Bảo-vệ-con-trên-không-gian-mạng

Bảo vệ con an toàn trên không gian mạng

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt – Ông bố của hai bạn nhỏ rất dễ thương. Thời gian nghỉ dịch Covid – 19 dài nhất trong lịch sử vừa qua đã đem đến cho chúng ta những giây phút được ở bên người thân nhiều hơn, nhưng đồng thời cũng đem đến không ít những thách thức cho các bậc làm cha, làm mẹ. Cụ thể một số trường hợp như:

Thanh-toán-bảo-hiểm-nhân-thọ-khó-khăn
  • Khi trẻ đang học bài qua các ứng dụng phòng học trực tuyến thì các nội dung dung tục, đồi trụy, các nội dung xấu đột ngột xuất hiện do hacker tấn công
  • Một số trẻ cha mẹ không kiểm soát được việc con sử dụng Youtube dẫn đến có trường hợp hy hữu trẻ ngộ độc khi bắt chước Youtube, tự bắt con cóc và nướng ăn.

Vậy các bậc cha mẹ có thể làm gì trong tình huống này? Rất nhiều khó khăn được đưa ra để biện minh cho việc không thể kiểm soát

  • Do trẻ không tâm sự với tôi
  • Do tôi không kè kè bên trẻ được
  • Do giờ có rất nhiều kênh nên tôi không biết phải làm thế nào
  • Do nếu tôi không cho trẻ xem thì trẻ cũng không chịu ăn cơm
  • Hacker giờ giỏi như vậy, trẻ thì vẫn phải học, và chúng vẫn tấn công thì chẳng lẽ bảo trẻ không học.

Vậy nếu là bạn, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Trước hết chúng ta hãy cùng liệt kê những mối nguy hiểm và những hình thức trẻ tiếp cận các thông tin xấu như sau:

  1. Cách thông tin tiếp cận con trẻ chúng ta / Bảo vệ con trên không gian mạng

Từ mọi nguồn, chỉ cần bạn lên internet, dù bạn vào bất kỳ một trang nào thì đó cũng là thông tin. Bạn có thể vào một trang web báo chí, group tự sát, vv trên đó cũng luôn có những thông tin tốt và xấu. Thông tin tốt là những tấm gương, những sự nỗ lực, câu chuyện thành công, hướng dẫn các kỹ năng…. Thông tin xấu là bạo lực, ma túy, tai nạn, cướp giết hiếp, tình dục, xâm hại, các hành vi nguy hiểm, làm nhục nhau trên mạng xã hội …

Nguồn chủ động: Các con chúng ta tự tìm đến các thông tin xấu do không được định hướng, hỗ trợ và giúp đỡ. Thiếu sự quan tâm của cha mẹ

Nguồn bị động, dẫn dắt:

  • Các trang web xấu tìm mọi cách khai thác thông tin cá nhân của con cái chúng ta thông qua phần thưởng, các lời hứa hẹn
  • Các trang web, clip xấu hướng dẫn con cái chúng ta làm các việc xấu
  • Các trang web, clip xấu đi theo các trang web nội dung thường như Pop – Up, quảng cáo, nhảy ra cửa sổ mới

2. Tại sao trẻ lại tìm đến các thông tin xấu hoặc dễ để các thông tin xấu dẫn dắt / Bảo vệ con trên không gian mạng

  • Thiếu sự quan tâm của cha mẹ và ảnh hưởng từ bạn bè: Cuộc sống online có sự liên hệ mật thiết với cuộc sống đời thực, và cuộc sống đời thực có liên hệ mật thiết với môi trường trẻ đang sống gồm gia đình và nhà trường. Khi cha mẹ thiếu sự quan tâm, và trẻ bị dụ dỗ bởi các bạn thì việc trẻ tiếp cận các thông tin xấu trên mạng với sự chủ động là điều có thể. Chính vì vậy, điều đầu tiên chúng ta có thể làm là hãy giúp trẻ lựa chọn bạn bè, cùng giúp nhóm của trẻ gần gũi hơn với cha mẹ, để hướng trẻ đến những điều tốt đẹp. Hai là, cha mẹ cần lắng nghe, biết cách giao tiếp với trẻ, để chia sẻ, định hướng. Ba là, hãy trở thành tấm gương sáng cho trẻ, cha mẹ không thể bảo con khi về nhà là ôm lấy chiếc điện thoại.
  • Không nhận thức đầy đủ được nguy cơ, các hình thức khi các nội dung xấu tiếp cận. Rõ ràng, việc một đứa trẻ click vào các đường link không an toàn, truy cập các trang web không an toàn là bởi chúng không nhận thức được hậu quả của những hành vi vô hại đó là gì? Lấy một ví dụ về việc chi trích nhau trên mạng xã hội, hẹn để đánh nhau ngoài đời thực, hoặc có trường hợp học sinh đã tự tử vì không chịu nổi những lời mạt sát của các bạn, đó là những bài học hết sức đau lòng. Vì vậy, cha mẹ cần chủ động hướng dẫn con về các nội dung cần hướng đến, và các nội dung cần tránh trên mạng xã hội thông qua hành vi trên mạng (Hướng dẫn con những nội dung nào là xấu, nội dung nào là tốt), hướng dẫn con thông qua các hoạt động ngoài đời (Dạy con phòng chống xâm hại, bạo lực, ma túy….)

3. Những nội dung xấu trên không gian mạng / bảo vệ con trên không gian mạng

  • Bạo lực: Rất nhiều cha mẹ cho con xem phim bạo lực, siêu nhân đánh nhau, tuy nhiên hệ lụy là các con sẽ phản ứng bình thường hóa với bạo lực. Thay vì thế, hướng con đến các nội dung tốt đẹp như làm việc nhóm, chơi và giúp đỡ bạn bè, các câu chuyện cổ tích
  • Tình dục sớm và xâm hại: Tình dục lành mạnh và không lành mạnh. Ngày nay, các trường học đang rất chủ động trong việc dạy trẻ các kiến thức về giới tính và phòng chống xâm hại tình dục. Nên cha mẹ cũng cần cởi mở hơn để trao đổi với con, rất tế nhị như bố nói với con trai, mẹ nói với con gái về những hệ lụy của yêu sớm, mang thai sớm.
  • Chỉ trích, mạt sát người khác: Dạy con cách kiểm chứng thông tin và không nên chỉ trích người khác. Thay vì chỉ trích, hãy động viên, chia sẻ và giúp đỡ bạn. Ai chẳng có những sai lầm trong cuộc đời, hãy giúp bạn tốt hơn, đừng làm bạn xấu hơn
  • Ma túy, tai nạn, các hành vi nguy hiểm: Dạy con về cách phòng chống xâm hại thể chất, nhưng cách để tự bảo vệ bản thân mình trước những hành vi nguy hiểm. Như không chơi với các đồ nhọn, lửa, bếp, ga, thuốc, không ăn uống khi chưa rõ nguồn gốc.

4. Cha mẹ có thể làm gì để giúp bảo vệ con trên không gian mạng

  • Internet và đời thực có mối quan hệ rất mật thiết, một đứa trẻ đủ hành trang ở đời thực cũng sẽ đủ bản lĩnh trên internet. Chính vì vậy cha mẹ cần tập trung dạy con các kỹ năng phòng ngừa rủi ro trong cuộc sống
  • Dạy con cách kiểm chứng thông tin trước khi làm theo: Thông tin trên mạng được đưa đến từ rất nhiều nguồn, từ rất nhiều hình thức, nhưng còn cần phải có sự kiểm chứng thông qua việc tìm hiểu trên google, hỏi cha mẹ, hỏi thầy cô và bạn bè để xác định chính xác thông tin trước khi hành động
  • Dạy con cách bảo vệ mình trước những đường link lạ: Nói không với những link quảng cáo, link không nằm trong mục đích chính của mình, nói không với cung cấp thông tin cá nhân
  • Hướng dẫn và cùng con tìm những web có nội dung tốt, định hướng con vào các nội dung tốt
  • Chủ động bảo mật máy tính bằng các phần mềm diệt virus, ngăn chặn vào các trang web không lành mạnh
  • Giới hạn thời gian của con trên mạng
  • Tích cực trò chuyện, tạo cho con những hoạt động có ích ngoài đời thực
  • Sử dụng phần thưởng để giúp con tiếp cận với các kỹ năng mới trên mạng

5. Con cái có thể làm gì để bảo vệ mình trước những nguy cơ từ không gian mạng ?

  • Hiểu về nội dung tích cực và nội dung tiêu cực, cách thoát khỏi nội dung tiêu cực như ẩn nội dung, tắt cửa sổ mạng.
  • Tham gia các hoạt động ngoài đời thực nhiều hơn, không lệ thuộc vào điện thoại. Chúng ta là người điều khiển điện thoại, không phải điện thoại điều khiển chúng ta
  • Chủ động giới hạn và quản lý thời gian trên không gian mạng.

Trên đây là một số chia sẻ và hướng dẫn trong việc bảo vệ con trển không gian mạng của Trần Việt. Hy vọng sẽ đem lại những thông tin và kiến thức hữu ích cho các bậc cha mẹ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *