Kiến-thức-cơ-bản-về-chứng-khoán

Những lưu ý quan trọng khi bắt đáy cổ phiếu – Trần Việt MB

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt MB. Thời gian này là quãng thời gian mà virus Covid 19 hoành hành ác liệt, và đây cũng là lúc thử thách đối với các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán, khối ngoại bán ròng hơn 30 phiên, sắc đỏ phủ trùm toàn bộ bảng điện. Lúc này, Trần Việt bỗng nhớ đến câu nói:”Hãy tham lam khi người khác sợ hãi, và hãy sợ hãi khi người khác tham lam”. Tuy nhiên, liệu việc tham lam không lý trí có thực sự đem đến cho bạn lợi nhuận không? Ngày hôm nay, mình sẽ phân tích về việc bắt đáy cổ phiếu nhé.

  1. Bắt đáy cổ phiếu có lý trí

Bản chất của dòng tiền bắt đáy cổ phiếu luôn chứa đựng sự nôn nóng, vội vã và chớp thời cơ nhanh. Những dòng tiền này luôn vội khi chủ sở hữu của chúng nghĩ rằng nếu không mua giá sẽ tăng, nếu không mua thì người khác sẽ mua … và phải nhanh không sẽ mất cơ hội.

Tư duy của những người bắt đáy là được và mất, rủi ro của người này là cơ hội của người khác, và cơ hội của người khác là rủi ro của người này. Và cơ hội thường chỉ đến một lần trong đời, nên họ rất tham lam.

Những người bắt đáy thành công thường là những người có đặc điểm:

  • Dồi dào về tài chính: ở thời điểm này, tiền mặt là số một, cơ hội đến những nhiều người sẽ không còn đủ tiền mặt để tham gia cuộc chơi.
  • Sắc bén trong kinh doanh: Bạn có thể hiểu nôm na là tính học thức và kinh nghiệm, chỉ có lý trí mới giúp chúng ta kiềm chế được những cảm xúc nôn nóng vội vã để có những phán đoán chính xác.
  • Kinh nghiệm trong thương trường: Thực tế những kẻ lão luyện luôn dễ dàng điều khiển cuộc chơi, đầu tư chứng khoán là việc theo dõi và tích lũy kinh nghiệm hàng ngày.

Những người bắt đáy không thành công là:

  • Nội lực tài chính yếu
  • Muốn giàu nhanh
  • Đi vay nợ nhiều (Full Margin) : Vay nợ chỉ có hiệu quả khi điều kiện kinh tế tốt, và sẽ là cái bẫy thua cuộc cực lớn khi điều kiện kinh tế không tốt
  • Non nớt trong thường trường.

2. Bắt đáy cổ phiếu có học thức

Đầu tiên, các bạn cần phải có những công cụ phục vụ cho việc bắt đáy.

  • Công cụ thống kê: Những nghành nghề nào giảm mạnh nhất trong đợt dịch này. Bạn cần phải xem trong số các nghành như dầu khí, hàng không, thủy sản, bán lẻ, chứng khoán, ngân hàng, bất động sản thì nghành nghề nào bị suy thoái nhất, để chọn nghành giảm nhất và bắt đáy
  • Công cụ phân tích: Khi đã chọn được nghành nghề giảm nhất để bắt đáy, hãy chọn doanh nghiệp có tiềm năng nhất để bắt đáy thông qua việc phân tích, Những doanh nghiệp có cấu trúc tài sản tốt, cấu trúc vốn tốt, vay nợ ít (đòn bẩy quá đà), nhiều tiền (tài sản ngắn). Thứ hai bạn cần đánh giá đó là những doanh nghiệp khỏe về dòng tiền được thể hiện bằng việc bán được hàng (doanh thu và lợi nhuận tốt) và thu được tiền (hàng tồn kho, khoản phải thu vừa phải). Một trong những yếu tố khỏe về dòng tiền chính là bán được hàng có tốt không, nhưng khi bán được thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, nếu lợi nhuận cao thể hiện mô hình kinh doanh hoàn thiện chuỗi giá trị, và có lợi thế cạnh tranh trên thị trường (thắng được thằng khác).
  • Công cụ kỹ thuật: Là phân tích kỹ thuật, là xung lực tăng giảm của giá cổ phiếu. Ở đây mình chỉ chú trọng đến các chỉ số cơ bản thôi. Cụ thể, Chỉ số RSI thể hiện xung lực của cổ phiếu trong một thời gian ngắn, và chỉ số RSI mà Trần Việt thường chọn trung bình dưới 20, hoặc tiệm cận RSI 20. Khi thị trường chứng khoán hoảng loạn, margin call, khủng hoảng, thì rất phù hợp cho các cổ phiếu giao dịch dưới RSI 20. Thứ hai bạn có thể lựa chọn những doanh nghiệp có khối lượng giao dịch đột biến hơn so với trung bình của 10 phiên, 20 phiên, 30 phiên, 50 phiên và nhiều phiên liền trước đó để xác định dòng tiền có vào những cổ phiếu dạng này hay không? Thường những doanh nghiệp đáp ứng cả RSI và Khối lượng giao dịch thuộc nhóm vừa khỏe về tài chính và khỏe về kinh doanh. Và dĩ nhiên, đối với những doanh nghiệp mạnh như thế này, thì việc down giá trong khủng hoảng nằm ngoài tầm kiểm soát của họ, nhưng họ lại đang làm rất tốt những việc họ có thể kiểm soát. Nên việc hồi phục là chắc chắn.

3. Bắt đáy cổ phiếu có bản lĩnh

Là việc bạn biết dừng đúng lúc so với người khác. Việc tham gia đầu tư chứng khoán về sâu xa là việc rèn luyện cảm xúc và bản lĩnh trước những biến động về thị trường, chính vì thế, tham lam những biết điểm dừng sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội hơn việc tham lam không kiểm soát.

Chúc các bạn thành công

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *