Bài 21: Phân vai trong quá trình dạy con phòng tránh TNGT ?

Mỗi chúng ta trong suốt cuộc đời của mình, thật hạnh phúc biết bao khi có một, hai người con để chăm sóc, yêu thương, dạy dỗ và nhìn thấy chúng trưởng thành. Trong quá trình trưởng thành đó, sẽ là vô số những lần các cha mẹ phải đấu tranh với những câu hỏi :”Mình làm thế này có đúng không?”; “Liệu con có bị tổn thương về tinh thần?” ; “Liệu phương pháp dạy con của mình có thực sự giúp con trưởng thành?” . Những câu hỏi này bủa vây chúng ta từ khi con cái ra đời, nó đan xen bởi những quyết định gắn liền những cảm xúc. Bạn đã bao giờ mắng con “sai cách” khi không thể kiềm chế được cảm xúc giận dữ của bản thân hay chưa? Bạn đã bao giờ nói những lời mà ý nghĩa của nó là để thỏa mãn cái tôi. Còn đối với con cái, những lời đó đánh gục sự tự chủ, sự cố gắng và sự tự tin của con? Để rồi sau đó, chúng ta cảm thấy ân hận với chính những hành động của mình.

Có một khoảng thời gian của con tôi, người ta gọi là khủng hoảng tuổi lên 3, tôi không biết rõ vì sao mọi người lại gọi như vậy? Nhưng lũ trẻ, chúng trở nên ích kỷ hơn, bướng bỉnh hơn, và nhỏ nhen hơn. Những lúc như vậy, việc phải chứng kiến những hành động không theo chuẩn mực của con hàng ngày thực sự đem lại những sự bực dọc, tức tối của bố mẹ dẫn đến việc chúng ta cũng có những hành động tương tự để đáp trả lại con cái, ích kỷ, bực dọc và bướng bỉnh để trị chính những nét tính cách đó. Ngỗ nghịch trị ngỗ nghịch, bạo lực trị bạo lực, liệu có phải là phương pháp vẹn toàn nhất.

Dạy con kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông là điều bắt buộc bố mẹ nào cũng phải thực hiện

Trên đây, chỉ là một ví dụ nhỏ trong quá trình dạy con, để thấy rằng để nhìn thấy con cái chúng ta trưởng thành, chúng ta phải thực sự nỗ lực và cố gắng đến như thế nào? Không hề sai khi nói, đẻ con đã khó, nuôi con còn khó hơn trăm vạn lần. Vậy, làm như thế nào để chúng ta có thể làm đúng, và không ân hận khi con cái đã trưởng thành, làm như thế nào để thay thế cụm từ “Tôi ân hận” thành “Tôi tự hào”. Tin chắc rằng, nó sẽ đòi hỏi bạn nhiều hơn rất nhiều lần những gì bạn nghĩ.

Ở những bài trước, các bạn đã biết cách chờ đợi con hoàn thành công việc, giữ khoảng cách đủ để có những xử lý những tình huống cần thiết, ở bài này, tôi muốn nói đến việc chúng ta phải xác định rõ việc phân vai giữa bố mẹ vào con cái trong một gia đình là như thế nào? Đây là nền móng và là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của bạn.

Bố mẹ và con cái, có những trường phái dạy con cho rằng bố mẹ phải là người quyền lực nhất để đưa ra cho con những chỉ dẫn đúng nhất; có những trường phái thì cho rằng con cái nên được đặt ngang hàng với bố mẹ để xây dựng lòng tự tôn cho trẻ. Theo cá nhân tôi, việc phân vai trong một gia đình cần được sắp xếp đó là bố và mẹ đóng vai trò tham mưu, con cái đóng vai trò lính mới nhập ngũ. Vì sao lại như vậy?

Trước hết, hãy bắt đầu với vai trò của một người lính mới nhập ngũ, bỡ ngỡ, non nớt dẫn đến cách tiếp cận một vấn đề còn bộc lộ nhiều sai sót, tuy nhiên, lại vô cùng trong sáng, không có nhiều những ý định sâu xa như những người đã đi lính lâu năm. Điều mà một lính mới cần nhất là một môi trường tốt, một người thầy huấn luyện tốt. Môi trường tốt được hiểu là một môi trường giúp trẻ khám phá ra những thứ trẻ thực sự yêu thích, những việc trẻ có thể làm được và làm tốt nhất, Xây dựng một môi trường tốt phải dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau giữa bố mẹ và con cái, sự lắng nghe, thấu hiểu và sẻ chia, đồng thời không xâm phạm vào không gian của nhau một cách quá đáng. Ví dụ của một môi trường tốt là bố mẹ hãy học cách lắng nghe cảm xúc của con hơn là những hành động của con, hãy tự đặt những câu hỏi rằng cảm xúc của con lúc này là gì? Khi con cãi lại bố mẹ, con mong muốn điều gì? Liệu có phải muốn xa rời bố mẹ hay không? Khi con không làm đúng những quy tắc và vượt quá những ranh giới đã được thiết lập giữa bố và mẹ, con mong muốn chứng tỏ mình,hay chỉ đơn thuân muốn bố mẹ chú ý đến con hơn….

Một môi trường tốt còn có ý nghĩa là gần con, cùng con, và cho con những chất kích thích tốt nhất. Nhiều cha mẹ mới chỉ làm tốt vai trò gần con, họ gần gũi con nhiều nhưng lại không cùng con tham gia các hoạt động ở trường, lớp con. Hoặc họ có thể đã gần con, cùng con nhưng lại không hề cho con được những chất kích thích tốt nhất. Ví dụ về chất kích thích tốt, thì đó chính là việc bạn cho con tiếp xúc với những kiến thức tốt, những phương pháp giảng dạy tốt, thầy cô và bạn bè tốt, hoặc đơn giản hơn, một bức tranh đẹp, một bản nhạc hay, một câu chuyện giàu ý nghĩa.

Một người thầy tốt được hiểu là nhà huấn luyện, có nghĩa là truyền lửa, truyền kiến thức, kỹ năng để các chiến binh trẻ con tự mình ra trận. Một người thầy tốt phải đóng vai trò tham mưu, hướng dẫn cho con cái những công việc sau:

Một là, giúp con xác định giá trị lõi. Mỗi một vấn đề đều bao hàm những nội hàm tốt và xấu, mặt trái và mặt phải, việc của huấn luyện viên là giúp con cái nhìn được bản chất tích cực của vấn đề, giúp con có thêm động lực về cả hành động và tinh thần. Ví dụ đơn giản khi tham gia giao thông, mục đích cuối cùng là bảo vệ mạng sống, bảo vệ sức khỏe, không phải bảo vệ ví tiền tránh Cảnh sát giao thông phạt.

Hai là, giúp con xây dựng hình tượng tốt. Đó là việc có những tấm gương thực tế mà con có thể lấy đó làm chuẩn, đương nhiên, chuẩn của những tấm gương càng cao thì con bạn càng là người được hưởng lợi nhiều nhất. Tấm gương đó có thể là doanh nhân, triệu phú, một tấm gương nghèo vượt khó (nó hoàn toàn không mang nghĩa so sánh, mà mang nghĩa mục tiêu, hình tượng) và đơn giản trong kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông đó là việc bố mẹ của con tham gia giao thông với sự hiểu biết và chấp hành đúng mực.

Ba là, giúp con suy xét trước khi quyết định. Khi con bạn chuẩn bị sang đường, bạn cần giúp con bạn khả năng phán đoán và nhận định tình huống đối với từng trường hợp để con phát triển thông qua trải nghiệm thực tế. Trong các mặt khác của cuộc sống cũng vậy, việc con biết cách suy nghĩ , xét đoán trước khi ra bất kỳ quyết định nào là một kỹ năng rất quan trọng, ông bà ta  xưa có câu :”Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” – Có nghĩa là khi ta quyết định việc gì, hãy suy nghĩ thật cẩn thận, xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. Trách nhiệm của bạn là giúp con tự mình xác định được những sự lựa chọn khác nhau của vấn đề, có thể 2 hoặc 3 thậm chí 5 sự lựa chọn và con phải đánh giá sự lựa chọn nào là tốt nhất. Để rồi sang bước cuối cùng đó là ….

Bốn, để con tự mình ra quyết định giữa các sự lựa chọn. Cha mẹ hay can thiệp vào quyết định của con, thậm chí can thiệp mạnh kể cả vào những quyết định liên quan đến tương lai, cuộc sống của chúng. Tôi thấy kết quả của điều này là,  sau nhiều năm, nhiều vị đã rất ân hận vì con cái chán chường công việc, không muốn phấn đấu. Ở phía khác, con của họ buồn khổ, chỉ còn biết an phận hoặc loay hoay giữa các quyết định vì sai lầm của bố mẹ. .

Vậy đấy, xác định giá trị lõi –> giúp con xây dựng hình tượng tốt –> Kỹ năng suy xét tìm ra sự lựa chọn –> Ra quyết định là những kỹ năng giúp con cái của bạn có những quyết định đứng đắn trong cuộc đời chúng, khi đã hiểu những vấn đề trên, tin rằng bạn sẽ rất dễ dàng giúp con kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông.

————————

Tri ân 50 khách hàng đầu tiên, chỉ cần nhập mã VietTMH.01_399 tại https://goo.gl/muWnfj để nhận phần quà lên đến 45% chi phí cho khóa học kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông còn 399.000 đồng.

Miễn phí giảng dạy kỹ năng phòng tránh TNGT, xâm hại tình dục, phòng chống ma túy và bạo lực học đường tại các trường học cấp 1, 2,3 trên địa bàn TP Hà Nội/ Liên hệ Mr Việt 0898446866

Subcribe Youtube trực tiếp của giảng viên Trần Việt: Chumskills

Fanpage tư vấn ATGT và giáo dục con cái 24/24h: Chumskills – Giúp bạn an toàn và tài năng hơn

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *