quan-tri-tai-chinh-cho-chu-doanh-nghiep-sme

Bảy khó khăn lớn trong Quản trị tài chính cho chủ doanh nghiệp SME?

Bảy khó khăn lớn trong Quản trị tài chính cho chủ doanh nghiệp SME?

Quản lý tài chính đối với chủ doanh nghiệp luôn là một trong những huyết mạch để vận hành và phát triển. Bán được hàng, kinh doanh tốt nhưng quản trị dòng tiền yếu kém thì sẽ như gió vào nhà trống, bản thân doanh nghiệp sẽ rất khó khăn để duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nên ngày hôm nay, Trần Việt sẽ viết bài về những khó khăn trong quản trị tài chính cho chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ thường hay gặp phải và phương hướng giải quyết. Nhưng trước hết, một chủ doanh nghiệp sẽ phải đối mặt về các vấn đề tài chính tổng quát như sau: 

  • Thiếu dòng tiền lưu động (tiền mặt, khả năng thanh khoản) nên các hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ
  • Khoản phải thu quá cao hoặc thời gian để có thể thu được các khoản phải thu là lớn dẫn đến không tạo ra được thanh khoản.
  • Khoản tồn kho lớn: Doanh nghiệp có thể bị tồn đọng hàng trong thời gian quá dài nên vừa chịu rủi ro về chiết khấu, vừa chịu rủi ro về thanh khoán.
  • Lãng phí vào các chi phí không cần thiết và các khoản chi phí này khó hạch toán và có thể bị lạm dụng như tiếp khách, ăn nhậu hoặc chi tiêu vào những công việc sai mục đích của công ty.
  • Tài sản cố định chiếm tỷ lệ lớn trong danh mục tài sản, có thể chịu ba rủi ro. Một là rủi ro về việc vận hành và khai thác không hiệu quả, không đạt công suất kỳ vọng, hoặc đầu tư tài sản cố định quá mức dẫn đến không tối ưu với năng suất. Hai là rủi ro về khấu hao tài sản theo thời gian, và ba là chi phí đầu tư quá lớn so với hiệu suất tối ưu.
  • Đầu tư ngoài danh mục giá trị lõi sẽ làm giảm thời gian tập trung của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp, gây thất thoát lãng phí nguồn lực không cần thiết.

quan-tri-tai-chinh-cho-chu-doanh-nghiep-sme

Trong chủ đề ngày hôm nay, Việt sẽ phân tích phương án và giải pháp cho từng vấn đề.

  1. Cấu trúc vốn và cách vận hành vốn trong quản trị tài chính cho chủ doanh nghiệp SME 

Đầu tiên, cần phải hiểu về cấu trúc nguồn vốn của Doanh nghiệp SME nói riêng và doanh nghiệp nói chung sẽ gồm:

  • Vốn dùng cho dài hạn = Vốn chủ sở hữu + Khoản vay dài hạn
  • Vốn dùng cho ngắn hạn = Vay ngắn + Một phần của khoản vay dài hạn
  • Phí của nguồn vốn = Cổ tức + Lãi suất.

Phần vốn này của doanh nghiệp sẽ dùng cho 3 mục đích sau đây:

  • Mua tài sản cố định để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tài sản này khó thay đổi và cố định.
  • Sử dụng cho tài sản lưu động thường xuyên, cố định.Tài sản lưu động thường xuyên là lượng tài sản lưu động tối thiểu mà công ty cần để tiếp tục hoạt động. Ví dụ về các tài sản lưu động thường xuyên là hàng tồn kho, tài sản đang khấu hao nhanh, tiền mặt và các khoản phải thu. Công ty sẽ yêu cầu một lượng tài sản lưu động cơ bản để tồn tại và hoạt động. Cụ thể loại tài sản này sẽ dùng chi các hoạt động vận hành cơ bản của doanh nghiệp.
  • Sử dụng cho tài sản lưu động không thường xuyên. Tài sản lưu động tạm thời (tài sản lưu động không thường xuyên)  là tài sản biến động và nó ra đời do sự thay đổi đột ngột trong một số hoạt động trong công ty. Ví dụ, do nhu cầu theo mùa, doanh số tăng đột ngột dẫn đến hàng tồn kho tăng đột ngột để đáp ứng nhu cầu bán hàng đó, và kết quả là có sự gia tăng đột ngột trong các khoản phải thu.

cau-truc-von-cho-chu-doanh-nghiep

2. Chiến lược vận dụng nguồn vốn trong quản trị tài chính cho chủ doanh nghiệp SME 

Sau khi chúng ta hiểu từng loại nguồn vốn của doanh nghiệp và cách nguồn vốn đó được phân bổ vào tài sản cố định, tài sản lưu động thường xuyên và không thường xuyên. Thì chúng ta sẽ có một số chiến lược vận dụng cụ thể phù hợp với doanh nghiệp SME như sau:

Chiến lược 1: Chiến lược bảo thủ là chiến lược trong đó sử dụng toàn bộ khoản vốn dài (vốn chủ sở hữu + vay dài hạn) cho tài sản cố định, tài sản lưu động thường xuyên và không thường xuyên. Chiến lược này thì an toàn và mang tính bảo thủ.

Chiến lược 2: Chiến lược năng động là chiến lược trong đó nguồn vốn dài (vốn chủ sở hữu và vay dài) sẽ dùng cho tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên, còn vốn ngắn hạn (vay ngắn) sẽ sử dụng cho tài sản lưu động không thường xuyên.

Chiến lược 3: Chiến lược kết hợp là chiến lược trong đó vốn dài sẽ sử dụng cho tài sản cố định, tài sản lưu động thường xuyên và một phần tài sản lưu động không thường xuyên. Còn đối với phần còn lại của tài sản lưu động không thường xuyên thì sẽ dùng vốn ngắn.

3. Vốn lưu động – Khó khăn trong quản trị tài chính cho chủ doanh nghiệp SME

Để xác định được mức vốn lưu động của doanh nghiệp cần là bao nhiêu? Cần xác định vốn lưu động sẽ sử dụng vào các hoạt động cho tài sản lưu động không thường xuyên một cách cụ thể như nhu cầu vốn lớn khi có giao dịch vào mùa vụ tăng đột biến?

Sau đó doanh nghiệp cần xác định các nguồn để huy động dòng tiền lưu động này, cụ thể:

  • Nguồn vay lưu động từ ngân hàng với lãi suất phù hợp
  • Nguồn huy động từ hoạt động hợp tác kinh doanh – Liên kết
  • Nguồn vốn chiếm dụng là khoản phải trả cho đối tác và khách hàng được thực hiện bằng biện pháp giãn thời gian trả.

4. Hàng tồn kho và cách thức quản trị hàng tồn kho cho chủ doanh nghiệp SME

Hàng tồn kho là tài sản của doanh nghiệp được lưu trữ dưới dạng hàng hóa. Loại tài sản này là yếu tố bắt buộc phải có của doanh nghiệp nhằm mục đích để hàng hóa được lưu thông  không xảy ra tình trạng cháy hàng. Nếu hàng tồn kho nhiều quá thì doanh nghiệp sẽ thiếu tiền mặt, thanh khoản, nếu hàng tồn kho mà ít quá sẽ không đủ hàng cho nhà cung cấp. Chính vì vậy, chủ doanh nghiệp cần quản trị tốt về hàng tồn khi.

Một số nguyên tắc quản lý hàng tồn kho

  • Hàng tồn kho thì gồm có nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và thành phẩm. Chủ doanh nghiệp cần hạn chế và đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh đối với sản phẩm dở dàng và bán thành phẩm để tránh việc tài sản không lưu thông kịp ra thị trường.
  • Nguyên tắc Nhập trước xuất trước cần được áp dụng để tránh các sản phẩm hết hạn sử dụng, gây tổn thất trực tiếp cho doanh nghiệp.
  • Xác định định mức tối ưu của hàng tồn kho phù hợp sản lượng thông thường của doanh nghiệp. Nếu và mùa vụ kinh doanh có thể nâng tỷ lệ hàng tồn kho lên.
  • Xác định vòng quay hàng tồn kho để nhập nguyên vật liệu, hàng hóa không tồn đọng. Dựa vào đó bạn có thể ước tính được để bán hết hàng tồn kho cần khoảng bao nhiêu thời gian. Từ đó sẽ có các dự toán chính xác hơn về thị trường, xây dựng kế hoạch nhập hàng chuẩn xác. Việc quản lý kho hàng này sẽ giúp việc lưu trữ, sản xuất hàng đạt hiệu quả cao hơn, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
  • Xác định các phương án giải phóng hàng tồn kho trong những trường hợp như biến động của thị trường như các chương trình khuyến mại nhằm thu hồi vốn.

5. Các nguyên tắc quản trị dòng tiền cho chủ doanh nghiệp SME

Để giải quyết bài toán tiền đâu của doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ doanh nghiệp cần nắm được các nguyên tắc Quản trị dòng tiền của doanh nghiệp gồm:

  • Thực hiện chiến lược giảm phí.
  • Thực hiện chiến lược quản trị khoản phải thu và khoản phải trả hợp lý. Đặc biệt nếu được nên Quản trị khoản phải trả linh hoạt hơn khoản phải thu, và khoản phải thu thì nên duy trì một hạn mức cố định và xác định thời gian rõ ràng.
  • Thực hiện việc Quản trị thâm thủng ngân sách thông qua:
    • Dự báo dòng tiền chính xác gồm tài sản cố định, tài sản lưu động thường xuyên và không thường xuyên giúp doanh nghiệp giảm thiểu những tình huống thiếu hụt nguồn vốn đến duy trì hoạt động kinh doanh.
    • Quan hệ tốt với nhà cung cấp để có thể giãn hoặc hoãn khoản phải trả.
    • Sử dụng các công cụ linh hoạt cần thiết để tạo dòng tiền như chấp nhận các khoản thiệt hại ngắn hạn nếu cần thiết, bán các khoản phải thu trong trường hợp xấu, thực hiện nguyên tắc quản trị dòng tiền đúng như vốn ngắn dùng cho tài sản ngắn, vốn dài dành cho tài sản dài.
    • Loại bỏ các yếu tố dẫn đến nợ nhần như chi những cái không cần thiết hoặc mở rộng kinh doanh mà không có hoạch định.
  • Thực hiện chiến lược quản trị hàng tồn kho hợp lý.
  • Thực hiện việc phân tách rạch ròi giữa tài chính cá nhân và tài chính doanh nghiệp thông qua việc tách bạch thu nhập của chủ doanh nghiệp trong công ty, các khoản tiền vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần được quản trị riêng biệt.

Trên đây là những yếu tố cần thiết trong việc giải quyết các bài toán về các khó khăn lớn trong quản trị tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Dưới đây là các thông tin liên hệ nếu trường hợp các bạn muốn hiểu rõ các dịch vụ nhé!

👉Tham gia Cộng đồng Yêu thương con cái và Quản lý tài chính gia đình và cá nhân hiệu quả: tại đây 

👉Đăng ký 30p tư vấn Hoạch định tài chính cùng chuyên gia: tại đây

Ngoài ra, bạn có thể xem các sản phẩm hiện tại chúng tôi đang support:

1. Bảo hiểm Ung thư –  Với mức đóng 5000 đồng/ ngày bảo vệ 750 triệu đồng  Tại đây

2. Bảo hiểm Bảo vệ thu nhập hàng tháng của người trụ cột trước mọi biến cố tại đây

Nếu bạn cần hiểu về các trường hợp loại trừ, không chi trả của bảo hiểm, bạn có thể xem Talkshow: tại đây

Một số bài báo có sự tham gia của mình:

1. Đừng để bảo hiểm trở thành gánh nặng

2. Sự nghiệp chuyển ngang sang Tư vấn tài chính cá nhân chuyên nghiệp

👉Kết nối với Chuyên gia Trần Việt để tư vấn, hoạch định tài chính và xây dựng giải pháp tài chính:

👉Hotline: 090.226.1286

👉Website: https://tranvietmb.com/

👉Facebook: https://www.facebook.com/tranviet.mbageas

👉Fanpage: https://www.facebook.com/tranviet.trustlife

👉Tiktok: https://www.tiktok.com/@tranviet.mb

.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *