Xin chào! Mình là Trần Việt MB – TrustLife, hôm nay là ngày 24.11.2022 mình viết một bài review về những lưu ý cần khắc cốt ghi tâm khi đầu tư bất động sản dưới góc nhìn của một nhà đầu tư cá nhân có những kinh nghiệm trên thị trường này và cũng đã trải qua khá nhiều những phong ba bão tố để được như ngày hôm nay. Những nội dung chia sẻ sẽ mang tính tổng hợp chứ không mang màu sắc của một chuyên đề riêng biệt. Hy vọng bài viết giúp anh cho quý độc giả, và đừng quên theo dõi các kênh thông tin của mình ở phía dưới để được cập nhật và nhận các thông tin về các khu đất mình đang đầu tư chi tiết hơn nhé!
-
Lưu ý các tiêu chí đánh giá khi đầu tư bất động sản khu đô thị
- Xác định mục đích sở hữu bất động sản là để ở hay đầu tư. Nếu để đầu tư thì cần chú trọng tính thanh khoản của loại hình đầu tư tại các đại đô thị. Ví dụ các loại nhà liền thổ như (Biệt thự, Shophouse, nhà phố/ liền kề) thì thường dành cho những nhà đầu tư, còn các loại hình căn hộ chung cư thì phải được xem xét ở các yếu tố như vị trí địa lý di chuyển đến trung tâm làm việc thì mới đánh giá được tính thanh khoản.
- Xác định về yếu tố giao thông: Đây là yếu tố cần xem xét khi lựa chọn, thường thì chúng ta có thể tính thời gian đi lại vào trung tâm thành phố nơi làm việc vào quãng thấp điểm hoặc cao điểm. Đồng thời xem xét các yếu tố về loại phương tiện đi lại như xe hơi, xe máy, hoặc các ô tô bus ở các đại đô thị.
- Xác định các yếu tố về tiện ích xung quanh. Ở thời điểm hiện tại, tiện ích là thứ làm cho bất động sản tăng giá đặc biệt là ở các dự án đô thị. Ví dụ đơn giản nếu bạn ở một nơi mà cách xa bệnh viện, trường học và siêu thị (như “chợ” với tên gọi ngày xưa) thì sẽ rất khó khăn trong việc duy trì những nhu cầu sinh hoạt tốt thiểu như ăn, uống, học tập, giải trí và khám chữa bệnh, và những nhu cầu khác như sức khỏe, tập luyện, cư dân có văn minh, hiện đại hay không?
Một lời khuyên của mình là khi đầu tư vào các khu đô thị, đất nền dự án bản chất giá đã có thể qua rất nhiều vòng mới đến tay bạn. Và khi giá được đảo nhiều vòng thì đồng nghĩa lợi nhuận đến tay bạn sẽ không được bao nhiêu trừ một số trường hợp đặc biệt như Vinhomes Ocean Park 1 vào đúng thị trường thuận, và bản thân sản phẩm quá tốt mới có biên lợi nhuận tốt như vậy. Còn lại khi đầu tư vào những dự án này thì biên lợi nhuận sẽ không thực sự cao và thậm chí đôi khi có hiện tượng “chôn vốn lớn” tại đây.
2. Lưu ý về tách thửa trong khi đầu tư bất động sản 2023
- Đối với đất ở đô thị thì sẽ bắt buộc có Quy hoạch 1/500 ( QH 1/500). Nếu vị trí đất đã được nhà nước phê duyệt sẵn 1/500 thì cứ thế mà tách. Còn nếu vị trí đất chưa có 1/500 thì lúc này nhà đầu tư phải lập dự án 1/500 để được NN phê duyệt thì mới được tách thửa.
- Đối với đất ở nông thôn thì nếu ngay trong khu dân cư đang ở. Hiểu nôm na là có nhà dân ở thì sẽ không yêu cầu việc 1/500 mà cho tách thửa theo quy định tại khu vực đó.
- Đối với việc chuyển mục đích đất thổ cư thì hiện tại một vài tỉnh đang áp dụng bất viết cam kết xây nhà.
- Giới hạn số lượng tách sổ trong 1 lần. Tách dưới 5 sổ đang phổ biến ở vài tỉnh.
- Viết đơn giải trình khi tách thửa cam kết không phân lô bán nền . Trong trường hợp tách thửa chia tài sản trong gia đình thì phải nộp kèm giấy khai sinh để chứng minh.
3. Lưu ý các loại thuế phí khi giao dịch bất động sản
- Thuế thu nhập cá nhân = Giá chuyển nhượng X 2% (Giá không thấp hơn bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành)
- Phí trước bạ được phân ra 2 trường hợp
- Chỉ có đất: 0.5% X (Diện tích X Giá 1m 2 do UBND ban hành)
- Có nhà và đất: 0.5% X (Diện tích X Giá 1m 2 do UBND ban hành X Tỷ lệ chất lượng nhà còn lại)
- Phí công chứng căn cứ theo giá trị giao dịch
- Dưới 50 triệu: Thu 50.000 đồng
- Từ 50 – 100 triệu: Thu 100.000 đồng
- Từ 100 triệu – 1 tỷ: 0.1% (Tài sản hoặc giá trị hợp đồng)
- Từ 1 – 3 tỷ: 1 triệu X 0.06% ( Tài sản hoặc giá trị hợp đồng)
- Từ 3 – 5 tỷ: 2.2 triệu X 0.05% ( Tài sản hoặc giá trị hợp đồng)
- Từ 5 – 10 tỷ: 3.2 triệu X 0.04% ( Tài sản hoặc giá trị hợp đồng)
- Từ 10 – 100 tỷ: 5.2 triệu X 0.03% ( Tài sản hoặc giá trị hợp đồng)
- Từ 100 tỷ : 32.2 triệu X 0.02% ( Tài sản hoặc giá trị hợp đồng) (Không quá 70 triệu)
- Phí cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất + Phí thẩm định hồ sơ: Tùy địa phương
4. Lưu ý khi mua – sửa – bán khi đầu tư bất động sản
- Sổ đỏ khi đưa người Mua xem chỉ cho 1 người coi lần lượt và ngay trước mặt, tránh bị đánh tráo sổ hay làm giả đi bán người khác.
- Nhận tiền mặt coi chừng thiếu tiền hoặc tiền giả, nhất là số tiền lớn mình thấy mọi người thường “lười” đếm. Tốt nhất là vào ngân hàng gửi luôn, không cầm ra đường.
- Các thời điểm giao nhận tiền là khi nào, thời điểm công chứng bao nhiêu ngày… phải ghi thật rõ trong Hợp đồng mua bán.
- Nên lăn chỉ tay ba bên vào hợp đồng cọc/ mua bán (Bên Bán, Bên Mua, Bên làm chứng (thường là Môi giới). Sau đó tự mình kiểm tra xem có đúng Người Mua lăn ko? Vì chữ ký có thể giả hoặc ký nhiều chữ.
- Các giấy tờ Bên Mua phải đầy đủ khi đi công chứng gồm: CMND /CCCD còn hiệu lực, sổ hộ khẩu, kết hôn/ xác nhận tình trạng hôn nhân (độc thân hay ly dị, chồng/vợ mất…)
- Phải ràng buộc trong HĐ cọc “Trong bao lâu đến ngày hẹn ko công chứng và giao tiền thì mất toàn bộ số tiền đã thanh toán.” Phòng trường hợp mua “lướt” sau đó không đến hoàn thiện nốt thủ tục mua bán.
- Bên Mua chứng minh đã có đủ tiền mua vào ngày công chứng. Không thừa thiếu và lần nữa sang nhiều tuần sau.
- Đến ngày hẹn thanh toán mà bên Bán dở chứng, làm khó, ăn quỵt… thì cứ đúng luật ra phòng công chứng mà hủy HĐCC, đồng thời phát hành thư thông báo gửi cho bên Mua qua bưu điện (thư đảm bảo).
- Khi đi công chứng mình chọn phòng công chứng đối với người bán.
- Trong hợp đồng nên có câu: Bên Mua đã kiểm tra quy hoạch và toàn bộ pháp lý, vị trí, hiện trạng lô đất. Và đồng ý mua lô đất với hiện trạng hiện tại.
Trường hợp các bạn cần mẫu hợp đồng cọc và mua bán có thể liên hệ mình thông qua các thông tin cuối bài viết.
5. Lưu ý về các tín hiệu cơ bản về vĩ mô khi đầu tư bất động sản
- Chính sách tài khoá: Việc cung tiền của nhà nước được siết chặt lại thông qua việc tăng lãi suất sẽ siết dòng vốn của bất động sản lại và thu hút dòng tiền về ngân hàng nhiều hơn.
- Chính sách đầu tư của Chính phủ: Bạn cần để ý những định hướng của chính phủ với thị trường bất động sản để nắm bắt tầm nhìn chung về thị trường ví dụ như những chủ trương về đầu tư công, hoặc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển các đại dự án.
- Chính sách về thủ tục giao dịch có mở cửa để tăng cường giao dịch hay siết chặt lại, có mở rộng cho nhà đầu tư nước ngoài hoặc các đối tượng đầu tư hay không? Điều này sẽ tạo ra một dòng tiền mới vào thị trường.
- Định hướng phát triển kinh tế của Quốc gia, tỉnh, thành phố, huyện, xã phường thị trấn sẽ giúp cho bạn có góc nhìn đầu tư bài bản.
6. Lưu ý về nghiên cứu Quy hoạch đối với đầu tư bất động sản
Các loại quy hoạch chính bạn cần biết:
- Quy Hoạch Định Hướng: là quy hoạch tổng thể, mang tính định hướng phát triển cho tỉnh, thành phố
- Quy Hoạch Xây Dựng: (hay là QH 1/2000): Đây là loại quy hoạch mô tả khu vực đó được xây dựng như thế nào và có được xây dựng không.
- Quy Hoạch Sử dụng đất (SDĐ): là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng từng địa phương.
- Kế Hoạch Sử dụng đất: là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.
- Quy hoạch 1/500: là do doanh nghiệp làm và đi duyệt, thường hay gặp ở các dự án.
Ý nghĩa của việc xem Quy hoạch đất:
- Nếu xem Quy hoạch một khu vực rộng hơn thì nên xem Quy hoạch định hướng.
- Nếu xem Quy hoạch của một dự án thì xem tỉ lệ 1/500.
- Nếu xem Quy hoạch lô đất thì xem QHSDĐ, QH Xây Dựng.
Mục đích của xem Quy Hoạch:
-
Muốn biết vị trí đó hiện tại là đất gì (thổ cư, cây lâu năm, đất rừng, đất giáo dục, đất công viên…).
-
Vị trí đất với sổ hồng có trùng nhau không.
-
Diện tích trên sổ và thửa đất trên bản đồ quy hoạch có khớp nhau không.
-
Vị trí đất có xây dựng nhà được không?
Hướng dẫn cách xem Quy hoạch:
- Thông qua Files quy hoạch của Tỉnh, huyện, thành phố
- Apps của tỉnh hay trang web xem quy hoạch.
Lưu ý khi xem quy hoạch đất:
- Phải có sổ hồng/đỏ có số tờ số thửa, có thông tin địa chỉ lô đất.
- Trường hợp không có thông tin của lô đất thì có thể xem quy hoạch từ vị trí được định vị qua maps.
Các Apps hỗ trợ hỗ trợ xem Quy hoạch
- Topenland
- QH Ho Chi Minh
- QH Đồng Nai
- Bình Phước
- Bà Rịa Vũng Tàu
- Remaps
- Thongtinland
- Guland…
Kết luận về nội dung Quy hoạch:
- Quy Hoạch được chia làm 2 dạng: Chính Thức và Không Chính Thức. Và ở đây tôi chỉ nói đều cơ bản của Quy Hoạch Chính Thức.
- Tra cứu quy hoạch chúng ta cần có thông tin đầy đủ nhất và biết các kỹ năng tra cứu. Các ứng dụng chỉ giúp tra cứu nhanh hơn và cơ bản mà thôi. Và nhớ rằng, trước khi có quyết định “xuống tiền” thì nên liên hệ văn phòng đăng kýkí đất đai kiểm tra cho chắc, vì đó là nơi mà có quy hoạch chính xác nhất, cập nhật nhanh nhất.
7. Lưu ý kiểm tra thực tế khi đầu tư bất động sản
- Phải đo diện tích đất thực tế mà không được tin vào sổ đỏ: Ví dụ là khi bạn đi mua thì chủ đất báo miếng đất 1000m2, nhìn vào sổ đỏ cũng là 1000m2. Nhưng miếng đất đã được đo từ lâu, hồi trước thì công cụ không chính xac như bây giờ. Miếng đất 1000m2 đi đo lại tầm 800-900m2 thôi, vậy là thay vì mua được giá hời (dưới giá thị trường), bạn đang trả đắt hơn thị trường nhiều. Nên sổ đỏ chỉ là công cụ mang tính tham khảo -> Luôn đo lại khi tiến hành mua bán, nhất là các giao dịch lớn.
- Phải làm biên bản ký giáp ranh, giáp thửa với các chủ đất liền kề. Ví dụ: Bạn mua một thửa đất 30X60 và có dự định xây nhà trên mảnh đất đó. Chủ nhà chỉ cho bạn chiều ngang của thửa đất là từ điểm A đến điểm B và bạn đo đạc đủ 20m rồi tiến hành giao dịch. Một ngày đẹp trời, bạn xây nhà, chủ nhà bên cạnh chạy sang làm toáng lên, anh ta nói với bạn rằng lúc anh ta xây nhà không xây hết đất mà chừa ra một khoảng 0,5m và yêu cầu bạn phải chừa ra khoảng trống 0,5m. Nếu bạn không chịu anh ta đâm đơn kiện bạn. Lúc này bạn sẽ toát mồ hôi để giải quyết tranh chấp, đó là chưa kể tới trường hợp bạn đã xây tường lên rồi và thẳng kế bên nó kiện bắt bạn đập bỏ xây lại. Đi kiếm lại chủ đất cũ để nhờ đứng ra giải quyết thì ông ta đã mất rồi. Cho nên khi đi mua đất, để sau này không xảy ra tranh chấp tốt nhất phải kêu các chủ đất liền kề ra ký biên bản giáp ranh, giáp thửa và đóng cọc mốc ranh giới rõ ràng. Lưu ý là người ký biên bản phải là chủ đất đứng tên trong sổ của các thửa đất liền kề chứ không phải người thân trong gia đình nhé.
Lưu ý: Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho UBND xã, phường, thị trấn (cấp xã) nơi có thửa đất để giải quyết.
8. Lưu ý về góp vốn phân phối dự án khi đầu tư bất động sản
Khi góp vốn thực hiện phân phối dự án thì thực tế trên thị trường có những trường hợp chủ đầu tư hứa hẹn những bức tranh đẹp khiến nhà đầu tư lơ là trong việc thẩm định tính an toàn và chắc chắn của dự án. Dẫn đến việc sau khi ký hợp đồng góp vốn thì các rủi ro bắt đầu xuất hiện như pháp lý dự án, không đủ năng lực thực hiện dự án…. và nhà đầu tư không nhận lại được tiền gốc chứ không nói đến tiền lời. Thêm nữa, bản chất các chủ đầu tư thường có đội pháp chế chuyên nghiệp “Cài cắm hợp đồng”, vậy nên bạn cần rà soát kỹ càng đặc biệt là các điều khoản nếu chủ đầu tư vi phạm hợp đồng.
Một lưu ý nhỏ là hợp đồng góp vốn là hợp đồng khó đòi nhất khi có rủi ro xảy ra.
9. Lưu ý khi mua dự án đất nền của chủ đầu tư địa phương hoặc chưa danh tiếng
- Vị trí, quy mô và tính khớp nối của Dự Án.
- Tiến trình pháp lý hiện tại của DA.
- Năng lực của CĐT.
- Văn bản ký kết khi mua bán.
A. Vị trí, quy mô và tính khớp nối của Dự Án:
- Quy hoạch đan xen nhiều loại hình đất: Thường các Chủ đầu tư năng lực yếu kém không có khả năng lấy dc những quỹ đất đẹp và “sạch” nên những dự của họ thường nằm gọn trong các khu dân cư cũ, chưa được điều chỉnh quy hoạch. Các lộ giới đất ở, đất trồng cây, đất nghĩa địa v.v… nằm đan xen lẫn nhau. Vậy nên khi đi mua Bất động sản dự án đất nền mà thấy Dự Án quy mô nhỏ (thông thường quy mô dưới 20ha), có những yếu tố trên thì nên cẩn trọng… vì lúc này sẽ xuất hiện 3 rủi ro:
- Năng lực thực hiện dự án yếu
- Tính thanh khoản thấp và tiềm năng thấp
- Khả năng khớp nối thấp và rất dễ bị điều chỉnh quy hoạch”.
B. Tiến trình pháp lý hiện tại của Dự án:
C. Thời điểm nào thích hợp để đầu tư:
- Thời điểm an toàn nhất là: Nghiệm thu Hạ tầng xây dựng và nộp tiền sử dụng đất, lúc này mới đủ điều kiện mở bán; Ra sổ đỏ tổng theo giấy phép xây dựng và nộp thuế; Ra sổ đỏ từng lô cho khách hàng.
Chọn mua tại thời điểm này phù hợp với những khách hàng có nhu cầu sử dụng ngay sản phẩm hoặc muốn chắc chắn 100% an toàn, tất nhiên đi kèm với an toàn thì giá sẽ ở giai đoạn cao nhất và sẽ khó chọn được vị trí mình muốn (vì chưa chắn người mua trước đã muốn bán). - Thời điểm thứ 2 dành cho những khách mua đầu tư là ở giai đoạn Quyết định giải toả đền bù; Thực hiện xong giải toả đền bù; Quyết định giao đất (từng phần hay theo diện tích đã giải toả hoặc toàn bộ) (những bước thủ tục này có thể diễn ra đồng thời chứ không nhất thiết nối tiếp nhau). Lúc này có những điều sau giúp khách hàng an tâm hơn:
- Thực hiện giải phóng mặt bằng, giải toả đền bù xong nghĩa là đất đã sạch, không tranh chấp, hơn nữa Chủ đầu tư cũng thể hiện được một phần năng lực tài chính cũng như năng lực triển khai;
- Chủ đầu tư được giao đất và cấp Giấy phép xây dựng đồng nghĩa với việc hoàn toàn đủ khả năng triển khai các bước tiếp theo mà không gặp quá nhiều trở ngại từ yếu tố bên ngoài (nếu có thì rắc rối sẽ chủ yếu đến từ ý muốn chủ quan của họ). Thêm nữa khi đã có giấy phép xây dựng và được giao đất thì thông thường Dự án đã đựợc thẩm duyệt với quy hoạch 1/2000, đặc biệt là phần khớp nối hạ tầng mà chúng tôi đã đề cập phía trên.
- Thời điểm khác có thể mua khi bạn quản trị rủi ro với các nguồn tin “nội bộ” một cách chính xác.
10. Lưu ý khi đánh giá Chủ đầu tư dự án
- Lên Google search về chủ đầu tư để tìm phốt là cách nhanh nhất. Nếu sâu hơn thì xác định thông qua “Tỷ lệ sản phẩm đã hoàn thiện thành công và số lượng sản phâm rtrong thời gian gần nhất. Tại sao lại như vậy? Vì chủ đầu tư có thể mang tiền ở dự án này “gối” lên dự án khác. Không phải cứ uy tín trong quá khứ thì trong hiện tại chắc chắn uy tín… Có nhiều chủ đầu tư chỉ làm dc 01 DA bài bản, ra sổ đầy đủ, rồi đi quảng cáo rất “Hoành tráng” nhưng cùng lúc này họ làm đến 5-6 Dự án khác thì rủi ro lại phụ thuộc rất nhiều vào khả năng xoay dòng tiền, xoay chuyển vốn của Chủ đầu tư, chỉ cần một Dự án bán không tốt, dòng tiền không thông thì toàn bộ hệ thống sẽ có nguy cơ dừng lại và có khả năng sụp đổ.
- Xem xét danh sách các đối tác trực tiếp của chủ đầu tư và nhìn vào tiểu sử của họ để đánh giá sơ bộ về uy tín của họ. Về cơ bản, gió tầng nào gặp mây tầng đó.
- Xem xét cách CĐT thực hiện tiến độ xây dựng hạ tầng để đánh giá năng lực tài chính năng lực xoay vòng tài chính. Một CĐT đủ mạnh nhanh trong việc làm hạ tầng. Và hiển nhiên Chủ đầu tư nào đủ mạnh về tài chính luôn thích làm xong rồi mới bán vì sẽ bán được giá cao hơn, thu lợi nhuận lớn hơn.
Lưu ý một thủ thuật nhỏ để nhận xét về năng lực của Chủ đầu tư : Trong các văn pháp lý Dự án luôn có ngày phê duyệt, nếu thấy khoảng cách phê duyệt các cơ sơ pháp lý quá xa nhau, và đặc biệt hạ tầng không có tiến triển lớn so vs thời hạn cấp Giấy phếp xây dựng hoặc dự án có nhiều công văn điều chỉnh (kèo dài) thời gian thực hiện dự án thì mọi người nên cân nhắc.
11. Lưu ý khi ký kết khi mua bán đất nền dự án:
- Nhớ rằng tất cả các văn bản ký kết của khách hàng với bất cứ đơn vị nào (Chủ đầu tư hoặc bên thứ ba) khi mua bán sản phẩm của một dư án chưa đủ điều kiện mở bán đều là thỏa thuận dân sự và dựa trên luật Dân sự 2015. Vì sao lại như thế? Điều này là cách các Chủ đầu tư được phép huy động vốn mà không dựa vào luật kinh doanh BĐS.
- Đặc tính của các loại văn bản này là khi xảy ra sự cố, tranh chấp và kiện tụng, điều đầu tiên làm sẽ là Hòa giải hai bên, và tất cả đều xử lý theo luật Dân sự, vì vậy việc kiện tụng của khách hàng sẽ kéo dài rất lâu và lằng nhằng. Đã có rất nhiều vụ kiện như vậy rồi, thậm chí dù cho khách hàng thắng kiện thì vài năm trôi qua vẫn chưa nhận được đất hay lấy lại được đủ tiền.
- Tuy vậy, không có nghĩa là tất cả các dự án bán lúa non đều không nên đặt bút vào ký, vẫn có nhiều dự án Chủ đầu tư có đủ uy tín và năng lực để thực hiện, việc huy động vốn vẫn đúng theo Pháp luật. Điều khách hàng nên lưu tâm để hạn chế rủi ro khi kí kết các văn bản này là:
- Đọc rõ các điều khoản bên trong văn bản, đặc biệt về thời gian hiệu lực, kết thúc văn bản (đơn phương hoặc đến hạn…), quyền-nghĩa vụ các bên, giải quyết tranh chấp,…
- Nếu có thể hãy ký văn bản này trực tiếp với CĐT (tên doanh nghiệp đứng tên DA), hoặc bên thứ ba nhưng phải có văn bản “Ủy quyền thu tiền hộ” hoặc các văn bản tương đương (Lưu ý các văn bản này phải có ghi rõ mã block, mã lô được phép thu hộ).
12. Lưu ý về chiêu trò của môi giới khi đầu tư bất động sản
- Chiêu “ch.ân gỗ”: Nhờ người thân đóng giả làm người mua để tạo tâm lý sốt sắng cho người mua thực sự.
- Đạp giá: Là khi chủ nhà đưa ra một cái giá b.án mà lâu không có khách mua thành công, phía môi giới sẽ tỉ tê ra nhiều lý do bất lợi của nhà như “bị ngã ba chiếu tướng”, khu vực ít nhà đ.ầu tư quan tâm… để chủ nhà phải nghĩ lại, hạ giá xuống.
- Đẩy giá: Gặp những chủ nhà vô thế bí, cần tiền bạc trả nợ nần, phải b.án tháo nhà, môi giới “quăng câu” ngay: “Dạ để em tìm khách chịu mua cho. Anh vẫn giữ gi.á đó hả? Mình bán thu về nha? Anh không cần phải chi hoa hồng cho em mà cứ lấy nguyên cục gi.á bán, chỉ cho em phần tăng thêm nếu ra được nhà nhanh”.
Chủ nhà đang thế kẹt, cần tiền nhanh, rất dễ gật đầu trước chiêu “đẩy giá” này, nhất là khi họ nghe không phải chi hoa hồng. Nhưng họ đâu biết rằng căn nhà họ rao giá hớ 10 tỉ đồng, sẽ được môi giới b.án với gi.á 11 tỷ đồng và hưởng trọn khúc tăng thêm này. Ngoài ra cũng có môi giới “tử tế” hơn, đưa ra điều khoản: “Anh cứ thu về trọn cục tiền bán được. Còn khoản em tăng thêm một chút mà thành thì cho em xin một nửa số đó nhé”.
Vậy là, Trần Việt vừa chia sẻ một số điều kinh nghiệm từ quá trình học tập và thực tế. Tuy vậy, khi đầu tư thực tế đặc biệt là với số tiền lớn như đầu tư bất động sản thì bạn không nên đi riêng lẻ, mà nên buôn có bạn, bán có phường để có thể gia tăng quá trình làm giàu của mình nhé.
Phía dưới là thông tin liên hệ của mình trong các mảng mà chúng mình đang thực hiện, bạn có thể ký gửi sản phẩm bất động sản hoặc cùng chúng mình tìm các dự án đầu tư chất lượng.
Dưới đây là các thông tin liên hệ nếu trường hợp các bạn muốn hiểu rõ các dịch vụ nhé!
👉Tham gia Cộng đồng Yêu thương con cái và Quản lý tài chính gia đình và cá nhân hiệu quả: tại đây
👉Đăng ký 30p tư vấn Hoạch định tài chính cùng chuyên gia: tại đây
Ngoài ra, bạn có thể xem các sản phẩm hiện tại chúng tôi đang support:
1. Bảo hiểm Ung thư – Với mức đóng 5000 đồng/ ngày bảo vệ 750 triệu đồng Tại đây
2. Bảo hiểm Bảo vệ thu nhập hàng tháng của người trụ cột trước mọi biến cố tại đây
Nếu bạn cần hiểu về các trường hợp loại trừ, không chi trả của bảo hiểm, bạn có thể xem Talkshow: tại đây
Một số bài báo có sự tham gia của mình:
1. Đừng để bảo hiểm trở thành gánh nặng
2. Sự nghiệp chuyển ngang sang Tư vấn tài chính cá nhân chuyên nghiệp
👉Kết nối với Chuyên gia Trần Việt để tư vấn, hoạch định tài chính và xây dựng giải pháp tài chính:
👉Hotline: 090.226.1286
👉Website: https://tranvietmb.com/
👉Facebook: https://www.facebook.com/tranviet.mbageas
👉Fanpage: https://www.facebook.com/tranviet.trustlife
👉Tiktok: https://www.tiktok.com/@tranviet.mb