quy-trai-phieu-tcbf-sut-giam

Phân tích case Quỹ trái phiếu TCBF của Techcombank sụt giảm khủng khiếp T11.2022

Phân tích case Quỹ trái phiếu TCBF của Techcombank sụt giảm khủng khiếp T11.2022

Xin chào các bạn! Với mong muốn chia sẻ những kiến thức về tài chính, đầu tư và tạo dựng một cộng đồng có nền tảng kiến thức vững chắc về tài chính, Trần Việt sẽ tiếp tục phân tích một case điển hình về việc Quỹ trái phiếu TCBF sụt giảm giai đoạn tiền suy thoái, và suy thoái kinh tế. Cụ thể như sau:

Trái-phiếu-tcbf

Gần đây, có tình trạng nhà đầu tư trái phiếu hoảng loạn, bán tháo trái phiếu bất kể tốt xấu. Như hôm 16/11, một trái phiếu trong danh mục của TCBF bị xả với giá 88K trong khi giá trị thật là 103K (mệnh giá + lãi tích lũy). Theo nguyên tắc thị trường (market to market), ngân hàng giám sát Standard Chartered của quỹ cũng định giá trái phiếu của TCBF thấp hơn giá trị thật. Nhiều trái phiếu khác có tình trạng tương tự khiến tổng NAV của TCBF giảm sâu so với báo cáo tháng 9. Kết quả là NAV/ CCQ lao dốc như hình bên dưới. Đây cũng chính là giá giao dịch mà công ty quản lý quỹ áp dụng khi nhà đầu tư chứng chỉ quỹ yêu cầu mua lại.
Lý giải cho hiện tượng này có một số nguyên nhân sau:

1. Quỹ trái phiếu TCBF sụt giảm vì cơ chế hoạt động của Quỹ mở.

Với cơ chế hoạt động của quỹ mở, khi các nhà đầu tư có nhu cầu bán chứng chỉ quỹ trái phiếu, các công ty quản lý quỹ phải thực hiện mua lại theo ngày hoặc 2 lần/tuần.

Nguồn vốn mua lại có thể đến từ các nguồn sau:

  • Phát hành và có người mua chứng chỉ quỹ mới
  • Bán trái phiếu trong quỹ để thực hiện việc mua lại của nhà đầu tư (Trường hợp này là bán rẻ).

Như vậy, cơ chế mua lại chứng chỉ quỹ nhằm mục đích bảo hộ nhà đầu tư, tuy vậy trên một thị trường chứng khoán chưa mới nổi như ở Việt Nam thì tâm lý đám đông và bầy đàn của nhà đầu tư, đã dễ dàng kéo thị trường đi xuống. Bán một chứng chỉ quỹ theo kiểu “bán tháo” và bán dưới giá trị đã đẩy giá trị thực đi xuống.

2. Quỹ trái phiếu TCBF sụt giảm do tâm lý đám đông.

“Hiệu ứng đám đông” là một sự thay đổi hoặc một hành động không có chủ đích trước của một cá nhân dưới sự tác động của nhiều cá nhân khác. Những cá nhân đó không có quan hệ với nhau nhưng đều hướng tới một đặc điểm chung nào đo. Nó có thể mang ý nghĩa tốt hoặc xấu. Nhưng trong nước ta, khi nhắc đến cụm từ này thường chúng mang một ý nghĩa tiêu cực. Những ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông thường là ảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ, hành động của một cá nhân riêng lẻ nào đó. Sau đó lan truyền đến rất nhiều cá nhân sau đó. Hiệu ứng này lan truyền đến mỗi người một cách tự nhiên. Tiêu biểu như việc các tin đồn, các thông tin tung ra cố ý nhằm mục đích “thao túng tâm lý” và trục lợi từ chính tâm lý này.

Trong bối cảnh thị trường trái phiếu hiện nay, rất nhiều nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu hoang mang, không phân biệt trái phiếu tốt xấu, muốn bán bằng mọi giá để thu tiền về. Kết quả là giá nhiều trái phiếu được chào bán thấp hơn rất nhiều so với giá trị thật (gồm mệnh giá và lãi tích lũy).

3. Quỹ trái phiếu TCBF sụt giảm định giá trái phiếu của quỹ bị hạ thấp

Đối với các khoản trái phiếu chưa bán tại Quỹ TCBF, do ghi nhận cập nhật theo giá giao dịch thị trường (market-to-market) nên các khoản chưa bán này cũng sẽ bị ghi nhận theo giá thấp, dẫn đến những khoản lỗ chưa ghi nhận (Giá trái phiếu giảm). Về cơ bản, càng bán tháo Trái phiếu và Chứng chỉ quỹ thì quỹ cũng phải bán với giá thấp hơn mặt bằng chung để lấy tiền mua lại (bán chiết khấu), điều này dẫn đến sự sụp đổ như domino giá càng ngày càng giảm. Do hầu hết trái phiếu trong danh mục đầu tư của quỹ đều niêm yết và giao dịch trên sàn, nên khi hoạt động bán tháo ra đã làm định giá của trái phiếu sụt giảm, từ đó kéo theo NAV quỹ cũng bị điều chỉnh tương ứng.

