beta toàn bộ danh mục  = Trung bình cộng beta theo tỷ lệ nắm giữ của các  cổ phiếu thành phần.

Khi tính toán hệ số Beta cho toàn bộ danh mục đầu tư của mình, điều đó có nghĩa là mỗi một cổ phiếu trong danh mục sẽ có hai biến khác nhau là hệ số beta khác nhau, và tỷ lệ nắm giữ danh mục là khác nhau. Nên khi tính beta toàn danh mục bạn cần phải thực hiện theo hai biến đó. Ví dụ: Danh mục A có  2 cổ phiếu: cổ phiếu B (beta =1, tỷ trọng 40% tài sản), cổ phiếu C (beta = 1.2 tỷ trọng 60% tài sản), thì Beta danh mục X là: (1 X 40%) + (1.2 X 60%) = 1.12

Beta tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng, ta lấy bằng 0. Bạn nào xài đòn bẩy thì cứ lấy hệ số beta nhân lên theo tỷ lệ tương ứng đòn bẩy (Đây là cách dễ tính thôi, Khi beta tăng gấp đôi, thì đòn bẩy phải giảm gấp 4 mới tối ưu hóa lợi nhuận/rủi ro)

Nhân chủ đề này, mình sẽ phân tích để các bạn hiểu hơn về tỷ lệ đòn bẩy nhé. Tỷ lệ đòn bẩy được hiểu là với một đồng sẵn có, bạn sẽ được vay tương ứng với mức bao nhiêu, ví dụ tỷ lệ đòn bẩy kà 1:2. 1:5, 1:100, 1:500, 1:1000,…có nghĩa là khi nắm giữ 100$ trong tài khoản ký quỹ, bạn có thể thực hiện các giao dịch với nhiều giá trị khác nhau như: 200$, 500$, 1000$,… Và như vậy, khi chúng ta thực hiện đòn bẩy thì rủi ro cao cũng sẽ đi kèm với lợi nhuận cao.

5. Mô hình định giá tài sản vốn CAPM và Hệ số Beta

Là mô hình đánh giá lợi nhuận kỳ vọng khi đầu tư vào một cổ phiếu hay danh mục tương quan với rủi ro hệ thống (beta) và suất sinh lời của thị trường.

R = Ro + β X (R tt – Ro)

Trong đó:

  • R: Mức lợi nhuận kỳ vọng hợp lý
  • Ro: Suất lợi nhuận phi rủi ro (thường lãi suất trái phiếu chính phủ) ở Việt Nam bạn có thể dùng lãi ngân hàng có mức an toàn cao như Vietcombank.
  • β:   Hệ số Beta của cổ phiếu và danh mục
  • Rtt: Suất lợi nhuận kỳ vọng của toàn thị trường, thường về dài hạn tầm 10%.
mo-hinh-dinh-gia-tai-san-von
Mô hình định giá tài sản vốn thể hiện rõ nguyên tắc đầu tư High Risk, High Return

Nhìn trên biểu đồ bạn có thể thấy rất rõ, muốn đạt được lợi nhuận cao hơn, thì đồng thời chúng ta phải chấp nhận hệ số Beta (Hệ số thể hiện rủi ro hệ thống) cao hơn. Chính vì vậy, khi đầu tư chứng khoán, bạn sẽ chấp nhận rủi ro cao hơn để kỳ vọng mức lợi nhuận cao hơn. Nếu muốn đầu tư không rủi ro thì hãy gửi ngân hàng  như Vietcombank, BIDV, Vietinbank hoặc mua trái phiếu chính phủ.

Ví dụ: Với cổ phiếu MBB có hệ số Beta = 1.3; Ro (lãi suất ngân hàng 2021) = 5%; R thị trường (tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của toàn thị trường) = 10%

Khi đó, mức lợi nhuận kỳ vọng hợp lý R = 5% + (1.3 X (10%-5%)) = 5% + 6.5% = 11.5% (Tuy nhiên, qua 1 năm của thị trường chứng khoán, bằng công thức này chúng ta có thể đánh giá lại danh mục đầu tư đối với cổ phiếu MBB có đạt được tỷ suất sinh lời kỳ vọng hay không?)

6. Ưu và nhược điểm của hệ số beta của cổ phiếu

Đối với thị trường Việt Nam, hệ số Beta ngành vẫn chưa thực sự phản ánh đầy đủ ý nghĩa của nó như trên thị trường chứng khoán thế giới bởi có nhiều hạn chế sau:

  • Số lượng công ty đủ tiêu chuẩn để tính Beta là không lớn
  • Độ lớn dữ liệu lịch sử chỉ có 2 năm, chưa đảm bảo về tính ổn định về dữ liệu khi tính beta
  • Thiếu tính cập nhật và chất lượng thông tin mà các công ty công bố kém là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc phân ngành
  • Trong điều kiện hiện tại, hệ số thị trường (Vn-Index) vẫn chưa thể đại diện cho toàn bộ nền kinh tế Việt Nam

Ngoài ra, hệ số Beta chỉ có thể phản ánh những rủi ro hệ thống (rủi ro thị trường) chứ không phản ánh toàn bộ được rủi ro bao gồm cả rủi ro phi hệ thống gồm:

  • Rủi ro kinh doanh: Rủi ro vốn có đối với chứng khoán, là công ty có thể hoặc có thể hoạt động không tốt. Rủi ro khi một công ty thực hiện dưới mức trung bình được gọi là rủi ro kinh doanh. Có một số yếu tố gây ra rủi ro kinh doanh như thay đổi chính sách của chính phủ, cạnh tranh gia tăng, thay đổi sở thích và sở thích của người tiêu dùng, phát triển sản phẩm thay thế, thay đổi công nghệ, v.v.
  • Rủi ro tài chính : Còn được gọi là rủi ro đòn bẩy. Khi có sự thay đổi trong cấu trúc vốn của công ty, nó sẽ gây ra rủi ro tài chính. Tỷ lệ nợ – vốn chủ sở hữu là biểu hiện của rủi ro đó.

7. Hệ số Alpha và mối quan hệ giữa hệ số Beta và Alpha 

Hệ số Alpha cũng thường được coi là lợi nhuận thặng dư hay tỉ suất sinh lời bất thường trong bối cảnh thị trường hiệu quả, vì lúc này không có một công thức nào có thể đạt được lợi suất cao hơn thị trường chung.

Hệ số Alpha thường được sử dụng kèm với hệ số beta – là hệ số đo lường độ dao dộng hoặc rủi ro của thị trường chung, còn được biết đến với tên gọi rủi ro hệ thống của thị trường.

Hệ số Alpha, thường được coi là lợi nhuận chủ động của một khoản đầu tư, giúp đo lường hiệu suất của khoản đầu tư so với chỉ số thị trường hay một chỉ số tiêu chuẩn nào đó đại diện cho diễn biến của thị trường chung.

Công thức:

Alpha = % Lợi nhuận thực tế – % lợi nhuận kỳ vọng ứng rủi ro beta

Khi alpha > 0: Bạn đầu tư hiệu quả, càng cao thì càng hiệu quả.

Khi alpha < 0: Bạn đầu tư không hiệu quả, càng thấp càng không hiệu quả.

Ví dụ:

  • NĐT A với danh mục X có Beta = 0.5, theo mô hình định giá CAPM giả định kỳ vọng lợi nhuận hợp lý là 8%
  • NĐT B với danh mục Y có Beta = 2, theo mô hình định giá CAPM giả định kỳ vọng lợi nhuận hợp lý là 14%
  • NĐT A kiếm lãi 17%.
  • NĐT B kiếm lãi 20%

Vậy câu hỏi ở đây là ai đầu tư tốt hơn? 

Nếu chỉ  xét theo kết quả thuần túy thì NĐT B đầu tư tốt hơn với mức lãi 20% so với NĐT A chỉ lãi 14%. Nhưng nếu xét theo kết quả đã hiệu chỉnh rủi ro, hệ số Alpha thì:

  • Alpha A = 17% – 8% = 9%.
  • Alpha B = 20% – 14% = 6%.

Như vậy, với mức độ rủi ro tương ứng thì thực tế nhà đầu tư A lại hoạt động hiệu quả hơn nhà đầu tư B

Như vậy, Trần Việt Mb cũng đã cùng các bạn phân tích kỹ lưỡng đối với hệ số Beta của cổ phiếu cũng như giúp các bạn hiểu hơn về cách đánh giá Rủi ro của toàn bộ danh mục đầu tư.

————————————

Về tớ – Trần Việt MB

———————————–

Lĩnh vực hoạt đông tại MB Bank

1. Tư vấn bảo hiểm nhân thọ Quân đội MB Ageas (BHNT Quân đội)(Tớ luôn cam kết nếu không tư vấn đầy đủ hoàn tiền 100%)

2. Tư vấn đầu tư chứng khoán tại Chứng khoán MB – MBS.

3. Tư vấn đầu tư quỹ mở MB Capital.

Bạn có thể chỉ dành 5 phút mở tài khoản MB Bank để nhận được chính sách:

  • Miễn 6 loại phí ngân hàng: Phí quản lý tài khoản; phí chuyển tiền trọn đời; Phí thông báo số dư biến động; Phí duy trì, Phí rút tiền, Phí phát hành
  • Miễn phí Số đẹp + Tài khoản số điện thoại

Mình gửi link đăng ký hỗ trợ mở tài khoản: Tại đây

4. Khoá học:” Money Game Winner – Chiến thắng trò chơi tiền bạc” , mình có xây dựng và triển khai khoá học ưu đãi 599.000 đồng trong 3 buổi học liên tục (Giá gốc 1.800.000 đồng). Bạn có thể xem tại đây

———————————–

Hỗ trợ miễn phí

  • Điều chỉnh tư vấn hợp đồng bảo hiểm lỗi.
  • Hỗ trợ quy trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm của 18 công ty trên thị trường

———————————–

Một số kênh liên hệ:

  1. Nhóm Zalo dành cho khách hàng đang tìm hiểu: Tại đây
  2. Nhóm Facebook hỗ trợ tư vấn viên” Tại đây  / Nhóm Zalo hỗ trợ tư vấn viên: Tại đây
  3. Nhóm Chia sẻ giá trị về Kỹ năng làm cha mẹ: Tại đây

Kênh mạng xã hội

1. Fanpage: Trần Việt MB 

2. Zalo: 090.226.1286

3. Email: info@tranvietmb.com / tranviet.mbageas@gmail.com.

4.Website: Trần Việt MB

5. Youtube: Trần Việt MB

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *