Bài 8: Cần bao lâu để những vết thương do tai nạn giao thông hồi phục

Bài 8: Cần bao lâu để những vết thương do tai nạn giao thông hồi phục

Tai nạn giao thông thường để lại những loại chấn thương gì trên cơ thể và cần mất bao lâu đối với mỗi chấn thương để có thể bình phục hoàn toàn? Đây là câu hỏi mà tôi đặt ra khi hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với các vụ tai nạn, có những thương tích cần khoảng 2 – 3 tuần điều trị, có những thương tích 2-3 năm và cá biệt có một số loại thương tích sẽ theo đuôi chúng ta suốt cả cuộc đời.  Những thông tin dưới đây có thể còn mang đậm tính chất chủ quan, bởi mỗi một thương tích thường sẽ có nhiều diễn biến, tình hình phức tạp khác nhau, 1000 ca thương tích thì 1000 ca có những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, ở đây tôi xin đưa ra những thương tích tổng quát và thường xuyên nhất, do nó có liên quan đến một số hành vi tham gia giao thông không đúng mực gây nên.

Bốn loại chấn thương điển hình do tai nạn giao thông

Một, tai nạn giao thông dẫn đến gãy chi, tức là gãy tay hoặc chân. Loại chấn thương này tôi thường gặp đó có thể là gãy kín (xương không lộ ra ngoài), gãy hở (xương lộ ra ngoài) và gãy vụn (nhiều mảnh). Tùy mỗi loại chấn thương sẽ có các cách điều trị khác nhau, tuy nhiên hầu hết phương án điều trị là đóng đinh, dùng các kim loại đặc thù để gắn các mảnh vỡ lại, giúp chúng lên can xương sau đó tháo ra. Loại chấn thương này chi phí điều trị trung bình từ 20 – 50 triệu đồng cho toàn bộ quá trình điều trị. Người bị thương tích này cần khoảng 6 tháng để bỏ không phải chống nạng, 1-2 năm để hoạt động bình thường. Cá biệt có một số trường hợp gãy xương dẫn đến tử vong như không thể mổ đóng đinh do bị các bệnh lý liên quan khác như tiểu đường… hoặc xương gãy đâm vào động mạch chủ và không cầm máu được.

Hai, chấn thương sọ não, có một con số thống kê về loại thương tích này, đó là 90% những ca chấn thương sọ não nhập viện liên quan đến tai nạn giao thông, và chấn thương sọ não là nguyên nhân hàng đầu, số một dẫn đến tử vong do tai nạn giao thông. Như vậy, bạn có thể thấy, việc tham gia giao thông và bảo vệ trung khu thần kinh của chính mình là quan trọng như thế nào? Chấn thương sọ não nôm na có thể hiểu đơn giản cũng có hai loại, một loại là tổn thương phần não (dập não, xuất huyết não …) và tổn thương phần sọ (vỡ hộp sọ, lún sọ) , hầu hết cả hai loại chấn thương sọ não này đều là hậu quả của việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Thông thường, để có thể điều trị một ca chấn thương sọ não có thể mất từ 3-5 năm và kéo dài đến cuối đời, chi phí điều trị từ 500 – 700 triệu đồng cho đến khi bình phục hoàn toàn. Dĩ nhiên, cũng sẽ có một số loại chấn thương nhẹ như tụ máu não, thời gian điều trị ngắn, không đáng kể. Nhưng tôi tin chắc với các bạn là không ai dám đánh cược rằng mình sẽ bị loại chấn thương nào đúng không ạ?

Trên đây là hai loại chấn thương phổ biến nhất trong tai nạn giao thông. Ngoài ra, còn một số loại chấn thương khác nhưng ít gặp hơn trong cuộc đời chinh chiến của tôi đó chính là:

  • Chấn thương tủy sống: Đây là một loại chấn thương đáng sợ nhất, mà có thể nói nó hành hạ người ta còn hơn cả cái chết. Tủy sống chứa các dây thần kinh liên kết từ não đến toàn bộ cơ thể, chính vì vậy, tổn thương tủy sống ở đâu cũng đồng nghĩa với việc liên kết từ não đến các bộ phận đó bị hư hỏng hoặc nặng nề hơn là gián đoạn. Tôi đã từng chứng kiến quá trình điều trị của một người bạn bị tổn thương tủy sống ở cổ, quá trình điều trị bắt đầu từ năm 2013 đến năm 2018 mà gần như hiệu quả điều trị bằng không. Người bạn này vẫn nằm đó, người càng ngày càg teo tóp do không vận động được, và kết quả cuối cùng tin rằng nhiều người cũng đoán được. Có thể theo nhận định chủ quan của tôi, loại chấn thương này đem đến cho con người sự kiệt quệ về cả thể chất và tinh thần một cách dai dẳng và tàn khốc. Về chi phí và thời gian điều trị của chấn thương tủy sống có thể nói là ….vô cực
  • Chấn thương ở ngực: Điển hình nhất đối với loại chấn thương này có thể dẫn đến tử vong là khi xương sườn bị gãy cắm vào phổi, đây là loại tử vong do tai nạn giao thông mà đôi khi tôi gặp phải. Loại chấn thương này xuất phát từ việc khi bị tai nạn thì phần người văng lên trước, phần ngực đập mạnh vào xe, hoặc do bị chèn ép bởi một phương tiện khác (ô tô chèn qua ngực) dẫn đến tử vong. Nhẹ hơn thì có thể rạn, gãy xương sườn.

Rõ ràng để nói đến chấn thương do tai nạn giao thông, thì quả thực muôn hình muôn vẻ bởi lập luận, mọi chuyện đều có thể xảy ra. Tuy nhiên, thực tế tôi thấy các loại chấn thương thường xuyên, nguy cơ tử vong cao và ám ảnh nhất thuộc một trong bốn loại trên. Để xảy ra như vậy, thì nguyên nhân hoàn toàn không mang tính khách quan, mà thuộc về chủ quan của người điều khiển như kiểm soát tốc độ, đội mũ bảo hiểm v..v

————————

Tri ân 50 khách hàng đầu tiên, chỉ cần nhập mã VietTMH.01_399 tại https://goo.gl/muWnfj để nhận phần quà lên đến 45% chi phí cho khóa học kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông còn 399.000 đồng.

Miễn phí giảng dạy kỹ năng phòng tránh TNGT, xâm hại tình dục, phòng chống ma túy và bạo lực học đường tại các trường học cấp 1, 2,3 trên địa bàn TP Hà Nội/ Liên hệ Mr Việt 0898446866

Subcribe Youtube trực tiếp của giảng viên Trần Việt: Chumskills

Fanpage tư vấn ATGT và giáo dục con cái 24/24h: Chumskills – Giúp bạn an toàn và tài năng hơn

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *