Bài 22: Mẹ Nhật và Do Thái tạo hứng thú với kỹ năng phòng tránh TNGT?

Để nói một cách khách quan thì vấn đề khó nhất mà tất cả các cha mẹ đều phải công nhận đó là việc làm sao khơi gợi được sự hứng thú đối với con cái của mình. Làm sao để con tự giác học tập, làm sao để con có thể hoàn thành những điều mà cha mẹ muốn truyền đạt một cách xuất sắc và tự giác nhất có thể. Thực sự đây là điều mà hầu hết các bậc phụ huynh mà tôi gặp đều vướng mắc. Phương pháp chính mà họ áp dụng đó là liên tục nhồi ép, đe dọa, bắt buộc con phải thực hiện theo những yêu cầu của cha mẹ. Rất khó để có thể trong chờ vào sự tự giác của con trong quá trình học tập.

Đối với kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông thì lại càng khó hơn rất nhiều vì những lý do sau đây:

Mẹ Nhật và Mẹ Do Thái khơi gợi hứng thú trong việc dạy con kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông như thế nào?

Thứ nhất, các bậc phụ huynh chưa thực sự coi trọng việc dạy con về kỹ năng sinh tồn, họ chú trọng đến dạy con vào trường chuyên, lớp chọn, chú trọng đến thành tích và điểm số. Bản thân họ chưa thực sự để tâm đến vấn đề này, một phần vì cuộc sống thời hiện đại có quá nhiều những lo toàn thường ngày, một phần vì họ bận bịu đến mức không đủ thời gian dạy dỗ.

Thứ hai, họ không biết làm như thế nào để con có hứng thú với việc học các kỹ năng sinh tồn. Việc học tập bình thường để con hứng thú và có động lực đã thấy vô cùng khó khăn, nói chi đến việc dạy con quá nhiều các kỹ năng khác trong đó có kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông như vậy.

Vậy làm thế nào để tạo cho con hứng thú trong những điều mà chúng ta định hướng? Quá trình nghiên cứu những bậc cha mẹ Nhật Bản, Do Thái, tôi thấy họ có một số những lập luận sau đây giúp cha mẹ Việt Nam hiểu rõ về bản chất của việc khơi gợi hứng thú.

Đầu tiên, đối với các bậc cha mẹ Nhật Bản, họ nói rằng nguồn gốc của việc khơi gợi hứng thú cho con trẻ đến từ hai nguồn, đó là hứng thú nội sinh và hứng thú ngoại sinh. Hứng thú nội sinh là trẻ thích một điều gì đó và chúng muốn làm điều đó, có nghĩa là những gì trẻ đặc biệt quan tâm như việc trẻ có năng khiếu và thích chơi đàn, thích học Tiếng Anh thì các bậc cha mẹ rất đơn giản là tạo cho con điều kiện để tiếp xúc với những thứ chúng thích và phát triển đam mê của chúng. Hứng thú ngoại sinh là việc cha mẹ đem đến cho trẻ những cảm giác thỏa mãn liên tục khi hoàn thành công việc trong một lĩnh vực nào đó, để giúp xây dựng niềm đam mê trong con (Những thỏa mãn khi hoàn thành công việc này là những thỏa mãn nhỏ, nhưng đều đặn và liên tục). Như TS Lê Thẩm Dương đã từng nói, không phải đam mê tạo thành công mà chính là thành công sẽ kiến tạo nên đam mê.

Đối với các bậc cha mẹ người Do Thái, để giúp con tự giác học tập thì họ chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng ra quyết định cho con gồm lần lượt: Xác định giá trị lõi, xây dựng hình tượng, suy xét lựa chọn và quyết định (Đã nêu chi tiết ở bài trước). Trong đó, họ đặc biệt nhấn mạnh đến việc để cho trẻ tự nhiên một cách có chủ ý được tiếp xúc, trao đổi với những hình tượng có tiêu chuẩn cao thông qua các phương pháp như giao tiếp, đọc sách. Họ rất quan tâm đến con cái nhưng quan tâm vô cùng khéo léo bằng cách tham mưu cho con nhiều nhất trong quá trình chuẩn bị, tự để con trải nghiệm và luôn theo dõi (giữ khoảng cách) đủ để bảo vệ con khi cần thiết.

Giữa hai cách tiếp cận và khơi gợi sự hứng thú cho trẻ đều có sự đan xen về mặt ý nghĩa, đó là việc cả mẹ Nhật và mẹ Do Thái đều mong muốn tự con cảm thấy được sự hạnh phúc, giá trị của việc tự mình hoàn thành công việc. Điều đó, giúp cho con tự tin và quyết đoán hơn đối với bản thân.

Đối với kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông thì chúng ta sẽ khơi gợi cho trẻ như thế nào?

Đầu tiên, bạn phải hiểu, việc đe dọa con về sự khủng khiếp của tai nạn giao thông sẽ có tác dụng ức chế thần kinh, đem lại hiệu quả ngay lập tức, nhưng chỉ có tác dụng trong ngắn hạn. Muốn đem đến tác dụng trong dài hạn, bạn phải giúp con hiểu được những lợi ích mà kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông có thể mang đến cho cuộc đời con và những người khác.

Thứ hai, bạn không cần phải dồn ép trẻ ngay lập tức phải hoàn thành những việc quá sức của con, hãy giúp con hoàn thành từng thói quen tốt nhỏ bằng cách giao nhiệm vụ và động viên con theo từng mục tiêu nhỏ. 10 ngày đầu tiên dạy con biết cách phân biệt đèn tín hiệu, 10 ngày tiếp theo là con biết cách đi giữa trên vỉa hè, 10 ngày sau đó dạy con cách dừng lại khi thấy xe máy phóng nhanh tới. Cứ từng bước một, từng bước một tạo dựng cho con thói quen và sự thỏa mãn liên tục sẽ giúp con có hứng thú thực sự với việc tham gia giao thông an toàn.

Có thể nói, nền tảng của hứng thú bắt nguồn từ mong muốn phát triển các kỹ năng của bản thân dựa trên lòng tự trọng (Sự hài lòng đối với bản thân). Đây là mong muốn của cả những bậc phụ huynh chứ không phải chỉ riêng con cái. Bố mẹ cần biết để có thể khéo léo giúp con thành công hơn từ việc trân trọng tính mạng của mình

————————

Tri ân 50 khách hàng đầu tiên, chỉ cần nhập mã VietTMH.01_399 tại https://goo.gl/muWnfj để nhận phần quà lên đến 45% chi phí cho khóa học kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông còn 399.000 đồng.

Miễn phí giảng dạy kỹ năng phòng tránh TNGT, xâm hại tình dục, phòng chống ma túy và bạo lực học đường tại các trường học cấp 1, 2,3 trên địa bàn TP Hà Nội/ Liên hệ Mr Việt 0898446866

Subcribe Youtube trực tiếp của giảng viên Trần Việt: Chumskills

Fanpage tư vấn ATGT và giáo dục con cái 24/24h: Chumskills – Giúp bạn an toàn và tài năng hơn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *