gửi-tiền-ngân-hàng-hay-bảo-hiểm-nhân-thọ

Tư vấn:” Gửi tiền vào ngân hàng hay bảo hiểm nhân thọ?” – Trần Việt MB

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt – Chuyên gia tài chính của Bảo hiểm nhân thọ Quân đội MB Ageas Life. Mặc dù là một thành viên của MB Ageas Life nhưng không có nghĩa là mình sẽ tư vấn theo chiều hướng để khách hàng phải mua hàng nhé. Mình sẽ khai thác, phân tích kỹ càng để trả lời cho câu hỏi:” Nên gửi tiền vào ngân hàng hay bảo hiểm nhân thọ?”

  1. Đánh giá lãi suất trước khi gửi tiền vào ngân hàng hoặc bảo hiểm nhân thọ

Đã nói đến tiền là nói đến lãi suất, có vậy thôi. Bạn đem tiền của mình đi gửi bất kỳ ai, từ tổ chức cho vay lãi, cổ phiếu, bất động sản cho đến ngân hàng vả bảo hiểm thì mục đích cuối cùng cũng vẫn là phải có lãi suất. Tuy nhiên, mỗi một kênh có những rủi ro riêng biệt và mức lợi nhuận riêng biệt, và mức lợi nhuận sẽ thể hiện qua câu châm ngôn: “Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn”

bảo-hiểm-nhân-thọ-nào-tốt-nhất-trần-việt-mb-ageas-life
Luôn tận tâm – Luôn hoàn thiện

Hiện tại, tháng 8 năm 2019, theo Trần Việt tìm hiểu, mức lãi suất ngân hàng đang dao động từ 6,9% đến 7,8% áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng. Trong đó, ngân hàng quân đội MB Bank mức lãi suất là 7,5% là tương đối cao.

Đối với các công ty bảo hiểm hiện nay, lãi suất dao động từ 5-7% và phụ thuộc vào kết quả đầu tư. Mức lãi suất của MB Ageas Life khi tham gia sản phẩm Kiến tạo ước mơ là 6%. Khách hàng khi tham gia bảo hiểm nhân thọ Quân đội có thể xem kết quả công bố về thông báo lãi suất đầu tư theo hàng tháng tại đây

Kết luận: So sánh về lãi suất thì khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ ít có quyền lợi về lãi suất hơn dao động 1-2%

2. Đánh giá phí thu trước khi gửi tiền vào ngân hàng hay bảo hiểm

Sau khi quan tâm đến lãi suất, thì theo Trần Việt, khách hàng cần phải biết những khoản phí mà mình sẽ phải chịu khi tham gia bảo hiểm nhân thọ ũng như gửi ngân hàng. Trên thực tế, bảo hiểm nhân thọ là kênh bảo hiểm duy nhất hiện nay được tích lũy và có lãi suất, còn đối với tất cả các loại bảo hiểm phi nhân thọ còn lại như xe cộ, y tế, sức khỏe, khách hàng phải bỏ tiền ra để mua lấy sự bảo vệ.

Tuy nhiên, thay vì mua đứt hoàn toàn như những sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, xe cộ, y tế…. thì bảo hiểm nhân thọ cũng sẽ thu của bạn một số khoản phí để đảm bảo cho việc duy trì hoạt động, trả tiền bảo hiểm cho khách hàng gồm:

  • Phí ban đầu: Là khoản phí khi bạn tham gia bảo hiểm sẽ phải nộp cho công ty bảo hiểm để đảm bảo mức bảo vệ cao.
  • Phí rủi ro: Là khoản phí trích nộp hàng năm để đảm bảo việc thanh toán cho khách hàng. Phí này sẽ về không khi số tiền của khách hàng đóng bằng với số tiền bảo vệ.
  • Phí duy trì hợp đồng hàng năm:
  • Phí rút tiền nếu có.
  • Phí hủy hợp đồng (nếu có).
bảo hiểm nhân thọ kiến tạo ước mơ
Bất kỳ một sản phẩm nào cũng có mặt trái và mặt phải. Bảo hiểm cũng là một công cụ tài chính, hãy kỹ càng và đặc biệt cẩn thận khi lựa chọn tư vấn viên

Còn đối với ngân hàng, mức phí của khách hàng thấp hơn so với bảo hiểm”

  • Phí nộp tiền.
  • Phí thanh toán, chuyển khoản.
  • Phí duy trì các dịch vụ

Kết luận: Gửi tiền vào bảo hiểm nhân thọ mất nhiều khoản phí hơn so với ngân hàng

3. Đánh giá thanh khoản (khả năng rút tiền) trước khi gửi tiền vào ngân hàng hay bảo hiểm.

Khi chúng ta gửi tiền vào bất kỳ tổ chức nào, thì sau lãi suất, phí đóng thì Trần Việt sẽ tư vấn so sánh về thanh khoản, tức là khả năng rút tiền dễ dàng sẽ được đánh giá tiếp theo. Và hiện tại, một lần nữa bảo hiểm nhân thọ lại thua ngân hàng về tính thanh khoán, cụ thể:

  • Đối với ngân hàng bạn có thể linh hoạt kỳ hạn gửi từ 1 tháng cho đến 36 tháng và có thể dừng, rút bất kỳ lúc nào
  • Đối với công ty bảo hiểm nhân thọ, nếu bạn hủy hợp đồng trong 2 năm đầu sẽ bị phạt 100% số tiền đóng, nếu bạn hủy hợp đồng trong 6 năm đầu thì tùy từng năm sẽ có những mức phạt khác nhau. Nếu bạn rút tiền trong những năm đầu tiên thì số tiền của bạn thâm chí sẽ âm bởi các khoản phí mình đã kê ra ở trên. Tuy nhiên, Trần Việt cũng xin lý giải cho các bạn nguyên nhân của việc này, đó là theo quy định của Bộ Tài chính, những lĩnh vực đầu tư của công ty bảo hiểm phải đảm bảo rủi ro thấp để bảo toàn nguồn tiền của khách hàng, mà rủi ro thấp thì lợi nhuận cũng thấp cụ thể là trái phiếu, ngân hàng là chính, cổ phiếu, các kênh khác chỉ chiếm 8-10% thôi. Nên cũng dễ hiểu nếu bạn tham gia ngắn và đòi hỏi được chi trả cao thì không công ty nào theo được mất.
Clip này sẽ cho các bạn thấy những kênh bảo hiểm đầu tư vào nhé.

Kết luận: Thanh khoản của ngân hàng cao hơn bảo hiểm nhân thọ nhiều.

4. Đánh giá giá trị cốt lõi của các sản phẩm trước khi gửi tiền vào ngân hàng hay bảo hiểm

Ở ba phần đầu tiên, các bạn đã thấy sự thua sút rõ rệt của bảo hiểm nhân thọ đối với ngân hàng về lãi suất, thanh khoản và phí đóng. Và nếu bảo hiểm nhân thọ chỉ có vậy, có lẽ đến người không hiểu biết gì cũng sẽ lựa chọn ngân hàng để làm nơi gửi tiền.

Tuy nhiên, ở phần giá trị sản phẩm bảo hiểm và giá trị sản phẩm tiền gửi, thì có thể thấy rõ ràng là ngân hàng thua sút hoàn toàn so với bảo hiêm.

  • Giá trị sản phẩm tiền gửi ngân hàng: Lãi suất
  • Giá trị sản phẩm tiền gửi ngân hàng: Số tiền bảo vệ lớn hơn nhiều lần số tiền đóng khi rủi ro xảy ra + Lãi suất. Cụ thể là Trần Việt mua cho mình một gói bảo hiểm 10 triệu ở tuổi 33 và được bảo vệ khi tử vong lên đến 500 triệu. Và rõ ràng là sẽ không thể bảo tự dưng khoản bảo vệ đó rơi xuống, mà phải rất công bằng thì khách hàng và công ty bảo hiểm mới cùng thỏa thuận được.
có-nên-theo-nghề-bảo-hiểm-nhân-thọ-hay-không
Sức mạnh của bảo hiểm so với ngân hàng chính là khoản tiền khi rủi ro xảy ra. Nhưng nó không miễn phí đâu bạn nhé

Và ở một góc nhìn bổ sung thì bảo hiểm nhân thọ là cách tiết kiệm tiền có kỷ luật, chống lại cám dỗ chi tiêu để sau khoảng 15 năm bạn có thể sử dụng đó thành một quỹ trả lương hưu đều đặn, một khoản học vấn hay một nguồn trợ cấp y tế nếu cần khi về già. Và ngân hàng thì không làm được như vậy bởi việc rút hay không phụ thuộc vào khách hàng, còn ở bảo hiểm nhân thọ là khách hàng phải tuân thủ luật chơi mà cả hai đều phải win win.

Ở các bài trước mình đã phân tích quá nhiều về bảo hiểm, nên phần này mình sẽ không nói nữa và kết luận: Giá trị sản phẩm của bảo hiểm nhân thọ tôt hơn ngân hàng.

Tổng kết: Từ 4 phần trên, mình muốn nói rằng bạn gửi tiền vào ngân hàng hay bảo hiểm nhân thọ thì phải căn cứ vào mục đích sử dụng của bạn. Đối với ngân hàng là lãi suất, thanh khoản, phí thấp để có thể rút ra bất kỳ lúc nào phục vụ cho việc làm ăn kinh doanh, đầu tư. Còn bảo hiểm nhân thọ là dự phòng rủi ro và tạo lập một quỹ dài hạn trong tương lai.

Dĩ nhiên, còn nhiều góc nhìn khác mà mình không nêu hết được trong một bài, nhưng Trần Việt đã cố gắng đặt mình vào vị trí của khách hàng để đánh giá khách quan nhất có thể về việc bạn sẽ gửi tiền vào ngân hàng hay bảo hiểm. Hy vọng bài viết giúp ích được cho bạn.

Trần Việt MB – Luôn tận tâm – Luôn hoàn thiện

Xin chúc các bạn có một gia đình hạnh phúc, ấm êm và chủ động trước những rủi ro trong cuộc sống. Nếu cần liên hệ để được hỗ trợ, hãy liên hệ với Việt qua các kênh sau nhé.

Fanpage: Trần Việt MB – Chuyên gia Bảo hiểm nhân thọ Quân đội

Youtube: Trần Việt MB Ageas

Group Đào tạo, chia sẻ về nghề bán hàng của Trần Việt MB: https://bit.ly/2lVSKtP

SĐT: 0902261286 / Email: tranviet.mbageas@gmail.com

Một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Kiến tạo ước mơ sẽ bao gồm Combo 3 trong 1:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *