“Tại sao tôi nói mãi mà cháu không nghe?” Tôi đã cố gắng để truyền đạt những kiến thức về việc con phải biết trân trọng bản thân mình rất nhiều lần, nhưng dường như con tôi hoàn toàn không quan tâm đến điều đó. Tôi dần dần mất kiên nhẫn lắm rồi, nếu con tôi không thích thì đừng ép cháu nữa
“Tôi nên làm thế nào, chờ cháu nó làm xong thì thà tôi làm luôn cho nhanh?” – Con tôi chậm lắm, mỗi lần nhìn cháu làm những điều mà tôi yêu cầu thì chờ đợi thật là lâu, tôi sắp mất hết kiên nhẫn rồi. Còn bao nhiêu việc tôi chưa làm xong từ việc nhà đến việc cơ quan. Dạy con thật là vất vả, liệu có cách nào giúp các con tiếp thu nhanh mà bố mẹ lại nhàn không nhỉ?
Đây là hai trong số nhiều các câu hỏi đã đóng kín câu trả lời mà tôi thường xuyên nhận được từ những bậc phụ huynh khi tiếp xúc và trao đổi về phương pháp để dạy dỗ con trẻ. Điểm chung của những người này hầu như họ bị vướng khi không thể truyền đạt hiệu quả cho con cái của mình đắc biệt ở những độ tuổi nhạy cảm mà người ta thường gọi bằng từ :”Khủng hoảng” , sau đó là vấn đề về thời gian họ dành cho con, họ bế tắc, cảm thấy không thoải mái khi xung quanh còn quá nhiều vấn đề cần giải quyết mà con họ vẫn ung dung, khoan thai quá thể đáng
Tôi đã cùng họ trao đổi rất nhiều về cảm xúc, kỹ thuật trong quá trình dạy dỗ con trẻ. Chúng tôi đều thống nhất sẽ sử dụng cụm từ :”Chờ đợi một cách khoan dung” sẽ được áp dụng trong quá trình dạy con đặc biệt ở độ tuổi trẻ dưới 5 tuổi. Cụ thể hơn, đó là việc bạn sẵn sàng ở bên cạnh con trong quá trình con thực hiện một công việc, một trò chơi, một buổi tiếp xúc với bạn bè mà không can thiệp vào những việc của con. Trách nhiệm của bạn là ở bên cạnh chờ đợi con cái với sự tin tưởng rằng con sẽ hoàn thành được những điều mà bạn kỳ vọng. Đôi khi, bạn sẽ không hài lòng với những gì con đạt được, và đôi khi, con bạn cũng sẽ không làm được những việc mà chúng có thể làm dù đã cố gắng rất nhiều. Nhưng bạn ơi, khi bạn chờ đợi một cách khoan dung, là bạn đã tạo cho con được sự hưng phấn trong quá trình học tập rồi đấy.
Tôi và bạn, chúng ta cùng đi chi tiết hơn về việc dạy con kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông nhé. Áp dụng chờ đợi một cách khoan dung, đó là việc sau khi bạn đã làm mẫu và hướng dẫn cho trẻ, bạn hãy để chúng tự mình trải nghiêm. Một lần, hai lần, ba lần …n lần đến khi chúng tạo thành những thói quen. Trên hành trình đó, có thể con sẽ sai, con sẽ mắc lỗi, con sẽ vấp ngã, nhưng khi đó hơn ai hết chúng cần sự khoan dung của bố mẹ.
Lấy một ví dụ cụ thể, khi bạn dạy con cách đi bộ trên vỉa hè, tôi tin rằng bạn cũng như tôi thôi, rất nhiều lần phải dạy con cách để con đi bộ một cách khoan thai, thong dong và chậm rãi. Nhưng ôi sao, có lúc chúng hưng phấn phi như ngựa, có lúc chúng ngã đau đến chảy máu. Lúc đó, tôi chỉ ôm con lại và động viên nhẹ nhàng qua những câu hỏi :”Con có biết vì sao con ngã hay không? Lần sau hãy đi thật chậm rãi nhé” . Nói thật, không biết bao nhiêu lần con ngã, nhưng rồi con cũng tự đứng dậy và biết rút kinh nghiệm cho lần sau.
Hãy chờ đợi một cách khoan dung, chúng ta chờ đợi con cái ra đời suốt 9 tháng 10 ngày, tại sao lại không thể chờ đợi thêm để nhìn thấy con trưởng thành và độc lập.
Sau khi chúng ta cùng thống nhất về việc chờ đợi một cách khoan dung, ở phần tiếp theo, chúng ta phải tạo ra cho con cái một khoảng cách an toàn nhé.
————————
Tri ân 50 khách hàng đầu tiên, chỉ cần nhập mã VietTMH.01_399 tại https://goo.gl/muWnfj để nhận phần quà lên đến 45% chi phí cho khóa học kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông còn 399.000 đồng.
Miễn phí giảng dạy kỹ năng phòng tránh TNGT, xâm hại tình dục, phòng chống ma túy và bạo lực học đường tại các trường học cấp 1, 2,3 trên địa bàn TP Hà Nội/ Liên hệ Mr Việt 0898446866
Subcribe Youtube trực tiếp của giảng viên Trần Việt: Chumskills
Fanpage tư vấn ATGT và giáo dục con cái 24/24h: Chumskills – Giúp bạn an toàn và tài năng hơn