TIỂU SỬ ÔNG PHẠM NHẬT VƯỢNG
Phạm Nhật Vượng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội tuy nhiên quê gốc Lộc Hà, Hà Tĩnh, cha là lính phòng không, mẹ có một quán trà nhỏ ở vỉa hè và đây là nguồn thu nhập chính cho cả gia đình ông.
Năm 19 tuổi ông Phạm Nhật Vượng đã được chọn đi du học tại Matxcova Nga tại trường Mỏ địa chất. Tại đây, ông theo học nghành Kinh tế địa chất . Sau khi tốt nghiệp đã không lựa chọn nghề mỏ mà bắt đầu sự nghiệp kinh doanh.
Năm 1996, Phạm Nhật Vượng đã lập ra chợ Barabarosha rộng cả chục ha dành cho bà con người Việt và cả những người dân địa phương về buôn bán.
Sau đó, với số vốn ban đầu vay được từ bạn bè là 10.000 USD, ông đã mở nhà nhà hàng tên Thăng Long và thành lập công ty Technocom.
Lúc đầu, nhà hàng Thăng Long khách khứa khá đông, sau đó túc tắc lúc đông lúc vắng. Lúc này, Phạm Nhật Vượng mới nhận thấy vai trò của thực phẩm nguội, đồ ăn nhanh là rất quan trọng.
Vào ngày 8/8/1993, Pham Nhật Vượng bắt đầu sản xuất mì ăn liền Mi Vina. Nắm bắt cơ hội này, ông đã đánh cược vay 100.000 USD từ những người bạn với lãi suất 8%/tháng để mở rộng sản xuất.
Đến 1995, thương hiệu Mi Vina bắt đầu xuất hiện trên thị trường rồi nhanh chóng trở thành thương hiệu nổi tiếng không chỉ ở Ucraina mà còn ra các nước lân cận. Năm 2004, thương hiệu Mi Vina chiếm 97% thị phần mì ăn liền trên thị trường.
Từ năm 1993-1999, với vai trò là người đứng đầu công ty, ông đã đưa Technocom từ một công ty nhỏ trở thành 1 tập đoàn hùng mạnh với thương hiệu Mivina danh tiếng số 1 trên thị trường và nằm trong top 100 thương hiệu hàng đầu Ukraina.
Năm 2010, sự nghiệp của ông rẽ sang trang mới khi Nesle mua lại Technocom với mức giá 150 triệu USD. Từ đó, ông quyết định đầu tư về quê hương với việc tham gia thị trường du lịch và bất động sản.
Phạm Nhật Vượng quay trở về Việt Nam và ông nảy ra ý định biến một số hòn đảo hoang sơ tại Việt nam tại Nha Trang trở thành khu nghỉ dưỡng cao cấp. Kết quả, Vinpearl Nha Trang ra đời đánh dấu sự có mặt đầu tiên của Vingroup trên thị trường BĐS Việt Nam.
Từ 2010 đến nay, Phạm Nhật Vượng dốc toàn tâm toàn lực đầu tư cho Việt Nam với việc phát triển hàng loạt các dự án nhà ở, khu đô thị, nghỉ dưỡng mang thương hiệu của Vingroup (Royal city, Time city, Vinhomes Riverside, Vinpearl Nha Trang, Phú Quốc…), đưa các thương hiệu này lên một tầm cao mới.
“Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”, đó là khí phách và ý chí của Phạm Nhật Vượng. Không phải lúc nào cũng đúng, không phải không có vấp ngã, sai sót, nhưng tinh thần ấy đã và đang tạo nguồn cảm hứng vô tận không chỉ cho những con người Vingroup mà còn truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ tiếp theo…
09 BÀI HỌC KINH ĐIỂN VỀ DẠY CON CỦA ÔNG PHẠM NHẬT VƯỢNG
- Không ép con làm việc của mình. năng lực đến đâu thì làm đến đấy bởi Vin là tâm huyết của rất nhiều người đã đổ xương máu ra để gây dựng
- Con nếm trải mọi hoạt động kinh doanh gia đình để va chạm thực tiễn/
- Yêu lao động và rèn luyện ngay từ bé để kiếm tiền. Như cậu con trai đầu, ngày xưa ở bên Ukraine sân nhà tôi rất rộng, đến mùa hè tôi mua một xe gạch về đổ xuống sân.Cháu và mấy đứa bạn nữa cứ chở từ đầu này đến đầu kia sắp xếp xong là được 100 đô, cứ như vậy làm miệt mài cả mùa hè. Ngay bây giờ cũng thế, cũng phải lao động. Như con bé út nhà tôi bây giờ cũng thế, ăn cơm xong là phải đi dọn bát, làm việc nhà.
- Không được khệnh khạng, tự phụ bởi là con của Phạm Nhật Vượng.
- Rất chú trọng kinh nghiệm của người đi trước, muốn con tiếp xúc với nhiều người thành công, chứ nếu chỉ tiếp xúc với lớp trẻ thì khó vươn lên được. Bởi họ là những người được tích lũy kinh nghiệm thương trường, họ chính là những người thầy tốt.
- Thích con mắc sai lầm
- Rất coi trọng ý tưởng bởi người nghèo chỉ biết làm việc để ra tiền, còn người giàu biết biến ý tưởng thành hiện thực để ra tiền (Ví dụ mì gói, tập đoàn Vin_
- Khi có ý tưởng hãy thảo luận với những người thành đạt, đừng nói chuyện với những người thất bại hoặc không làm, họ làm mình nhụt chí. Người nghèo nghĩ ngắn bởi họ không hiểu sức mạnh của ý tưởng, tiền bạc có sức mạnh lớn lao, nhưng ý tưởng có sức mạnh phi thường