4. Quỹ trái phiếu TCBF sụt giảm do các doanh nghiệp phát hành trái phiếu đang gặp vấn đề khó khăn. 

Trên thực tế, các doanh nghiệp mà TCBF nắm giữ trái phiếu đang có những thông tin không tốt về việc kinh doanh và hiệu quả của việc sử dụng vốn từ trái phiếu. Điều này dẫn đến tâm lý hoang mang của những nhà đầu tư theo đúng tâm lý “Không có lửa làm sao có khói” . Thời điểm hiện tại các doanh nghiệp bất động sản kinh doanh khó khăn, việc thanh khoản chịu những áp lực cao khi hàng thì bán chậm, đồng thời thời gian đáo hạn trái phiếu đến dần. Đặc biệt với những doanh nghiệp có tỷ lệ phát hành trái phiếu lớn như NVL…
danh-muc-trai-phieu-tcbf

5. Nhà đầu tư cần làm gì khi Quỹ trái phiếu TCBF sụt giảm?

Khả năng trả nợ trái phiếu của Tổ chức phát hành đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản đang tạo nên đà bán tháo của các nhà đầu tư và cũng dẫn đến áp lực bán để mua lại của các Quỹ trái phiếu trên thị trường.
Tuy vậy, nhà đầu tư cũng cần biết đầu tư Chứng chỉ Quỹ, đặc biệt là Quỹ trái phiếu nên là việc đầu tư dài hạn, không nên trading ngắn hạn. Việc thị trường trái phiếu biến động rất mạnh gần đây đã khiến tâm lý hoang mang, nên không phân biệt rõ chất lượng trái phiếu/Chứng chỉ quỹ tốt xấu, miễn là có thể bán và thu được tiền về. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến Giá Chứng chỉ quỹ trong ngắn hạn, tuy nhiên khi thị trường hồi phục, thì việc các nhà đầu tư mua lại trái phiếu sẽ đẩy giá Chứng chỉ quỹ có thể hoàn toàn quay lại mức bình thường do ghi nhận giá Trái phiếu cao hơn.

Hai Quan điểm Dành cho nhà đầu tư

Một, Xác định tầm nhìn dài hạn trong đầu tư, việc bán tháo theo tâm lý đám đông không phân biệt tốt xấu cũng đã mang đến một khoản thua lỗ ngay lập tức và tạo cơ hội cho những nhà đầu tư khôn ngoan tham gia. Có cung ắt có cầu, giá giảm mạnh do ảnh hưởng của tin và nguy cơ suy thoái, thì cũng tăng mạnh khi hồi phục.
Hai, Một quỹ trái phiếu đặc biệt là TCBF luôn có sự đa dạng trong đầu tư và chuyên nghiệp trong quản lý. Nên việc vận hành trong dài hạn có thể đặt niềm tin được. Mặt khác,  việc đầu tư luôn đi kèm với rủi ro, cho dù là sản phẩm đầu tư nào, đối tượng phát hành là ai, hay thậm chí được ngân hàng bảo lãnh hay không đều có rủi ro. Nhà đầu tư cần tự chuẩn bị kiến thức thật sự vững chắc về các công cụ tài chính để tránh rủi ro bất cứ lúc nào.
Trên đây là một số quan điểm về việc Quỹ trái phiếu TCBF sụt giảm T11.2022, bài viết mang tính chia sẻ, không khuyến nghị mua bán.

Ngoài ra, mỗi sản phẩm tài chính sẽ cần được review liên tục cùng với những biến động về chính sách. Chính vì thế, bạn cần một bác sỹ tài chính có thể giúp mình kiểm soát các hoạt động một cách phù hợp. Bạn có thể liên hệ Việt nếu muốn tìm hiểu dịch vụ hoạch định tài chính cá nhân cao cấp nhé.

quy-trai-phieu-tcbf-sut-giam

Dưới đây là các thông tin liên hệ nếu trường hợp các bạn muốn hiểu rõ các dịch vụ nhé!

👉Tham gia Cộng đồng Yêu thương con cái và Quản lý tài chính gia đình và cá nhân hiệu quả: tại đây 

👉Đăng ký 30p tư vấn Hoạch định tài chính cùng chuyên gia: tại đây

Ngoài ra, bạn có thể xem các sản phẩm hiện tại chúng tôi đang support:

1. Bảo hiểm Ung thư –  Với mức đóng 5000 đồng/ ngày bảo vệ 750 triệu đồng  Tại đây

2. Bảo hiểm Bảo vệ thu nhập hàng tháng của người trụ cột trước mọi biến cố tại đây

Nếu bạn cần hiểu về các trường hợp loại trừ, không chi trả của bảo hiểm, bạn có thể xem Talkshow: tại đây

Một số bài báo có sự tham gia của mình:

1. Đừng để bảo hiểm trở thành gánh nặng

2. Sự nghiệp chuyển ngang sang Tư vấn tài chính cá nhân chuyên nghiệp

👉Kết nối với Chuyên gia Trần Việt để tư vấn, hoạch định tài chính và xây dựng giải pháp tài chính:

👉Hotline: 090.226.1286

👉Website: https://tranvietmb.com/

👉Facebook: https://www.facebook.com/tranviet.mbageas

👉Fanpage: https://www.facebook.com/tranviet.trustlife

👉Tiktok: https://www.tiktok.com/@tranviet.mb

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *